Các kiểu tổ chức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 37 - 40)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Các kiểu tổ chức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp

Mối quan hệ về mặt tổ chức hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp chi phối rất nhiều tới mức độ, hình thức cũng như hiệu quả hợp tác giữa hai đối tượng này trong lĩnh vực đào tạo nghề. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều kiểu quan hệ giữa trường nghề và doanh nghiệp song có thể gộp lại thành ba nhóm quan hệ chủ yếu như sau:

* Tổ chức trƣờng nằm trong doanh nghiệp:

Trường nghề nằm trong (thuộc) doanh nghiệp tức là nhà trường được coi như một phân xưởng đào tạo của doanh nghiệp, chịu sự quản lý trực tiếp của doanh nghiệp và do doanh nghiệp cấp kinh phí hoạt động. Kiểu tổ chức này thường chỉ có ở một số tập đồn, doanh nghiệp lớn được cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cho phép mở các trường ĐTN trực thuộc doanh nghiệp của họ.

Với kiểu tổ chức này, quá trình ĐTN mang một số đặc điểm như sau: - Giáo viên hầu hết là kỹ sư, công nhân giỏi của doanh nghiệp được cử làm chuyên trách về đào tạo;

- Tuyển sinh chủ yếu theo yêu cầu phát triển nhân lực của doanh nghiệp và một phần là đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp khác (nếu đủ điều kiện). Vì vậy, hầu hết học sinh tốt nghiệp đều được doanh nghiệp bố trí sử dụng ngay;

- Chương trình đào tạo có thể theo chương trình quốc gia hoặc theo yêu cầu riêng biệt của doanh nghiệp. Những khố đào tạo theo chương trình quốc gia được đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sau khi tốt nghiệp, học sinh được cấp bằng tốt nghiệp theo hệ thống văn bằng quốc gia. Đối với những học sinh được đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp. Giấy chứng nhận tốt nghiệp có giá trị trong phạm vi doanh nghiệp và làm căn cứ để thăng tiến trong việc phân công lao động của doanh nghiệp.

Trong kiểu tổ chức này, doanh nghiệp là chủ thể của quá trình hợp tác đào tạo và mọi hoạt động đào tạo của nhà trường đều phụ thuộc vào sự điều hành của doanh nghiệp.

Việc hợp tác ở đây có ưu điểm là: thực hiện trực để được nguyên lý học đi đôi với hành, đào tạo gắn với sử dụng và quy luật cung cầu của cơ chế thị trường trong đào tạo. Chất lượng đào tạo được nâng cao do học sinh được thực hành thường xuyên trong điều kiện sản xuất thực tế với đầy đủ các phương tiện sản xuất hiện đại, điều mà các trường nghề độc lập thường khơng có được.

Nhược điểm của loại hình tổ chức hợp tác này là: Giáo viên của doanh nghiệp thường giỏi về kỹ năng chuyên môn nhưng lại chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng về sư phạm nên thường chỉ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng nghề mà ít quan tâm đến rèn luyện năng lực sáng tạo cho người học, điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, nội dung và kế hoạch đào tạo thường hướng nhiều tới công việc và kế hoạch của doanh nghiệp nên có khi ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo.

Ngoài ra, để tổ chức hợp tác đào tạo theo mơ hình này cũng cần phải có những điều kiện nhất định mà ít doanh nghiệp có thể đáp ứng. Trước hết, doanh nghiệp phải đủ mạnh, có tiềm năng và nhu cầu phát triển nhân lực trong tương lai thì mới đủ sức và có nhu cầu mở trường dạy nghề thuộc xí nghiệp. Ở Việt Nam cũng có chủ trương đưa trường dạy nghề về trực thuộc các Tổng cơng ty, tuy nhiên có một số trường như trường của Bộ cơng nghiệp sau đó lại phải đưa về trực thuộc các Bộ ngành.

*Tổ chức doanh nghiệp nằm trong trƣờng:

Để phát huy ưu điểm của việc học tập hợp tác với lao động sản xuất, ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam, các trường dạy nghề được phép thành lập các doanh nghiệp (thường là dưới hình thức các đơn vị sản xuất) trong trường. Doanh nghiệp này chịu sự quản lý trực tiếp của trường, do nhà trường đầu tư kinh phí hoạt động. Trong mơ hình tổ chức này, trường là chủ thể của việc hợp tác giữa đào tạo và sản xuất, doanh nghiệp (đơn vị sản xuất) được coi như xưởng thực hành của trường. Như vậy, doanh nghiệp này phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là vừa đào tạo vừa sản xuất ra sản phẩm đưa ra tiêu thụ như các doanh nghiệp khác.

Với kiểu hợp tác này, chất lượng đào tạo cũng được nâng cao do học sinh được tiếp xúc trực tiếp với sản xuất. Tuy nhiên, hạn chế của kiểu tổ chức này là các trường nghề thường khơng có đủ kinh nghiệm trong sản xuất và ít có điều kiện để đầu tư được các trang thiết bị hiện đại như các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, các xưởng sản xuất mà doanh nghiệp thành lập thường chỉ phục vụ cho một số lượng hạn chế nghề đào tạo của trường. Học sinh học nghề trong quá trình học tập cũng chưa đủ những kỹ năng cần thiết để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng có thể cạnh tranh trên thị trường.

* Trƣờng dạy nghề và doanh nghiệp là những đơn vị độc lập:

Với loại hình tổ chức này, trường nghề và doanh nghiệp là những đơn vị hồn tồn độc lập với nhau, có mục tiêu và chức năng riêng. Việc hợp tác đào tạo ở đây được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hai bên cùng có lợi.

Hợp tác ĐTN giữa trường nghề và các doanh nghiệp độc lập này có tính linh hoạt cao, mỗi trường có thể thiết lập mối quan hệ liên kết với nhiều doanh nghiệp khác nhau và ngược lại, mỗi doanh nghiệp cũng có thể liên kết với nhiều trường nghề khác nhau tuỳ theo yêu cầu nhân lực của mình.

Ưu điểm của nó là tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, thậm chí là của từng doanh nghiệp khác nhau để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm phục vụ lợi ích của các bên mà không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ và kế hoạch của bản thân họ.

Tuy nhiên, khó khăn trong việc thực hiện hợp tác đào tạo đối với mơ hình này trước hết là do nhiều đầu mối nên sẽ phức tạp trong việc quản lý cũng như tổ chức thực hiện. Mặt khác, do trình độ cơng nghệ sản xuất của các cơ sở khác nhau với các chuẩn chất lượng khác nhau sẽ tạo ra những khó khăn cho nhà trường trong việc xác định chuẩn đào tạo.

Một phần của tài liệu Hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)