Thực tế Hệ thống cơ sở đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 35 - 37)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tế Hệ thống cơ sở đào tạo nghề

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực dạy nghề và dành nhiều sự đầu tư nhiều cho việc phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề về cả số lượng và chất lượng với các loại hình cơ bản như:

- Trường Cao đẳng nghề: Đào tạo nghề dài hạn (trình độ cao đẳng nghề) từ 1 đến 3 năm tuỳ theo trình độ đầu vào của học viên, cấp bằng nghề. Ngồi ra, trường cũng có thể ĐTN ở trình độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và các khoá đào tạo ngắn hạn thường xuyên, cấp chứng chỉ nghề.

- Trường Trung cấp nghề: Đào tạo nghề dài hạn trình độ Trung cấp nghề, cấp bằng nghề; trình độ sơ cấp nghề, các khố đào tạo ngắn hạn thường xuyên, cấp chứng chỉ nghề.

- Trung tâm dạy nghề: Đào tạo nghề ngắn hạn dưới 1 năm.

- Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề: Đào tạo nghề ngắn hạn dưới 1 năm, cấp chứng chỉ nghề.

- Các trường Cao đẳng, Trung học chun nghiệp có dạy nghề: Đào tạo nghề trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và các khoá đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn.

Theo Tổng cục Dạy nghề, mạng lưới cơ sở dạy nghề có quy mơ đào tạo năm 2011 khoảng 1.890.000 người, tăng 6,4% so với kế hoạch năm 2010. Trong đó, số lượng người trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề là 520.000 người, tăng 17% so với năm 2010; Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng là 1.370.000 người (tăng 4% so với năm 2010), trong đó hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nơng thơn theo chính sách của Chính phủ. Duy trì tổ chức ĐTN chất lượng cao cho sinh viên cao đẳng nghề theo chương trình đào tạo tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Công tác xã hội hóa được đẩy mạnh, cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập chiếm 38% và tỷ lệ học sinh ngồi cơng lập chiếm 35,6%, nguồn lực huy động ngoài ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 37%. Nhiều mơ hình dạy nghề đa dạng và sáng tạo như dạy nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề cho các khu công nghiệp, cho lao động nông thơn, bộ đội xuất ngũ…đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Chất lượng dạy nghề đã từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động do các điều kiện bảo đảm

chất lượng được cải thiện đáng kể (tỷ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp tìm được việc làm khoảng 70%-85%, tỷ lệ này ở một số nghề và tại một số trường thuộc doanh nghiệp đạt trên 90%). Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề và các văn bản dưới luật được ban hành tạo cơ sở pháp lý quan trọng hình thành hệ thống dạy nghề với các trình độ Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động dạy nghề phát triển ổn định, đi vào nề nếp. Đồng thời Luật quy định những chính sách quan trọng về đầu tư, về trách nhiệm của doanh nghiệp với dạy nghề, về xã hội hóa, về hỗ trợ phát triển dạy nghề tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ học nghề cho người nghèo, người dân tộc, phụ nữ, người tàn tật khuyết tật và các đối tượng chính sách khác; quy định về việc đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng...

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)