Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề:

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 28 - 35)

6. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề:

1.1.3.1. Nội dung và hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực ĐTN

Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong ĐTN đang được hiểu với nhiều ý nghĩa, khía cạnh khác nhau ở những mức độ khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, khái niệm “hợp tác” được hiểu là mọi quan hệ tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, hợp thành một hệ thống ĐTN thống nhất và phù hợp, trong đó chức năng của hệ thống được tích hợp từ hai bộ phận tạo thành là nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng ĐTN.

- Mục tiêu đào tạo - Chương trình, giáo trình

- Giáo viên, học viên, cán bộ quản lý - Tài chính, cơ sở vật chất - Tổ chức và quản lý QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

Điều kiện môi trường đào tạo nghề

* Hợp tác về tổ chức đào tạo

Nội dung hợp tác phổ biến giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp hiện nay là hợp tác trong việc tổ chức đào tạo, tức là việc đào tạo (dạy nghề) cho học viên sẽ được thực hiện bởi cả hai chủ thể là nhà trường và doanh nghiệp. Nội dung, thời gian đào tạo mà mỗi chủ thể phải thực hiện tuỳ thuộc vào sự thoả thuận, phân cơng ban đầu. Chương trình đào tạo của từng nghề, nguồn lực về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất… của từng chủ thể là căn cứ để phân chia công việc mà nhà trường hay doanh nghiệp phải thực hiện trong tồn khố đào tạo. Thơng thường, việc đào tạo lý thuyết sẽ do nhà trường thực hiện cịn phía doanh nghiệp sẽ đảm nhận việc dạy thực hành. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi bên trong quá trình hợp tác, việc tổ chức đào tạo sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau hay nói cách khác là hình thức đào tạo sẽ khác nhau.

* Hợp tác về tài chính và cơ sở vật chất

Hợp tác về tài chính là phía doanh sẽ hỗ trợ trực tiếp (hoặc gián tiếp) cho nhà trường một phần (hoặc tồn bộ) kinh phí ĐTN cho học viên .

Trên thế giới hiện nay, việc doanh nghiệp đóng góp kinh phí cho ĐTN rất phổ biến, thậm chí là bắt buộc ở một số nước nếu doanh nghiệp muốn sử dụng lao động đã qua ĐTN. Mức độ hợp tác về tài chính giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề tuỳ thuộc quy định của từng quốc gia và khả năng tài chính cũng như nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều kiểu hợp tác tài chính, tiêu biểu là các kiểu hợp tác như sau:

- Doanh nghiệp tới các trường để tuyển lao động, sau khi tuyển dụng xong họ trả lại tiền đào tạo cho Nhà nước. Căn cứ vào số lượng lao động mà doanh nghiệp tuyển dụng, Nhà nước lại chuyển số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào cho nhà trường (mơ hình hợp tác tại Hàn Quốc).

- Căn cứ nhu cầu sử dụng lao động của mình, doanh nghiệp đặt hàng với nhà trường và chi trả tồn bộ kinh phí đào tạo cho nhà trường. Người lao

động sau khi được đào tạo sẽ làm việc cho doanh nghiệp (việc tuyển sinh có thể do nhà trường thực hiện hoặc do doanh nghiệp tuyển người và gửi đến trường để học).

- Hàng năm, doanh nghiệp cấp một lượng học bổng nhất định cho các học viên của trường. Nhà trường sẽ có những ưu tiên trong việc giới thiệu học viên sau khi tốt nghiệp tới làm việc tại doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp khi sử dụng học viên đã tốt nghiệp phải nộp cho trường nghề hoặc cho Nhà nước một khoản thuế (thuế học nghề) bằng 0,5% quỹ lương của doanh nghiệp. Trong đó, 0,2% cho trường và 0,3% cho cán bộ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề (mơ hình đào tạo kết hợp điển hình tại Pháp).

- Trường hợp các học viên đến thực tập tại doanh nghiệp và làm ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ trích một phần doanh thu đó trả cho nhà trường để đầu tư trở lại cho đào tạo.

- Doanh nghiệp đầu tư thiết bị, phương tiện thực hành cho nhà trường đối với những nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động.

- Doanh nghiệp cho nhà trường tận dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng của chính doanh nghiệp để tổ chức đào tạo thực hành (bao gồm cả thực hành cơ bản và thực tập sản xuất).

* Hợp tác về nhân sự.

Hợp tác về nhân sự bao gồm có hợp tác về giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định sự đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Thông thường, khi kết hợp về mặt giáo viên giữa nhà trường và doanh nghiệp thì sự kết hợp đó được biểu hiện dưới các hình thức như sau:

- Các trường ĐTN sẽ cung cấp toàn bộ đội ngũ giáo viên giảng dạy lý thuyết và chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo các nội dung lý thuyết của khoá học. Các doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo phần thực hành với đội ngũ giáo viên dạy thực hành là các cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp.

- Nhà trường tổ chức đào tạo cả lý thuyết và thực hành cơ bản. Cuối khoá học, khi học viên bước vào giai đoạn thực tập sản xuất (thực tập tốt nghiệp), doanh nghiệp sẽ cử những công nhân lành nghề hoặc kỹ sư hướng dẫn trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp mời giáo viên tại các cơ sở đào tạo tới giảng dạy trực tiếp tại các lớp học do doanh nghiệp tự tổ chức. Hình thức này thường áp dụng cho các lớp học ngắn hạn nhằm đào tạo lại hoặc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho người lao động của doanh nghiệp.

- Nhà trường mời các cán bộ của doanh nghiệp tham dự các buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp với học viên về những công nghệ sản xuất mới của doanh nghiệp để giúp học viên cập nhật kiến thức mới và tích luỹ kinh nghiệm.

Cùng với đội ngũ giáo viên, các cán bộ quản lý của nhà trường cũng phải liên kết chặt chẽ với cán bộ quản lý của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo kết hợp nhằm tổ chức và quản lý việc đào tạo có hiệu quả hơn.

* Hợp tác về thiết kế và xây dựng chƣơng trình đào tạo.

Thiết kế, xây dựng chương trình ĐTN phải đảm bảo sự quản lý, điều phối và sử dụng của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu thực tiễn của sản xuất và thị trường lao động. Việc xây dựng chương trình đào tạo sát hơn với yêu cầu thực tiễn của nền sản xuất hiện đại làm cho chất lượng ĐTN được đánh giá là cao hơn. Muốn như vậy, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Mỗi chương trình đào tạo phải được xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia về phát triển tài liệu, cán bộ có nghiệp vụ chun mơn, giáo viên có trình độ - kinh nghiệm giảng dạy và các chuyên gia thực tiễn của các doanh nghiệp. Hình thức hợp tác xây dựng chương trình tiêu biểu là: Căn cứ theo chương trình khung thống nhất của Nhà nước, nhà trường phối hợp với khối cơ quan quản lý Nhà nước về ĐTN xây dựng Chương trình đào tạo lý thuyết; phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp, phịng cơng nghiệp và doanh nghiệp xây dựng chương trình đào

tạo thực hành có định hướng theo u cầu phát triển cơng nghệ sản xuất của các doanh nghiệp.

Hợp tác xây dựng chương trình đào tạo giữa nhà trường, doanh nghiệp và cơ quan quản lý của Nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng ĐTN, đảm bảo mục tiêu “đào tạo những cái xã hội cần chứ không phải đào tạo những cái mà mình có”.

* Hợp tác về thông tin.

Hợp tác về thông tin tức là phải thiết lập các kênh thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp. Các thông tin về nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng lao động cũng như ngành nghề đào tạo là một trong những căn cứ để các trường xác định qui mô, cơ cấu đào tạo, nội dung đào tạo. Đồng thời, các trường cũng dựa vào các thông tin phản hồi của doanh nghiệp khi sử dụng lao động được đào tạo bởi nhà trường để có những điều chỉnh phù hợp chương trình đào tạo.

Hợp tác về mặt thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp trong ĐTN có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Tiêu biểu như sau:

- Các doanh nghiệp báo cáo định kỳ về nhu cầu sử dụng lao động tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp hay phịng cơng nghiệp. Các trường có thể thu thập thơng tin từ các tổ chức này để tổng hợp và xác định qui mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, xu hướng đổi mới ngành nghề, công nghệ sản xuất để có những điều chỉnh và đầu tư kịp thời về nội dung, chương trình đào tạo cũng như phương tiện, thiết bị giảng dạy và giáo viên.

- Hằng năm, nhà trường tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, thu thập thơng tin phản hồi từ phía doanh nghiệp khi sử dụng lao động được đào tạo…

- Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoặc tổ chức hội thảo, phổ biến về các công nghệ sản xuất mới… giữa nhà trường và doanh nghiệp.

1.1.3.2. Tăng cường hợp tác giữa trường và doanh nghiệp nâng cao chất lượng ĐTN

Như đã phân tích, chất lượng ĐTN được đảm bảo bởi một hệ thống các yếu tố, trong đó cơ bản là các yếu tố như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; tổ chức và quản lý đào tạo; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; tài chính… Nếu chất lượng của các yếu tố này được nâng cao thì chất lượng ĐTN sẽ được nâng cao.

Hợp tác đào tạo giữa trường và doanh nghiệp sẽ tác động cơ bản, toàn diện tới chất lượng của tất cả các yếu nói trên. Cụ thể là:

- Khi có sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp thì mục tiêu, nội dung chương trình được xây dựng sát hơn với yêu cầu thực tiễn của những người sử dụng lao động.

- Đa số đội ngũ giáo viên ở các cơ sở ĐTN được đào tạo cơ bản, đạt chuẩn của Nhà nước đề ra, song kinh nghiệm sản xuất trực tiếp và việc làm thì chưa thành thục bằng những người thợ cả tại các cơ sở sản xuất. Khi nhà trường và doanh nghiệp kết hợp đào tạo sẽ tận dụng được thế mạnh của cả phía nhà trường và doanh nghiệp. Đội ngũ giáo viên cho ĐTN được tăng lên cả về qui mô và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ giáo viên thực hành, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

- Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại các cơ sở đào tạo chủ yếu được chọn ra từ đội ngũ giáo viên. Khi hợp tác với các doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý được bổ sung từ phía doanh nghiệp. Điều này rất có lợi cho việc tổ chức, quản lý quá trình đào tạo, đặc biệt là các khâu tuyển sinh, thực tập sản xuất, việc làm, tham gia xây dựng chương trình…

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng ĐTN. Hợp tác đào tạo với doanh nghiệp thì cơ sở vật chất phục vụ đào tạo sẽ tăng lên, thiết bị phục vụ đào tạo được cập nhật, tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Đồng thời giúp học viên tiếp cận với thực tế thiết bị hiện đại đang vận hành, dây chuyền sản xuất hiện đại.

- Tài chính phục vụ ĐTN gồm các nguồn từ ngân sách, học phí, các nguồn thu và hỗ trợ khác. Hiện nay, ngân sách nhà nước cấp rất hạn chế và ở mức thấp so với quốc tế. Khi có sự hợp tác về mặt tài chính, doanh nghiệp sẽ đầu tư và đóng góp một phần kinh phí cho đào tạo học viên (mà họ sẽ sử dụng) để phát triển nguồn nhân lực.

- Giới thiệu và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là một dịch vụ quan trọng dành cho học sinh học nghề. Nếu có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ góp phần khắc phục tình trạng thất nghiệp của những học viên học nghề. Học viên được đào tạo sẽ có địa chỉ sự dụng hoặc tối thiểu là được đào tạo theo “cầu” của thị trường lao động. Từ đó giúp người học an tâm học tập, nâng cao chất lượng đào tạo và giảm lãng phí cho xã hội.

Tóm lại, thiết lập sự hợp tác giữa trường và doanh nghiệp trong ĐTN sẽ cải thiện các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng ĐTN.

Tăng cường sự hợp tác giữa trường và doanh nghiệp (tăng cường quan hệ trường – ngành) mang lại lợi ích cho cả nhà trường, học viên, doanh nghiệp và xã hội, cụ thể như sau:

* Lợi ích đối với doanh nghiệp (ngành):

- Các doanh nghiệp (ngành) sẽ tiết kiệm được kinh phí và thời gian đào tạo lại lao động do chất lượng sinh viên tốt nghiệp tốt hơn khi có sự liên kết giữa trường và doanh nghiệp trong đào tạo;

- Nguồn cung lao động có tay nghề tăng lên, lực lượng lao động có khả năng thích nghi cao với cơng nghệ và môi trường làm việc mới tăng lên sẽ tạo ra các cơ hội tuyển dụng tốt hơn, giảm bớt sự thiếu hụt kỹ năng cho doanh nghiệp;

- Các công nhân lành nghề bậc cao của doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển năng lực lãnh đạo khi họ tham gia vào việc tư vấn, dạy thực hành nghề…

* Lợi ích đối với trƣờng dạy nghề:

- Xây dựng và duy trì được các chương trình đào tạo có chất lượng và phù hợp với yêu cầu thực tiễn;

- Xác định những thay đổi và nguồn lực cần có tốt hơn, từ đó lập kế hoạch – chiến lược một cách hiệu qủa hơn, đưa ra những quyết định xác đáng hơn;

- Tạo ra nhiều cơ hội được nhận các tài trợ về thiết bị và các nguồn lực cho đào tạo, tăng tiềm năng tạo thu nhập;

- Có cơ hội tiếp cận với những nghề nghiệp mới, hiểu sâu sắc hơn về những nhu cầu trong cơng việc của nghề và ngành, từ đó lựa chọn sự ưu tiên đào tạo cụ thể cho từng nghề để tăng khả năng có việc làm của học sinh tốt nghiệp, tăng cơ hội việc làm với mức lương cao;

- Thúc đẩy phát triển theo kịp tốc độ của ngành và cộng đồng, tạo điều kiện chuyển đổi giáo dục - đào tạo sang kiểu đào tạo hướng cầu;

- Trở thành đối tác trong hoạt động kinh tế cuả cộng đồng…

* Lợi ích đối với học sinh học nghề:

- Có nhiều cơ hội lựa chọn để phát triển các lĩnh vực chun mơn hố, sẵn sàng đáp ứng công việc khi tốt nghiệp;

- Tăng khả năng có việc làm và những cơ hội đến với những cơng việc có thu nhập cao hơn, cải thiện mức sống của gia đình và bản thân;

- Chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập suốt đời…

* Lợi ích đối với Chính phủ (cộng đồng):

- Tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tạo ra nhiều thuận lợi trong việc hoạch định chính sách, chiến lược về giáo dục - đào tạo cũng như các chiến lược về sắp xếp việc làm;

- Những lợi ích kinh tế của một lực lượng lao động có tay nghề bao gồm nguồn thu nhập gia đình tăng, tiêu chuẩn sống tốt hơn và mức độ hài lịng về cơng việc cao hơn. Doanh thu của Chính phủ cũng tăng cùng với sự gia tăng của các hoạt động kinh tế, dẫn tới các lợi ích xã hội được cải thiện.

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)