Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 74 - 155)

10. Cấu trúc của luận án

3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển

Giáo dục là một quá trình luôn vận động phát triển, thể hiện ở sự vận động của mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, đối tƣợng giáo dục, kết quả giáo dục,… Sự vận động và phát triển của quá trình giáo dục đƣợc diễn ra trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tham gia, giữa quá trình giáo dục và các quá trình xã hội khác. Sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH cần tiếp cận quan điểm phát triển trong các bƣớc: Khai thác, lựa chọn - Thiết kế hoạt động giáo dục - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra đánh giá. Nhận thức đƣợc vấn đề: Không chỉ là tổ chức, thiết kế hoạt động giáo dục trên cơ sở tiếp nhận thành quả giáo dục của những giai đoạn trƣớc đó mà là quá trình phát triển và hoàn thiện vốn tri thức, nhân cách HS trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc của những giai đoạn trƣớc. Xây dựng biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH phải hình thành và phát triển đƣợc ở ngƣời học những phẩm chất tích cực, phát huy tối ƣu năng lực tự điều chỉnh, điều khiển phù hợp giai đoạn lứa tuổi học sinh, với tƣ cách là chủ thể của hoạt động tự giáo dục. Ngƣời nghiên cứu cần nhận thức rõ vấn đề: TCDG phản ánh một hình thức sinh hoạt văn hóa, nhƣng TCDG trong đời sống trẻ nhỏ phản ánh văn hóa giao tiếp của các em. Không tồn tại một TCDG duy nhất, nguyên vẹn nhƣ nó xuất hiện lần đầu trong lịch sử xã hội loài ngƣời mà không có yếu tố mới trong khi những điều kiện lịch sử xã hội hiện tại đã có những thay đổi và những bƣớc tiến đáng kể. Việc tiếp cận xây dựng biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH cần quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính phát triển và tính tiếp biến của loại hình trò chơi này trong điều kiện xã hội hiện nay.

3.1.4. Đảm bảo sự phù hợp đối tượng giáo dục

Quá trình giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi đối tƣợng giáo dục tồn tại với tƣ cách là chủ thể tích cực của quá trình tự giáo dục, tự giác, tích cực chủ động chiếm

lĩnh hệ thống kinh nghiệm xã hội lịch sử, chuyển hóa tích cực yêu cầu chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen tƣơng ứng. Để quá trình giáo dục diễn ra một cách hiệu quả đòi hỏi quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao lƣu đƣợc thiết kế và tổ chức phù hợp với đặc điểm phát triển của đối tƣợng giáo dục. Các hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức trong nhà trƣờng đều nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh đƣợc những giá trị vật chất và tinh thần nhất định nào đó, quá trình tác động này mang lại hiệu quả cao hoặc thấp phụ thuộc vào biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp hay không phù hợp với đối tƣợng giáo dục. Xây dựng hệ thống các biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH phải hƣớng đến phát triển tối đa năng lực và phẩm chất đạo đức phù hợp ở đối tƣợng giáo dục, do đó biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH phải phù hợp đặc điểm của HSTH miền núi Đông Bắc về nội dung và hình thức tác động.

3.2. Biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc

3.2.1. Thiết lập mối quan hệ giữa TCDG và nội dung GDĐĐ cho HSTH

3.2.1.1. Mục tiêu

Giúp GVTH nhận thức đƣợc mối quan hệ giữa TCDG và nội dung GDĐĐ cho HSTH, nhận thức đƣợc những ƣu thế của TCDG đối với GDĐĐ cho HSTH, biết khai thác và sử dụng TCDG để thực hiện GDĐĐ cho HSTH. Cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở lý thuyết cho GVTH để sử dụng TCDG, thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa sử dụng TCDG và nội dung GDĐĐ cho HSTH trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

3.2.1.2. Nội dung

Thiết lập mối quan hệ giữa mục tiêu sử dụng TCDG và mục tiêu GDĐĐ cho HSTH. Mục tiêu GDĐĐ cho HSTH nhằm tác động đến nhận thức, tình cảm, xúc cảm, thái độ và hành vi đạo đức ở các em. Mục tiêu sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ, nói khác đi sử dụng TCDG là để GDĐĐ cho HSTH đồng thời phát huy loại hình trò chơi này đối với thế hệ trẻ trong điều kiện xã hội hiện nay.

Nghiên cứu chƣơng trình GDĐĐ cho HSTH để xác định đƣợc nội dung GDĐĐ ƣu thế qua sử dụng TCDG. Không phải tất cả nội dung GDĐĐ cho HSTH đều có thể truyền tải thông qua TCDG, ngƣợc lại không phải mọi TCDG đều có ƣu

thế để GDĐĐ cho HSTH. Thực tế, có những TCDG không ƣu thế để hình thành phẩm chất đạo đức cho HS, do đó GV cần phải xác định đƣợc nội dung đạo đức nào cần hình thành ở HS và mức độ hình thành (nhận thức, thái độ hay hành vi). Trên cơ sở đã xác định nội dung đạo đức cần hình thành cho các em HS, GVTH lựa chọn TCDG để thiết kế hoạt động (bài học) phù hợp. Cùng một nội dung GDĐĐ có thể đƣợc thực hiện thông qua nhiều TCDG và ngƣợc lại một TCDG cũng có thể đƣợc thiết kế dƣới nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau nhằm nhiều nội dung GDĐĐ.

Trên cơ sở những căn cứ lý thuyết và thực tiễn của sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH, luận án gợi ý mối quan hệ giữa sử dụng một số TCDG và nội dung GDĐĐ cho HSTH nhƣ sau:

Nội dung 1. Những trò chơi đòi hỏi không gian rộng

1.1. Trò chơi “Nu na nu nống”

* Mục tiêu:

- Giáo dục tình cảm vui vẻ hứng thú khi chơi cùng bạn bè, biết yêu quý bạn bè cùng chơi. Tôn trọng bạn trong quá trình tham gia chơi. Tuân thủ quy ƣớc chơi. - Biết quan tâm đến bạn bè thông qua hành động chơi, hiểu biết quan tâm đến ngƣời khác thông qua luật chơi.

* Nội dung, cách chơi: Chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có khoảng 4 - 5 em. Từng nhóm ngồi sát nhau thành hàng ngang, chân duỗi thẳng ra phía trƣớc. Tất cả ngƣời chơi đều đọc lời ca “Nu na nu nống/ Cái cóng nằm trong/ Cái ong

nằm ngoài/Củ khoai chấm mật/Bụt ngồi bụt khóc/ Con cóc nhảy ra/Ông già ú ụ/Bà mụ thổi xôi/Nhà tôi nấu chè/Tè he chân rụt”. Khi bắt đầu đọc lời ca, một em đƣợc

chỉ định dùng tay của mình sau mỗi tiếng đọc đạp nhẹ vào chân của bạn từ trái qua phải. Đọc đến tiếng cuối “Rụt” đập phải chân ai ngƣời đó đứng lên nhảy lò cò một vòng quanh nhóm. Sau đó đƣợc ngồi xuống để bắt đầu vòng chơi tiếp theo.

* Khai thác sử dụng: Về hình thức tổ chức sử dụng nhƣ cách chơi truyền thống. GV bổ sung thêm yếu tố luật chơi trong trò chơi này: quy định khi gõ phải chân ai thì ngƣời đó đứng lên giới thiệu về ngƣời bạn ngồi cạnh mình nhất (Em hiểu gì về ngƣời bạn ngồi cạnh bạn, tính cách đáng quý của bạn?).

Nội dung

1.2. Trò chơi “Mèo đuổi chuột”

* Mục tiêu:

+ Giáo dục tính tập thể, đoàn kết cho các em HS

+ HS cảm thấy vui vẻ khi tham gia trò chơi, có xúc cảm tích cực trong mối quan hệ bạn bè; Thích tham gia hoạt động cùng bạn bè.

+ HS hiểu chỉ có thể chơi đƣợc khi có bạn cùng tham gia, không thể chơi loại trò chơi này 1 mình hoặc chỉ 2 ngƣời cũng không thể chơi đƣợc. Thuộc nhóm trò chơi vận động do đó việc tham gia trò chơi hình thành mối quan hệ bạn bè, đồng thời cũng hình thành đƣợc mối quan hệ thiên nhiên - con ngƣời.

* Nội dung, cách chơi: Trò chơi gồm từ 7 đến 10 ngƣời. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát: “Mèo đuổi chuột/Mời bạn ra

đây/Tay nắm chặt tay/Đứng thành vòng rộng/Chuột luồn lỗ hổng/Mèo chạy đằng sau/Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo/Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”

Một ngƣời đƣợc chọn làm mèo và một ngƣời đƣợc chọn làm chuột. Hai ngƣời này đứng vào giữa vòng tròn, quay lƣng vào nhau. Khi mọi ngƣời hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy qua những chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi đuổi kịp và chạm tay vào Chuột (Chuột hóa Mèo, Mèo lại hóa Chuột). Trò chơi lại đƣợc tiếp tục.

1.3. Trò chơi Rồng rắn lên mây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mục tiêu: Các em cảm thấy vui khi tham gia hoạt động sử dụng trò chơi qua đó hình thành xúc cảm tích cực với bạn bè; Nhận thức đƣợc tuân thủ luật chơi là yếu tố cơ bản của trò chơi; Diễn ra quá trình giao tiếp, trao đổi giữa các em HS trong quá trình cùng tham gia trò chơi.

* Nội dung, cách chơi: Một ngƣời đứng ra làm thầy thuốc, những ngƣời còn lại đứng thành hàng một, tay ngƣời sau nắm vạt áo ngƣời trƣớc hoặc đặt trên vai của ngƣời phía trƣớc. Sau đó tất cả bắt đầu đi lƣợn qua lƣợn lại nhƣ con rắn, vừa đi vừa hát bài đồng dao Rồng rắn lên mây. Trong quá trình hát diễn ra sự đối đáp giữa thầy thuốc và “Rắn”. Kết thúc cuộc đối đáp thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho đƣợc ngƣời cuối cùng trong hàng. Ngƣợc lại thì ngƣời đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho ngƣời thầy thuốc bắt đƣợc cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt đƣợc ngƣời cuối cùng thì ngƣời đó phải ra thay làm thầy thuốc.Nếu đang

Nội dung

chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.

1.4. Trò chơi nhảy bao bố

* Mục tiêu: Giáo dục tinh thần đoàn kết tập thể, tính hợp tác trong cùng đội chơi; Là hình thức gắn kết các thành viên trong tập thể lại với nhau; Tạo không khí vui vẻ thoải mái cho các em HS tham gia; Làm cho các em HS thêm yêu trƣờng học, bạn bè và thầy cô giáo thông qua quá trình tham gia; Phát huy nhu cầu chơi các TCDG ở các em HS.

* Nội dung, cách chơi: Chia thành đội chơi, đảm bảo số lƣợng thành viên trong các đội chơi phải bằng nhau. Kẻ 2 vạch một làm vạch xuất phát, một là đích đến. Tất cả ngƣời chơi đứng xếp thành hàng, cho 2 chân vào trong bao tải khi có hiệu lệnh xuất phát thì ngƣời chơi bắt đầu nhảy đến đích, vừa nhảy vừa giữ bao sao cho bao tải không bị tụt xuống. Đợi cho đến khi ngƣời của đội mình đến vạch đích thì ngƣời tiếp theo mới đƣợc xuất phát, lần lƣợt đội nào có số ngƣời về đích hết trƣớc thì đội chơi đó giành phần thắng. Trong khi nhảy ngƣời chơi nào bị ngã để bao tải bị rơi ra thì sẽ bị loại cuộc chơi. Đội chơi thua sẽ phải nhảy lò cò hoặc các thành viên trong đội thua cuộc sẽ phải cõng các thành viên của đội thắng cuộc chạy 1 vòng sân.

2. Trò chơi đƣợc tổ chức trong lớp học

2.1. Trò chơi Truyền thẻ

* Nội dung:

- Giáo dục ý thức và hành động tuân thủ luật chơi, quy ƣớc chơi

- Rèn khả năng vận dụng vốn từ nhanh, linh hoạt, thể hiện đặc điểm tính cách của bản thân, có dịp nói lên suy nghĩ và tình cảm của bản thân đồng thời là cơ hội để các em hiểu hơn về những ngƣời bạn của mình.

* Nội dung, cách chơi: Chia học sinh thành nhóm, giao cho mỗi nhóm 3 tấm thẻ. Trong mỗi tấm thẻ có ghi những từ “ Tôi thấy…..” , “ Tôi sợ ….”, “ Tôi xin lỗi bạn ….. vì ….”. Nhiệm vụ của ngƣời chơi là phải hoàn thành những từ đã cho trên tấm thẻ thành câu hoàn chỉnh, có nghĩa, phù hợp với bản thân ngƣời nói. Bắt đầu từ 1 bạn đứng lên để hoàn chỉnh câu trong tấm thẻ rồi truyền thẻ theo vòng tròn, cứ nhƣ vậy lần lƣợt từng ngƣời trong nhóm đứng lên ghép thành câu hoàn chỉnh cho đến hết vòng thì chuyển qua tấm thẻ thứ 2 và thẻ thứ 3.

Nội dung

* Sử dụng:

- Sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học nhằm thực hiện nhiệm vụ của tiết học (bài học), GV cân nhắc khai thác nội dung trên vào nhóm bài học ƣu thế để thực hiện. Tùy theo kiến thức trọng tâm bài học, GV cân nhắc sử dụng trò chơi trên là hoạt động trọng tâm hoặc hoạt động khởi động của tiết học trong dạy bài 3 SGK Đạo đức lớp 4.

- Trong tổ chức HĐGDNGLL, GV sử dụng hoạt động trò chơi cho phù hợp với nội dung và chủ đề của HĐGDNGLL bằng cách thiết kế và khai thác yếu tố nội dung chơi cho phù hợp. Ví dụ chủ điểm tháng 10 “Vòng tay bạn bè” trong chƣơng trình HĐGDNGLL lớp 4.

2.2. Trò chơi “Lời chào”

* Mục tiêu: Giáo dục HS tính lễ phép, rèn luyện cho HS trí nhớ, phản xạ nhanh; Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập

* Nội dung, cách chơi:

Làm theo lời nói của quản trò không làm theo động tác của quản trò. Tổ chức cho các em học sinh nhớ các động tác sau:

Chào thầy: Khoanh tay trƣớc ngực

Chào bác: Khoanh tay trƣớc ngực, đầu hơi cúi xuống

Chào anh: Chào giống chào nghi thức Đội (Tay phải đƣa cao trƣớc trán) Chào chị: Tay phải đƣa ra phía trƣớc (giống nhƣ động tác mời)

Chào em: Hai tay bắt chéo trƣớc ngực, bàn tay khép kín

- Quản trò hô các lời chào và làm động tác, ngƣời chơi hô và làm theo các động tác nhƣ quy định.

- Bạn nào không làm theo lời hô của quản trò là phạm luật. * Sử dụng:

- Sử dụng trong tiết học nhƣ phƣơng pháp khởi động của tiết học. Có thể sử dụng nhƣ phƣơng pháp khởi động hoạt động tiết học khi dạy về những bài học có nhóm kiến thức liên quan nhƣ bài “ Lịch sự với mọi ngƣời” SGK Đạo đức lớp 4.

- Sử dụng trong tổ chức các HĐGDNGLL cùng với các hoạt động sử dụng trò chơi khác nhƣ Đóng vai để xử lý tình huống và giải quyết nhiệm vụ của hoạt động (Có thể sử dụng thực hiện chủ điểm tháng 10, tháng 11, tháng 1 của chƣơng trình HĐGDNGLL lớp 4).

Nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Trò chơi “Nói sự thật”

* Mục tiêu: Giáo dục cho các em HS tính trung thực, thật thà. Vui vẻ khi cùng hợp tác trong trò chơi, thẳng thắn khi nghe góp ý hoặc cảm nhận của ngƣời khác về mình. Yêu thích muốn đƣợc tham gia hoạt động.

* Nội dung, cách chơi:

Chia học sinh theo nhóm, Tổ chức cho các em oẳn tù tì để chọn một bạn làm ngƣời bịt mắt. Sau đó những ngƣời còn lại lần lƣợt theo vị trí ngồi từ trái qua phải nói sự thật những suy nghĩ của mình đối với ngƣời bịt mắt nhƣ: Tôi nghĩ bạn là một ngƣời bạn...; Tôi thấy bạn rất kiên cƣờng, gạn dạ,… Ngƣời bịt mắt phải đọc chính xác tên ngƣời vừa nói. Nếu ngƣời đọc đúng tên thì ngƣời đó sẽ phải bịt mắt tiếp theo. Lƣu ý: Phải nói thật những suy nghĩ của mình.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học. GVTH căn cứ vào mục tiêu và nội dung của tiết học Đạo đức, cân nhắc lựa chọn trò chơi đƣa vào tổ chức với tƣ cách nhƣ là hoạt động khởi động của tiết học hoặc hoạt động trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu bài học.

Sử dụng trong tổ chức HĐGDNGLL. Căn cứ vào chủ điểm, mục tiêu và nội dung GDĐĐ mà chủ điểm giáo dục thực hiện, vận dụng mối liên hệ giữa TCDG và nội dung GDĐĐ vào quá trình tổ chức sử dụng TCDG hợp lý đảm bảo tổ chức một cách tốt nhất nội dung của chủ điểm giáo dục, mục tiêu sử dụng TCDG. Chủ điểm giáo dục đƣợc thiết kế thực hiện dƣới nhiều hoạt động, GVTH khi thiết kế dạng hoạt động có thể vận dụng hoạt động sử dụng TCDG nhƣ là một trong những hoạt động tổ chức chủ điểm giáo dục trên cơ sở đảm bảo mục tiêu của hoạt động, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

GV, CBQL trƣờng tiểu học cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa sử dụng

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 74 - 155)