Giải pháp hợp tác nhằm tăng cường nguồn nhân –tài – vật lực cho đào

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 95 - 96)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hợp tác giữa trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc

4.2.2. Giải pháp hợp tác nhằm tăng cường nguồn nhân –tài – vật lực cho đào

đào tạo nghề

a. Về tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo.

Hợp tác với khối doanh nghiệp là một giải pháp hữu hiệu để tranh thủ nguồn tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề cả về số lượng, chất lượng và tính cập nhật. Giải pháp cho vấn đề này như sau:

- Nhà trường tiếp tục chủ động liên hệ với doanh nghiệp để quyên nhận số tài chính đầu tư cho ĐTN trong việc hợp tác đào tạo; chủ động hợp tác với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề để tổ chức đào tạo nhằm tranh thủ (miễn phí) các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp này cho việc đào tạo thực hành và thực tập sản xuất. Trường hợp các học viên đến thực tập tại doanh nghiệp và làm ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ trích một phần doanh thu đó trả cho nhà trường để đầu tư trở lại cho đào tạo.

- Doanh nghiệp sản xuất phải lên kế hoạch đào tạo, tuyển dụng mới, đào tạo lại, đào tạo tiếp (bồi dưỡng nâng cao) đội ngũ lao động kỹ thuật hiện có. Hoạch tính kinh phí cần cho đào tạo để đầu tư trong từng năm. Đưa kế hoạch sản xuất và đào tạo nhân lực vào kế hoạch hoạt động trong năm một cách nhịp nhàng, linh hoạt để sẵn sàng hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề khi cần thiết.

b. Về nhân lực.

Hợp tác với khối doanh nghiệp là một biện pháp tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy thực hành (hướng dẫn thực tập sản xuất) có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất thực tiễn. Giải pháp liên kết ở đây là:

- Nhà trường chủ động ký hợp đồng với các kỹ thuật viên, cơng nhân bậc cao có kinh nghiệm sản xuất lâu năm để giảng dạy, hướng dẫn thực hành

cơ bản và thực tập sản xuất. Đặc biệt là khi có sự hợp tác đào tạo tại trường và doanh nghiệp, học sinh thực tập sản xuất ngay trên dây chuyền ở nhà máy của doanh nghiệp.

- Nhà trường thường xuyên mời các cán bộ của doanh nghiệp tham dự các buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp với học viên về những công nghệ sản xuất mới của doanh nghiệp để giúp học viên cập nhật kiến thức mới và tích luỹ kinh nghiệm.

- Các doanh nghiệp đưa việc hướng dẫn thực tập sản xuất cho học sinh vào kế hoạch hoạt động của nhà máy. Phân công kỹ thuật viên, công nhân bậc cao hướng dẫn thực tập sản xuất cho học sinh trong quá trình hợp tác đào tạo. Chi phí trả tiền cơng cho người hướng dẫn thực tập sản xuất được tính vào số tiền đầu tư cho đào tạo nghề của doanh nghiệp. Trường hợp các học viên đến thực tập mà làm ra sản phẩm, sẽ trích một phần doanh thu đó trả cơng cho người hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)