Thiết kế hoạt động sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 84 - 155)

10. Cấu trúc của luận án

3.2.3. Thiết kế hoạt động sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH

3.2.3.1. Mục tiêu

Xây dựng đƣợc giáo án (hoạt động) sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH phù hợp về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dự kiến trên cơ sở đó định hƣớng cho qúa trình tổ chức thực hiện.

3.2.3.2. Nội dung

Tổ chức hoạt động dạy học tiết học Đạo đức và hoạt động tổ chức HĐGDNGLL đƣợc thiết kế dƣới dạng hoạt động sử dụng TCDG nhằm nội dung GDĐĐ cho HSTH.

i. Thiết kế hoạt động trong dạy tiết học Đạo đức.

Tiết học Đạo đức ở trƣờng tiểu học đƣợc thiết kế dƣới dạng tổ chức các hoạt động nhƣ: Hoạt động khởi động, Đóng vai xử lý tình huống, Hoạt động thảo luận nhóm, Hoạt động trò chơi,… Nội dung hoạt động trong tiết dạy Đạo đức đƣợc cấu trúc nhƣ sau:

1. Mục tiêu: Căn cứ vào mục tiêu của bài học. GVTH xác định mục tiêu về kiến thức; Mục tiêu về thái độ tình cảm; Mục tiêu về hành vi cần đạt ở HS.

2. Chuẩn bị: Phƣơng tiện tổ chức hoạt động cần thiết

3. Các hoạt động dạy học cần thiết: Đƣợc trình bày theo thứ tự Hoạt động 1, Hoạt động 2, Hoạt động 3. Mỗi bài học Đạo đức đƣợc cấu trúc thành 2 tiết học, một tiết học có thể gồm từ 2 hoạt động trở lên.

Hoạt động 1. (Tên hoạt động)

Hoạt động GV HĐ của HS

ii. Thiết kế hoạt động sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ trong tổ chức HĐGDNGLL

Thiết kế một HĐGDNGLL có cấu trúc nhƣ sau:

1. Mục tiêu hoạt động: HS đạt đƣợc những gì sau hoạt động

2. Thời lƣợng: Dự kiến thời gian cần thiết để thực hiện HĐ

3. Quy mô hoạt động: Xác định rõ quy mô tổ chức theo nhóm, theo tổ, theo

lớp, theo khối lớp hay theo toàn trƣờng)

4. Tài liệu và phƣơng tiện

5. Các bƣớc tiến hành: Bao gồm 3 bƣớc (Chuẩn bị- Tiến hành hoạt động -

Tổng kết đánh giá hoạt động)

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Thiết kế hoạt động dạy học Đạo đức theo hƣớng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH. GV có thể thiết kế hoạt động sử dụng TCDG theo hai hƣớng: Sử dụng TCDG nhƣ là hoạt động khởi động của tiết học hoặc sử dụng TCDG là hoạt động chủ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung bài học.

Thiết kế giáo án sử dụng TCDG trong tổ chức HĐNK môn học. Có thể xem sử dụng TCDG nhằm mục tiêu GDĐĐ cho HSTH là một nội dung của HĐNK môn học. GV căn cứ vào nội dung trong chƣơng trình học để tổ chức thiết kế hoạt động sử dụng TCDG cho phù hợp nhóm kiến thức (chủ đề GDĐĐ) nhất định trong hoạt động ngoại khóa.

Định hƣớng thiết kế giáo án (hoạt động) trong tổ chức HĐGDNGLL. Khai thác nội dung chủ điểm giáo dục (đặc biệt là khai thác nội dung GDĐĐ ƣu thế qua từng chủ điểm giáo dục), thiết kế hoạt động sử dụng TCDG nhằm thực hiện những nội dung này.

3.2.3.4.Điều kiện thực hiện

CBQL, GV trƣờng tiểu học cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa và vai trò của thiết kế giáo án (hoạt động) sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH trong dạy học, trong tổ chức HĐGDNGLL.

GVTH phải là ngƣời có năng lực chuyên môn vững, có kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học. Nắm vững nội dung chƣơng trình GDĐĐ, chƣơng trình HĐGDNGLL ở trƣờng tiểu học, biết khai thác nội dung GDĐĐ ƣu thế qua sử dụng TCDG.

Cung cấp cho GVTH nguồn tài liệu hƣớng dẫn tổ chức sử dụng TCDG về số lƣợng TCDG, nội dung khai thác, cách thức khai thác và thiết kế hoạt động sử dụng TCDG trong trƣờng tiểu học.

1. HOẠT ĐỘNG: HỘI VUI TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Thời gian: 90 phút

A. Mục tiêu:

*. Mục tiêu về nhận thức: Học sinh nhận biết một số TCDG, ý nghĩa của việc

tham gia vào các TCDG, nhận biết các phẩm chất cần thiết đối với HS khi tham gia vào các hoạt động tập thể.

*. Mục tiêu về kỹ năng: HS có đƣợc kỹ năng hợp tác với bạn, kỹ năng phối

hợp với bạn cùng chơi, kĩ năng tổ chức trò chơi, kĩ năng thể hiện phẩm chất cần thiết trong hoạt động cụ thể.

*. Mục tiêu về thái độ: Hình thành ở HS tình cảm tập thể, hứng thú khi tham

gia vào các hoạt động mang tính chất tập thể, hoạt động thi đua, qua đó củng cố và bồi dƣỡng kiến thức về TCDG ở các em HS.

B. Quy mô tổ chức: Lớp học C. Nội dung hoạt động

Nội dung của hoạt động tập trung: Giáo dục tính tập thể thông qua hoạt động

trò chơi, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh tham gia; HS trải nghiệm kỹ năng phối hợp bạn chơi, kỹ năng hợp tác bạn bè, tinh thần thi đua và cạnh tranh lành mạnh giữa các nhóm cùng chơi.

Việc tổ chức thực hiện nội dung được tiến hành theo 2 hình thức: Giới thiệu

một số TCDG cho các em HS trên tiết học; Tổ chức cho HS tham gia TCDG dƣới hình thức hội vui TCDG.

D. Các bƣớc tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị

* GV:

- Lựa chọn một số trò chơi dự định tổ chức cho cho HS: Trò chơi kéo co, Ném vòng cổ chai, Cƣớp cờ, Nhảy bao bố, Bịt mắt bắt dê.

- Xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động, phổ biến điều lệ đến học sinh.

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dƣới dạng giáo án chi tiết và đầy đủ các bƣớc tổ chức, các yêu cầu về cơ sở vật chất, lực lƣợng phối hợp thực hiện. Cần thể hiện đƣợc dƣới dạng một số hình ảnh mô phỏng TCDG để HS hình dung đƣợc trò chơi.

- GV định hƣớng HS chuẩn bị các nội dung cần thiết cho tổ chức “Hội vui TCDG”.

- Chuẩn bị một số băng zôn, trang phục phục vụ cho quá trình tham gia TCDG của các em; chuẩn bị phần thƣởng cho đội thắng cuộc.

* Học sinh:

- Học sinh có hoạt động tìm hiểu về TCDG để chuẩn bị cho mình kiến thức, sự hiểu biết cần thiết phục vụ quá trình tham gia hoạt động.

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bảng, phấn viết bảng.

Bước 2: Tổ chức (75 phút)

* Hoạt động 1: Giới thiệu về trò chơi dân gian (45 phút)

- GV chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm.

- GV đƣa ra một số hình ảnh về TCDG (tranh ảnh/ dùng hình ảnh đƣợc chiếu trên powerpoint) nhằm kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh.

- GV nêu lên một số câu hỏi về các hình ảnh TCDG.

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm về từng hình ảnh (bức tranh) và yêu cầu các em ghi ra bảng tên gọi của trò chơi.

- Học sinh thảo luận theo nhóm về ý nghĩa của những trò chơi này đối với các em; Các nhóm cử đại diện đứng lên trả lời. Trong khi đại diện của nhóm đứng lên báo cáo, các thành viên trong nhóm và nhóm khác lắng nghe để bổ sung ý kiến (nếu cần thiết).

- GV tổng kết và nhận xét cho từng nội dung đƣa ra nhằm giúp HS khắc sâu tri thức liên quan.

- GV đánh giá kết quả đạt đƣợc của hoạt động

* Hoạt động 2, Hội vui trò chơi dân gian (30 phút)

- GV tuyên bố lý do, mục đích tổ chức Hội vui TCDG - GV giới thiệu các phần của Hội vui TCDG.

- Chia học sinh thành các nhóm chơi, tổ chức cho các em tham gia chơi các trò chơi: Kéo co, trò chơi ném vòng cổ chai, trò chơi cƣớp cờ, nhảy bao bố.

- Điều kiện: Học sinh phải cố gắng, nỗ lực hết sức trong quá trình thực hiện vai chơi. Sự cố gắng của các em góp phần quyết định vị trí về đích của nhóm chơi.

Bước 3: Kết thúc (15 phút)

GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá quá trình tham gia về ý thức, thái độ và hành vi đạo đức của HS trong quá trình tham gia. GV tổng kết nhận xét trên cơ sở quan sát HS trong suốt quá trình tham gia kết hợp sử dụng bảng câu hỏi đối với HS.

2. HOẠT ĐỘNG: HỢP TÁC, CHIA SẺ TRONG CÔNG VIỆC

Thời gian: 90 phút

A. Mục tiêu:

- Tri thức: Hình thành ở HS kiến thức về chuẩn mực đạo đức (thành thực, nhiệt tình, kiên trì,…) trong quá trình tham gia hoạt động cùng nhau.

- Kỹ năng: thể hiện sự quan tâm thông qua các hành vi, cử chỉ đến các bạn trong quá trình cùng tham gia hoạt động ở các em HS.

- Thái độ: HS có thái độ đúng trƣớc các biểu hiện về chuẩn mực đạo đức, những biểu hiện về sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ ngƣời xung quanh.

B. Quy mô tổ chức: Lớp học

C. Nội dung hoạt động:

- HS đƣợc tham gia vào hoạt động sử dụng TCDG, đƣợc trải nghiệm về nhận thức và kỹ năng trong mối quan hệ cùng nhau cùng tính chất hoạt động TCDG; Các chuẩn mực đạo đức nhƣ: quan tâm đến bạn cùng chơi, có nhu cầu và hứng thú khi tham gia các hoạt động mang tính tập thể, ý thức đƣợc vai trò và vị trí cá nhân trong tham gia hoạt động tập thể.

- Hình thức hoạt động:

+ Tổ chức HS xây dựng kế hoạch hoạt động TCDG và tự tổ chức hoạt động; học sinh thảo luận nhận xét và rút ra bài học, ý nghĩa của TCDG đối với các em.

+ Tổ chức đóng vai giải quyết tình huống.

D. Các bƣớc tiến hành

Bước1. Chuẩn bị

- GV chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất nhƣ địa điểm tổ chức hoạt động, các phƣơng tiệm kèm theo nhƣ quần áo, dụng cụ tổ chức hoạt động.

- Soạn giáo án tổ chức chi tiết theo từng nội dung của hoạt động. - Giấy A0, bút dạ.

Bước 2. Tiến hành hoạt động (90 phút) Hoạt động 1. Vui cùng TCDG (35 phút)

- Thành lập học sinh thành 3 nhóm, bầu ra nhóm trƣởng và yêu cầu các nhóm xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trò chơi dân gian. Sau khi các nhóm đã xây dựng xong đề nghị tiến hành tổ chức hoạt động.

- Yêu cầu thực hiện các hành vi đúng trong quá trình tham gia hoạt động cùng nhóm bạn; Các nhóm tiến hành hoạt động TCDG, hoạt động TCDG diễn ra.

Hoạt động 2. Thảo luận nhóm (20 phút)

Các nhóm họp lại nhận xét đánh giá quá trình cùng tham gia và rút ra bài học kinh nghiệm, tác dụng của TCDG đối với bản thân các em học sinh tiểu học. GV yêu cầu mỗi em phải tự hoành thành ý nghĩa của việc tham gia TCDG đối với bản thân.

Hoạt động 3. Đóng vai xử lý tình huống (20 phút)

Tình huống: Ba nhóm HS đang say sƣa chơi trò chơi nhảy bao bố. Bỗng nhóm của Hà có một bạn đang nhảy bị chuột rút trong lúc đang nhảy nên bạn đã bị ngã xuống sân. Trong khi ấy, Tùng ngƣời cùng nhóm vẫn ra sức hô to “Cố lên Ngân, đứng lên mà chạy tiếp đi chứ. Trời ạ!”.

Nhiệm vụ: Yêu cầu 3 nhóm HS cùng thảo luận, đóng vai cho tình huống trên và cách xử lý. Giải thích tại sao lại chọn cách xử lý đó?

Bước 3. Tổng kết, đánh giá hoạt động (15 phút)

GV căn cứ vào mục tiêu hoạt động tổ chức đánh giá HS về thái độ của các em trong quá trình cùng tham gia hoạt động; Đánh giá về mức độ hứng thú của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động, thái độ đạo đức của các em trong quá trình thực hiện hoạt động.

3.2.4. Đổi mới hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trường tiểu học theo hướng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HS

3.2.4.1. Mục tiêu

Đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng thiết kế và tổ chức hoạt động sử dụng TCDG nhằm mục đích GDĐĐ cho HSTH.

3.2.4.2. Nội dung

HĐGDNGLL đƣợc thực hiện theo các chủ điểm giáo dục, mỗi chủ điểm GD đƣợc thiết kế theo các hoạt động. Nhiệm vụ của GV là phải xác định đƣợc chủ điểm GD, mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục trên cơ sở đó thiết kế hoạt động cụ thể và sử dụng TCDG cần đƣợc tiếp cận tổ chức nhƣ là một trong các hoạt động thực hiện chủ điểm giáo dục.

Mỗi chủ điểm giáo dục có những đặc trƣng riêng về mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ giáo dục HS. Do đó thuận lợi để lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục chuẩn mực đạo đức phù hợp đối với từng chủ điểm giáo dục. Thiết kế hoạt động sử

dụng TCDG nhằm hình thành cho các em HS nhận thức, thái độ, tình cảm, kỹ năng hành vi, thói quen hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức. Xem hoạt động sử dụng TCDG nhƣ là hình thức, phƣơng pháp thực hiện chủ điểm giáo dục mà mục tiêu hƣớng đến là hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết cho HSTH.

Hoạt động sử dụng TCDG là một trong những nội dung không thể thiếu của tổ chức HĐGDNGLL. Đánh giá về hình thức tổ chức hoạt động sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ là một trong những hình thức của tổ chức hoạt động giáo dục, về nội dung thì sử dụng TCDG là một nội dung cần thiết không chỉ là góp phần giúp các em HS hiểu biết chuẩn mực xã hội trong thực tiễn hoạt động mà còn tạo sự gắn kết giữa thế hệ trẻ với TCDG, phát huy nét văn hóa dân tộc qua TCDG trong điều kiện hiện nay.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động trong thực hiện chủ điểm giáo dục. Một chủ điểm giáo dục cần đƣợc thiết kế về mục tiêu, nội dung chủ điểm trên cơ sở đó lựa chọn hoạt động thích hợp để tổ chức thực hiện. Có thể thiết kế hoạt động thực hiện chủ điểm giáo dục nhƣ: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức cuộc thi tìm hiểu, sân chơi trí tuệ, tọa đàm học sinh, hội thi vui khỏe, hội vui trò chơi dân gian,… gắn với các dịp ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm trong năm. Đối với mỗi dạng hoạt động, khai thác nội dung GDĐĐ ƣu thế qua đó hình thành ở học sinh phẩm chất đạo đức tƣơng ứng.

Đƣa ra những định hƣớng chung để sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HS trong tổ chức HĐGDNGLL đƣợc quan tâm thực hiện. Coi hoạt động sử dụng TCDG trong thực hiện chủ điểm giáo dục là một trong những nội dung giáo dục cần quan tâm của mỗi đơn vị, của mỗi GV trong thực hiện nhiệm vụ năm học.

Huy động sự quan tâm của các tổ chức và lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng tham gia phối hợp cùng thực hiện. Cần có biện pháp tận dụng sự tham gia tích cực của các nguồn lực xã hội về cơ sở vật chất và tiềm lực giáo dục trong công tác hỗ trợ giáo dục thế hệ trẻ. Biên soạn tài liệu hƣớng dẫn sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH (hƣớng dẫn khai thác nội dung GDĐĐ qua sử dụng TCDG, hƣớng dẫn thiết kế và tổ chức hoạt động sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ) đồng thời tổ chức tập huấn GV về những nội dung trên.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Cần xây dựng nội dung HĐGDNGLL thống nhất trong từng trƣờng, nhất quán tổ chức thực hiện trong cùng khối lớp trên cơ sở xác định hình thức sử dụng TCDG. Nhà sƣ phạm cần hình dung đƣợc mục đích cụ thể của mỗi trò chơi để có kế hoạch cụ thể đối với từng nhóm đối tƣợng trên cơ sở đó lựa chọn hình thức tác động thích hợp.

Cán bộ quản lý, GV cần nhận thức đƣợc vai trò, vị trí của tổ chức HĐGDNGLL trong trƣờng tiểu học, nhận thức đƣợc vai trò giáo dục phẩm chất đạo đức nói riêng, giáo dục nhân cách học sinh nói chung thông qua HĐGDNGLL. Nhận thức đƣợc sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH là một nội dung và là hình thức tổ chức HĐ cần tập trung khai thác trong tổ chức HĐGDNGLL.

Có quy định bằng văn bản về lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL thống nhất trong phạm vi toàn trƣờng, bao gồm việc sử dụng TCDG để thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh.

Xây dựng đƣợc kế hoạch sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho học sinh thống nhất trong toàn trƣờng. Kế hoạch này đƣợc cụ thể hóa theo từng khối lớp nhằm đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu, nội dung, tổ chức hoạt động trong phạm vi trƣờng

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 84 - 155)