6. Bố cục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.4. Thực trạng hợp tác giữa trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Ở Việt Nam, mức độ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với thị trường lao động (hay các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo nghề) là rất yếu. Các trường chủ yếu đào tạo theo chỉ tiêu nhà nước giao, theo mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn quốc gia có sẵn, hay nói cách khác là đào tạo theo khả năng vốn có của mình (đào tạo cái mình có), chưa quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường lao động. Về phía các doanh nghiệp, chưa ý thức được về trách nhiệm với ĐTN, cứ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu mà khơng cần trao đổi, hợp tác với các cơ sở đào tạo nên phần lớn lao động được tuyển dụng phải đào tạo lại do không phù hợp.
Trong lĩnh vực ĐTN, nhà trường và các doanh nghiệp có thể hợp tác trên nhiều khía cạnh khác nhau. Về cơ bản, có thể đánh giá thực trạng của sự hợp tác này ở từng nội dung như sau:
Hợp tác trong xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình đào tạo: Mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình đào tạo của các trường
hiện nay chưa thật sát với yêu cầu thực tiễn, chủ yếu được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo của Nhà nước ban hành mà khơng có sự tham gia, thảo luận của khối doanh nghiệp. Thời lượng, khối lượng kiến thức, kỹ năng, … được qui định trong các chương trình có tỷ lệ thay đổi rất nhỏ và thường là qui định cứng khiến cho nội dung chương trình đào tạo mất đi tính linh hoạt và khơng kịp bám sát thực tiễn.
Hợp tác về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý: Qua phần phân tích về
chất lượng đào tạo ở trên đã chỉ ra sự thiếu hụt về số lượng cũng như trình độ của giáo viên dạy nghề, đặc biệt là giáo viên dạy thực hành. Mặc dù vậy, các cơ sở ĐTN vẫn chưa huy động hay tranh thủ được sự tham gia của các kỹ sư và thợ bậc cao tại các doanh nghiệp. Hầu hết các quá trình tổ chức ĐTN khơng có sự tham gia giảng dạy của những người bên ngoài mà chỉ do giáo viên dạy nghề của các cơ sở đào tạo thực hiện cả về đào tạo lý thuyết và hướng dẫn thực tập sản xuất. Cán bộ quản lý các hoạt động đào tạo ở các trường cũng chỉ bao gồm những người trong biên chế mà khơng có sự tham gia, tư vấn từ cán bộ quản lý từ bên ngồi.
Hợp tác về tài chính, cơ sở vật chất – trang thiết bị: Nguồn tài chính
chủ yếu của các cơ sở ĐTN là từ ngân sách nhà nước. Với khả năng tài chính hạn hẹp nhưng các trường đều phải tự mua sắm cơ sở vật chất – trang thiết bị mà hầu như khơng có sự đầu tư của giới doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, một số trường đã và đang huy động nguồn tài chính từ các doanh nghiệp thông qua các hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xin học bổng … Các trường cũng chủ động liên hệ với phía doanh nghiệp để học sinh tới học thực tập sản xuất nhằm tận dụng cơ sở vật chất – trang thiết bị của họ. Tuy nhiên, con số này rất nhỏ.
Hợp tác về tuyển sinh, đánh giá tốt nghiệp và việc làm: Việc tuyển
sinh và đánh giá tốt nghiệp trong ĐTN hầu như chỉ được thực hiện bởi một phía là cơ sở đào tạo, ngoại trừ một số doanh nghiệp hợp đồng với trường để đào tạo cán bộ của mình. Trong hội đồng đánh giá tốt nghiệp chưa có đại diện từ phía doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc học sinh tốt nghiệp loại tốt nhưng nhiều khi chưa thoả mãn u cầu của doanh nghiệp.
Tóm lại, q trình ĐTN ở Việt Nam hiện nay cịn thiếu sự hợp tác giữa
nhà trường và các doanh nghiệp. Một số ít cơ sở đào tạo có sự hợp tác với giới doanh nghiệp nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, hiệu quả mang lại chưa cao. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ được đề cập trong một mục riêng. Cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.