Khái quát về đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 51)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam, vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang, cách thủ đơ Hà Nội 31 km về phía Đơng Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, có các đường giao thơng lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngồi.

Với địa lý thuận lợi, cơng tác đào tạo, hoạt động nghề và thị trường lao động của tỉnh Bắc Ninh như sau:

3.1.1. Tình hình hoạt động nghề

* Đối với các làng nghề.

- Tình hình các làng nghề hiện nay:

Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động làng nghề ở Bắc Ninh đã có bước nhảy vọt lớn, sơi động chưa từng thấy. Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng... Các làng nghề ở Bắc Ninh đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết

công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ).

- Phƣơng hƣớng hoạt động của các làng nghề:

+ Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh. Đồng thời, cần có chính sách đầu tư liên kết, hợp tác giữa các làng nghề với nhau, giữa làng nghề với cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và với các doanh nghiệp công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu thụ sản phẩm; góp phần tạo việc làm cho người lao động ngay tại địa phương và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo quan điểm "Ly nông bất ly hương".

+ Phát triển làng nghề cần theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu, mơ hình tổ chức sản xuất, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với công nghệ cổ truyền trong các làng nghề gắn với vấn đề bảo vệ môi trường; nhu cầu thị trường, sản phẩm của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài.

* Đối với các khu cơng nghiệp. - Tình hình các khu cơng nghiệp:

Đến nay Bắc Ninh đã hoàn thiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2015. Định hướng đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 15 KCN, tổng diện tích 7.525ha (KCN 6.541ha và Khu đơ thị 984ha), trong đó: 10 KCN đã xây dựng, đi vào hoạt động với số vốn đầu tư hạ tầng 587 triệu USD, giải ngân đạt trên 50%; tỷ lệ lấp đầy 45,88% trên diện tích quy hoạch chi tiết được duyệt, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất đã thu hồi là 65%. Điển hình là các khu cơng nghiệp n Phong, Quế Võ, Tiên Sơn…

Với 205 dự án đi vào hoạt động năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 45-50%, giá trị xuất khẩu chiếm 85-90% toàn tỉnh, thu hút gần 50.000 lao động trực tiếp. Các dự án FDI có cơng nghệ tiên tiến, quy mơ đầu tư lớn của các Tập đoàn đa quốc gia như: Canon, Samsung, ABB... vào các lĩnh vực

điện, điện tử, viễn thông đã đi vào hoạt động, đang tiếp tục đầu tư mở rộng sẽ tạo ra sự đột phá về giá trị sản xuất, xuất khẩu, sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao và tăng thu ngân sách.

- Phƣơng hƣớng của các khu công nghiệp đến năm 2015 :

Đến năm 2015, tập trung xây dựng phát triển các KCN-Đơ thị đã được Chính phủ phê duyệt theo hướng hiện đại với công nghệ cao, công nghệ sạch. Đặc biệt phải làm rõ được ngành công nghiệp mũi nhọn là điện, điện tử, cơ khí chính xác. Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 65- 70%, giá trị xuất khẩu chiếm 90-95% toàn tỉnh; thu hút lao động đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN, phát triển hệ thống hạ tầng xã hội nhằm “giữ chân” người lao động, góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội.

3.1.2. Tình hình dạy nghề

Với dân số hơn 1,1 triệu người, Bắc Ninh có số lao động đang làm việc là 725.476 người. Ước tính trong năm 2011 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 48% và tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực nông thôn là 38%. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60% và tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực nông thôn là 45%. Hiện nay, 100% các huyện, thị xã và thành phố đều có trung tâm dạy nghề.

Bảng 3.1: Kế hoạch tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2008 – 2011 tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

STT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Cao đẳng nghề 1.500 1.800 2.100 2.500

2 Trung cấp nghề 2.000 2.500 2.800 3.100

3 Sơ cấp nghề 5.527 6.895 7.189 7.500

4 Nghề < 3 tháng 7.983 10.540 10.986 11.215

5 Tổng số: 17.010 21.735 23.075 24.315

3.2. Thực trạng đào tạo nghề ở trƣờng Cao đẳng Cơng nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Q trình xây dựng và cơ sở pháp lý đào tạo nghề của nhà trường

Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định thành lập số 906/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 02 năm 2006 với tên trường là Trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ Bắc Hà. Đến ngày 11 tháng 08 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 4103/QĐ-BGD&ĐT để đổi tên thành Trường Cao đẳng Cơng nghệ Bắc Hà hoạt động theo mơ hình tư thục tự cân đối thu chi dưới sự quyết định của Hội đồng quản trị.

Giấy phép đào tạo nghề số 20/2006/GCNDN-LĐTBXH ngày 25/8/2006 của Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số 23/2009/GCN-ĐKHĐDN ngày 26/5/2009 của Tổng cục dạy nghề. Thông tư số 214/2011/TT-BQP ngày 15/12/2011 của Bộ quốc phịng về Ban hành mức chi phí đào tạo một số nghề theo 03 cấp trình độ cho bộ đội xuất ngũ học nghề, do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh giao quyền đào tạo theo sao y bản chính số 07/BCH-SY ngày 16/01/2012.

3.2.2. Phương hướng phát triển

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 của Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 84/2003/QĐ-UB ngày 17/9/2003 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003 - 2010. Các trường dạy nghề Bắc Ninh đã đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường lao động tại Bắc Ninh và vùng phụ cận với nhiều ngành nghề, các hệ ĐTN khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu của người học và đạt được các tiêu chí phát triển nguồn lực của tỉnh Bắc Ninh cũng như tạo được nguồn nhân lực trên cả nước, việc thành lập trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà - Bắc Ninh là phù hợp với phương hướng trên.

Với cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên hiện có, trường Cao đẳng Cơng nghệ Bắc Hà - Bắc Ninh khi thành lập sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ ĐTN theo 3 cấp trình độ là: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh bao gồm: Học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và bộ đội xuất ngũ.

Căn cứ vào cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, một số nghề trường đang đào tạo bậc trình độ Trung cấp ( TC), Cao đẳng(CĐ) và Sơ cấp (SC) nghề gồm:

Bảng 3.2: Ngành đào tạo và hệ ĐTN của trƣờng Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh

TT Ngành đào tạo Hệ đào tạo

1 Khoa Tin học ứng dụng CĐ, TC, SC

2 Khoa điện công nghiệp CĐ, TC, SC

3 Khoa kỹ thuật công nghệ điện, điện tử CĐ, TC, SC

4 Khoa cơng nghệ cơ khí CĐ, TC, SC

5 Khoa kế toán doanh nghiệp CĐ, TC, SC

6 Khoa công nghệ kỹ thuật xây dựng CĐ, TC, SC

7 Khoa lái xe ô tô SC

Nguồn: Phòng đào tạo nhà trường năm 2012

Về chương trình khung cho từng ngành, nghề, nhà trường thực hiện theo quy định của nhà nước về mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức chung (các môn chung, kiến thức văn hóa bổ trợ, kiến thức cơ bản, kỹ thuật cơ sở và chuyên môn) và kỹ năng chung của tất cả các nghề, thời lượng của từng môn, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành bảo đảm mục tiêu của từng nghề đào tạo. Nhà trường tổ chức đào tạo hệ Cao đẳng nghề với thời gian 3 năm; hệ Trung cấp nghề tuyển sinh Trung học cơ sở thời gian đào tạo 36 tháng, tốt nghiệp phổ thông Trung học phổ thông thời hạn tối đa 24 tháng; hệ Sơ cấp từ 3- 9 tháng.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, trƣờng đã xây dựng và thực hiện phƣơng hƣớng phát triển nhƣ sau:

Giai đoạn 1 : Từ tháng 8/2006 – 2010.

Nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển hệ Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp nghề; xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị, công nghệ cho dạy học; tuyển chọn đội ngũ giảng viên cho dạy nghề; khảo sát thực tế nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp và nhu cầu học nghề ở các trường phổ thông Trung học. Kế hoạch tuyển sinh từ 2006 đến năm 2010 đạt từ 600 – 900 sinh viên hệ Cao đẳng , Trung cấp từ 700 - 1100 sinh viên và 1000- 1500 học viên hệ sơ cấp. Kế hoạch này đã hoàn thành xuất sắc.

Ngay từ khi thành lập trường, theo chỉ đạo của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh cho phép đào tạo các nghề ngắn hạn và hệ Trung cấp gồm: Kế toán doanh nghiệp, Tin học, sửa chữa và lắp ráp máy tính, sửa chữa điện nước, sửa chữa ôtô xe máy, điện dân dụng và công nghiệp, điện tử dân dụng và công nghiệp, lái xe ô tô…

Tháng 11 năm 2006, Trường được Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động thương binh và xã hội) cấp 800 chỉ tiêu đào tạo trình độ Trung cấp nghề và 500 chỉ tiêu trình độ Cao đẳng nghề với các ngành nghề: Điện dân dụng và công nghiệp, Điện tử dân dụng và công nghiệp, Tin học ứng dụng, sửa chữa ơtơ, kế tốn doanh nghiệp…

- Giai đoạn 2: Từ năm 2011 đến 2015:

Ổn định về cơ sở vật chất; đẩy mạnh việc mua sắm trang thiết bị dạy học công nghệ cao nhằm phục vụ tốt cho dạy và học; nâng cao chất lượng đào tạo để tỷ lệ bằng tốt nghiệp loại khá giỏi được tăng lên; xây dựng thị trường lao động thường xuyên trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh để đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước; mở rộng và tăng quy mô tuyển sinh từ 3500 – 4000 sinh viên và bộ đội xuất ngũ, trong đó :

- Hệ Trung cấp nghề : Từ 1500 - 2000 - Hệ Sơ cấp nghề: Từ 1800 - 2500

3.2.3. Hoạt động đào tạo hiện nay

* Cơ sở pháp lý thực hiện đào tạo.

Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09.01.2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề.

Căn cứ Thông tư số 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04.01.2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thành lập, đăng ký hoạt động và chia, tách, sát nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ trường Cao đẳng;

Căn cứ và Luật dạy nghề số 76/2006/QH 11 được Quốc hội n ư ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Khố XI, kỳ họp thứ 10 thơng qua;

Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 10 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường Cao đẳng, trường Trung cấp nghề;

Căn cứ Giấy phép đào tạo nghề số 20/2006/ CNDN-LĐTBXH ngày 25/8/2006 của Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh;

Căn cứ Quyết định số 14/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy;.

Căn cứ QĐ số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2008 Về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề của Bộ Lao động Thương binh và xã hội;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ng ày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

* Cơ sở pháp lý về hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề: - Về các văn bản:

Bản thỏa thuận về chương trình “ Trải nghiệm cơng việc thực tế” của sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà tại công ty Canon Việt Nam; công ty sản xuất thiết bị điện Chinghai - Hà Nội, công ty Tabuchi Nhật bản - Việt Nam tại khu Công nghiệp Tiên Sơn,Từ Sơn, Bắc Ninh từ năm 2009 đến nay.

Bản thỏa thuận số 10-05-2012/SEV- CDCNBH về việc bố trí sinh viên thực tập hướng nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung electronics Việt Nam tại khu Công nghiệp Yên Phong I, Yên Trung , Yên Phong, Bắc Ninh.

- Nội dung thỏa thuận:

Quy định về thời gian hợp tác;

Địa điểm đào tạo và trải nghiệm của sinh viên tại các doanh nghiệp; Nội dung đào tạo và trải nghiệm của sinh viên tại các doanh nghiệp; Chế độ của các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, chế độ ăn trưa, nơi ở, việc đưa đón cho sinh viên trải nghiệm và hỗ trợ kinh phí cho nhà trường trong công tác đào tạo sinh viên ở nhà trường;

Quy định theo dõi, đánh giá kết quả chuyên môn và rèn luyện ý thức đạo đức của sinh viên trong quá trình học tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp;

Các quy định khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên trong quá trình được đào tạo và trải nghiệm tại doanh nghiệp.

Tóm lại: Nội dung thỏa thuận giữa nhà trường và doanh nghiệp trong

việc hợp tác đào tạo sinh viên là rất hợp lý, phù hợp với yêu cầu hiện nay đã phát huy cao được vai trò mỗi bên, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với thực tế sớm hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các em. Từ đó giúp các em có klhar năng tìm được việc làm ngay từ khi mới tốt nghiệp.

* Cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng gồm:

- Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát

- Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng - Các Phịng, Ban, Khoa

- Hội đồng khoa học và đào tạo.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức đào tạo nghề của trƣờng

* Nhiệm vụ đào tạo.

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà là cơ sở đào tạo hệ Cao đẳng nghề tư thục, có chức năng, nhiệm vụ như sau:

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)