Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 26 - 155)

10. Cấu trúc của luận án

1.2.3. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

GDĐĐ cho HSTH là một quá trình trong đó dƣới vai trò chủ đạo của nhà sƣ phạm, HSTH tự giác tích cực tham gia vào các loại hình hoạt động và giao lƣu nhằm hình thành biểu tƣợng, khái niệm đạo đức; bồi dƣỡng xúc cảm, tình cảm đạo đức; rèn luyện kỹ năng và hành vi đạo đức.

Bản chất quá trình GDĐĐ cho HSTH là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao lƣu nhằm giúp các em có nhận thức đúng, có thái độ và hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức, là quá trình chuyển hóa một cách tích cực, tự giác những chuẩn mực đạo đức thành nhận thức, thái độ, hành vi và thói quen đạo đức ở các em học sinh.

Quá trình GDĐĐ cho HSTH diễn ra dƣới các tác động giáo dục phức hợp từ nhiều phía, đó là những tác động giáo dục từ gia đình, tác động giáo dục từ nhà trƣờng và xã hội bao gồm trong đó cả những tác động giáo dục mang tính tự giác và tác động giáo dục mang tính chất tự phát, cả những tác động tích cực và những tác

động tiêu cực. Những tác động trên lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chúng đan xen vào nhau chi phối đến nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi của mỗi cá nhân, khi thì hỗ trợ lẫn nhau cùng tạo ra những ảnh hƣởng tích cực tới ngƣời học, nhƣng cũng có khi chúng lại làm vô hiệu hóa kết quả của nhau làm ảnh hƣởng không tốt đến quá trình giáo dục học sinh.

GDĐĐ cho HSTH là một quá trình đƣợc tiến hành lâu dài và khó khăn. Để hình thành nên những phẩm chất đạo đức cho HS đòi hỏi các em học sinh phải trải qua một thời kỳ nhận thức, trải nghiệm, tập luyện và cả đấu tranh với bản thân trong cuộc sống. Quá trình GDĐĐ cho HSTH đƣợc diễn ra theo hƣớng những kết quả giáo dục đạt đƣợc ở những giai đoạn trƣớc là cơ sở, điều kiện để tiến hành quá trình giáo dục đạo đức ở những giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, những phẩm chất đạo đức một khi đã đƣợc hình thành cũng chƣa hẳn đã trở thành những nét tính cách bền vững, bởi nó cũng rất dễ bị mất đi nếu các em học sinh không kiên trì tập luyện, nếu nhà giáo dục không kiên trì và bền bỉ tiến hành những tác động giáo dục đến họ.

GDĐĐ là quá trình mang tính cá biệt. Mỗi HSTH là một chủ thể của hoạt động tự giáo dục, tích cực và tự giác rèn luyện nhằm hình thành những phẩm chất mới của nhân cách. Quá trình chuyển hóa những yêu cầu và chuẩn mực đạo đức thành nhận thức, xúc cảm và tình cảm đạo đức, thành thái độ và hành vi đạo đức tƣơng ứng ở mỗi HSTH có những đặc thù riêng gắn với từng tình huống giáo dục riêng biệt. Mỗi em HSTH là một nhân cách, có những đặc điểm riêng về năng lực nhận thức, vốn kinh nghiệm sống, năng lực hoạt động, hoàn cảnh gia đình,… do đó trƣớc cùng một tác động giáo dục các em sẽ có những phản ứng không giống nhau. Đặc điểm này thể hiện rõ ở vai trò chủ thể hoạt động tự giáo dục của các em học sinh.

Quá trình GDĐĐ và dạy học đạo đức cho HS trong nhà trƣờng tiểu học có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Khác với các quá trình dạy học các môn học khác, quá trình dạy học môn đạo đức có một số đặc điểm: Quá trình dạy học đạo đức mang những đặc điểm của quá trình GDĐĐ. Là quá trình diễn ra với những tác động giáo dục phức hợp từ nhiều phía, chịu sự ảnh hƣởng của những tác động giáo dục (với tính chất tác động, mức độ tác động và cƣờng độ tác động) từ gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Là quá trình diễn ra rất lâu dài khó khăn và phức tạp, những kết quả dạy học ở giai đoạn trƣớc làm cơ sở, làm tiền đề cho giai đoạn sau.

Quá trình dạy học các môn văn hóa chỉ cần sau một tiết học có thể hình thành đƣợc ở HS một khái niệm, một cấu trúc ngữ pháp, hay một công thức Toán học, nhƣng trong dạy học Đạo đức không thể khẳng định rằng sau một tiết học sẽ hình thành đƣợc ở học sinh một chuẩn mực đạo đức hay một quy tắc hành vi theo chuẩn mực mà phải tiến hành củng cố thƣờng xuyên liên tục nhiều lần sau các giờ học, trong các hoạt động giáo dục khác thì phẩm chất đƣợc hình thành mới có tính bền vững. Dạy học môn Đạo đức đƣợc thiết kế theo các chủ đề: Gia đình, nhà trƣờng, bản thân và xã hội, đƣợc lồng ghép với giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em, do đó dạy học đạo đức có nội dung, nguyên tắc, phƣơng pháp thực hiện giống với nội dung, nguyên tắc, phƣơng pháp giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em. Dạy học môn Đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình giảng dạy môn học khác trong các giờ học chính khoá và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quá trình hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh không chỉ diễn ra dƣới những tác động của dạy học Đạo đức mà còn đƣợc diễn ra trong giờ học Tiếng Việt, Truyện kể Lịch sử, Tự nhiên và xã hội,... chịu sự chi phối của các chuẩn mực xã hội, của phong tục tập quán địa phƣơng, của nề nếp gia đình và cả những ảnh hƣởng của môi trƣờng sống xung quanh các em. Quá trình dạy học Đạo đức mang tính hệ thống, tính đồng tâm, tính kế tiếp, tính liên tục. Tính hệ thống của dạy học môn Đạo đức thể hiện trong chƣơng trình, nội dung của môn học, trong tổ chức thực hiện, qua việc kiểm tra, đánh giá. Tính đồng tâm thể hiện cùng một chủ đề dạy học nhƣng đƣợc tiến hành từ lớp một cho tới lớp năm với mục tiêu, nội dung và yêu cầu ngày càng cao. Quá trình dạy học đạo đức không đơn thuần là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh mà còn là quá trình tổ chức rèn luyện các kỹ năng, hành vi ứng xử cho HS, là quá trình tạo môi trƣờng giúp HS bày tỏ thái độ quan điểm của mình trƣớc những tình huống đạo đức đặt ra. Trong dạy học đạo đức GV cần coi trọng khâu thiết kế hoạt động cho HS và tổ chức hoạt động nhằm giúp HS có cơ hội để thể nghiệm nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Cùng với việc tổ chức hoạt động nhận thức nhằm giúp các em có sự hiểu biết đối với các chuẩn mực đạo đức, GV cần đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ phù hợp chuẩn mực đạo đức.

GDĐĐ cho HSTH cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật phù hợp với lứa tuổi HSTH, tập trung vào các quan hệ với bản thân và cộng đồng, ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Bƣớc đầu hình thành thái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân; tự tin vào khả năng của bản thân; yêu thƣơng ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, có ý thức bảo vệ nguồn nƣớc và cây trồng vật nuôi. Hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thƣơng tôn trọng con ngƣời; đồng tình với việc làm đúng, không đồng tình với việc làm sai.

1.2.4. Các con đường giáo dục đạo đức cho HSTH

1.2.4.1. Giáo dục đạo đức thông qua dạy học các môn học

Quá trình dạy học, đặc biệt là dạy học Đạo đức trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, đơn giản về tự nhiên, xã hội,... các em có đƣợc những nhận thức về những chuẩn mực đạo đức cơ bản trong mối quan hệ với bản thân; với ngƣời thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ); với môi trƣờng tự nhiên. Quá trình này đƣợc tổ chức thực hiện thông qua hệ thống các phƣơng pháp dạy học, qua đó HS nhận thức chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội. Dạy học Đạo đức nhằm giúp HSTH có những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực đạo đức, hình thành cho các em kĩ năng vận dụng một số chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp và ứng xử hàng ngày. Dạy học Đạo đức ở trƣờng tiểu học thực hiện ba nhiệm vụ: Cung cấp cho HS những biểu tƣợng, khái niệm ban đầu về chuẩn mực đạo đức; Bồi dƣỡng cho các em xúc cảm, tình cảm, niềm tin về các chuẩn mực đạo đức; Rèn hệ thống kỹ năng, hành vi, thói quen ứng xử phù hợp với quyền và bổn phận của trẻ ở gia đình, nhà trƣờng, xã hội. Quá trình GDĐĐ cho HSTH còn đƣợc thực hiện thông qua giảng dạy những kiến thức đạo đức lồng ghép tích hợp trong nội dung các môn học nhƣ Tự nhiên - Xã hội, Truyện kể lịch sử, Tiếng Việt,… giúp HS có đƣợc những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực đạo đức, cách thức thực hiện chuẩn mực đạo đức qua đó chuyển hóa nhận thức thành hành vi và thói quen phù hợp chuẩn mực đạo đức.

1.2.4.2. GDĐĐ thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học Tổ chức HĐGDNGLL

Tổ chức HĐGDNGLL là quá trình cụ thể hóa những yêu cầu, nhiệm vụ GDĐĐ đối với các em học sinh, là quá trình làm cho các chuẩn mực đạo đức và

chuẩn mực xã hội gần gũi với hoạt động thực của các em. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhƣ giờ lao động, tiết sinh hoạt tập thể,… trong phạm vi nhà trƣờng sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho các em rèn rũa phẩm chất đạo đức đồng thời phát huy vai trò chủ thể tích cực của các em trong hoạt động tự giáo dục. Thực tiễn quan hệ xã hội, hoạt động ngoài giờ học mà HS tham gia là nơi thẩm định lại kết quả của các giờ học Đạo đức nói riêng, thẩm định kết quả giáo dục phẩm chất nhân cách của HS nói chung. Với ý nghĩa trên tổ chức các HĐGDNGLL góp phần thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ cho HS hiệu quả. Trƣờng tiểu học cần khai thác sử dụng TCDG nhằm thực hiện nội dung GDĐĐ trong tổ chức HĐGDNGLL giúp các em học sinh chuyển hóa tích cực, tự giác yêu cầu về chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức thành hành vi và thói quen tƣơng ứng.

Tổ chức các hoạt động tập thể

Hoạt động tập thể là một nội dung tổ chức hoạt động giáo dục quan trọng ở trƣờng tiểu học, hỗ trợ hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong trƣờng. Hoạt động tập thể ở trƣờng tiểu học đƣợc thực hiện dƣới hình thức tiết chào cờ đầu tuần và tiết hoạt động tập thể. Tiết chào cờ đầu tuần là hoạt động có vị trí xác định trong thời khoá biểu hàng tuần, nội dung của hoạt động có tính chất bắt buộc HSTH nhằm giáo dục thái độ, hành vi nghiêm trang chào lá Quốc kì, hát Quốc ca, tình yêu Tổ quốc; rèn ý thức và thói quen tự quản, mở rộng phạm vi giao tiếp cho học sinh.

Ở trƣờng tiểu học, tiết hoạt động tập thể là tiết học chính khoá, có vị trí xác định trong thời khoá biểu vào cuối tuần dành cho sinh hoạt lớp, Sao nhi đồng. Hoạt động này có tác dụng đánh giá các hoạt động, công việc và định hƣớng tổ chức các hoạt động tiếp theo của lớp, của Sao nhi đồng; rèn luyện ý thức, năng lực tự quản và giáo dục tinh thần tập thể cho các em học sinh.

1.3. Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.3.1. Khái quát về TCDG

1.3.1.1.Khái niệm trò chơi, trò chơi dân gian

i. Khái niệm trò chơi

Theo từ điển tiếng Việt, “trò” là một hình thức mua vui, đƣợc bày ra trƣớc mắt mọi ngƣời; “chơi” là một từ chung để chỉ những hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài

giờ làm việc, mục đích là để giải trí. Từ đó “trò chơi” đƣợc hiểu là những hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu sống của con ngƣời, trƣớc hết là giải trí [50; tr1070].

Theo quan điểm Giáo dục học, trò chơi là phƣơng tiện phát triển nhân cách, là hình thức tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hoạt động của ngƣời lớn và các quan hệ giữa họ, định hƣớng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu của trẻ em về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý trí đƣợc hình thành, thoả mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em đƣợc chơi nên phát triển, đƣợc phát triển, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ.

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết xem trò chơi của trẻ nhỏ nhƣ là dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa con ngƣời - tự nhiên, là hoạt động mà động cơ chơi nằm trong quá trình chứ không nằm trong kết quả của hoạt động [74].

Tác giả Đặng Thành Hƣng khai thác định nghĩa Chơi trong mối quan hệ giữa sự chơi, hoạt động chơi và trò chơi. Theo tác giả thì “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi mà chủ thể không nhất thiết theo đuổi mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó. Quá trình chơi có sức hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con ngƣời trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thƣ dãn có khuynh hƣớng thể nghiệm tâm trạng hoặc tạo ra sự khuây khỏa cho mình” [38;tr384]. Trên cơ sở đó tác giả quan niệm “Trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi có hệ thống và có tổ chức vì thế luật hay quy tắc chính là phƣơng tiện tổ chức tập hợp đó” [38;tr392].

Khai thác chức năng đặc thù của trò chơi nhƣ là phƣơng tiện rèn luyện những phẩm chất cơ bản về thể lực, về trí tuệ và tính kỉ luật, đạo đức, luân lí cho mọi ngƣời theo giá trị thẩm mĩ, tác giả Phạm Duy Đức cho rằng: “Trò chơi và sự chơi giúp mọi ngƣời rèn luyện ý chí nỗ lực một cách thông minh, tự chủ, kiên trì, biết làm chủ những xúc động một cách có văn hóa, lịch sự trƣớc các tình huống thắng thua, thể hiện vẻ đẹp nhân cách ngƣời” [18;tr51].

Trên cơ sở kế thừa những quan điểm, những định nghĩa khác nhau về trò chơi chúng tôi hiểu: trò chơi là một kiểu chơi, một dạng hoạt động giải trí, là một hình

thức phản ánh các mặt lao động, sản xuất, sinh hoạt văn hoá, được thực hiện theo quy ước nhằm thoả mãn những nhu cầu về thể chất và tinh thần của con người.

ii. Khái niệm trò chơi dân gian

Tiếp cận TCDG nhƣ là một hiện tƣợng văn hóa phức tạp, tác giả Nađegiơđa Nhicôlaiépvơna Êgôxeva đã xây dựng định nghĩa về TCDG: TCDG là trò chơi được

hiện thực hóa dựa trên các nguyên tắc tự nguyện trong các điều kiện đặc biệt có sự thỏa thuận, nó được phổ biến và truyền bá rộng rãi vào thời điểm lịch sử nào đó của sự phát triển xã hội và phản ánh được các nét đặc trưng của nó, trò chơi dân gian được thay đổi do các ảnh hưởng khác nhau của xã hội,... [98;tr34]. Êgôxeva cho rằng

xã hội luôn hiện hữu các loại trò chơi, và trò chơi cũng giống nhƣ các hiện tƣợng văn hóa nào đó, cũng chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của các quá trình lịch sử,...

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đề cập đến TCDG trẻ em dƣới góc độ hình thức lƣu giữ “TCDG gắn mật thiết với những bài đồng dao, loại trò chơi này được lưu

truyền từ người này sang người khác, thế hệ trước sang thế hệ sau chủ yếu bằng hình thức truyền miệng và bắt chước” [74].

TCDG đã đƣợc đề cập đến ở các góc độ tiếp cận khác nhau, nhìn chung có thể tổng hợp một số điểm chung về TCDG nhƣ sau: TCDG là trò chơi phổ biến trong xã hội và đƣợc đông đảo ngƣời tham gia chơi, đƣợc lƣu truyền và phổ biến rất rộng rãi trong xã hội bằng hình thức truyền miệng và bắt trƣớc, phản ánh đời sống cộng

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 26 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)