Khái quát thực nghiệm

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 97 - 101)

10. Cấu trúc của luận án

3.5.1.Khái quát thực nghiệm

3.5.1.1. Mục đích thực nghiệm

Khẳng định tính khả thi của biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH, khẳng định ý nghĩa lý luận và thực tiễn của biện pháp phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của luận án đƣa ra.

3.5.1.3. Nội dung thực nghiệm

i. Kiến thức về sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH

Chúng tôi quan tâm chủ yếu đến quá trình các em học sinh tham gia hoạt động cùng bạn bè, trong quá trình đó các em thực hành các quy tắc giao tiếp, trải nghiệm cảm xúc đạo đức, tình cảm và hành vi đạo đức trong mối quan hệ cùng bạn đƣợc diễn ra trƣớc - trong và sau khi hoạt động kết thúc.

Có kiến thức về TCDG và vai trò của TCDG đối với việc hình thành phẩm chất nhân cách HS, một số phẩm chất cần thiết trong quan hệ ứng xử với bạn bè với môi trƣờng xung quanh.

Có thái độ, hành vi đúng mực với bạn bè trong quá trình tham gia hoạt động cùng nhóm bạn, tham gia hoạt động có sử dụng TCDG.

ii. Biện pháp được lựa chọn để thực nghiệm.

Thực nghiệm đƣợc tiến hành với 5 biện pháp do chúng tôi xây dựng. Chúng tôi cố gắng khắc phục một cách tốt nhất những điều kiện hiện có của đơn vị và GV tổ chức.

3.5.1.4. Cách thức thực nghiệm i. Giai đoạn 1: Chuẩn bị

* Bước 1: Xây dựng tài liệu, thiết kế sử dụng TCDG để TN

Biên soạn và thiết kế sử dụng TCDG để GDĐĐ cho HSTH đảm bảo mục tiêu biện pháp, phù hợp với những điều kiện của biện pháp đã xác lập.

* Bước 2: Lựa chọn mẫu TN và ĐC

Mục đích thực nghiệm nhằm phát hiện hiệu quả biện pháp thực nghiệm trên HSTH. Do đó khách thể TN và ĐC là học sinh trƣớc và sau TN. Luận án tổ chức TN các biện pháp trên 94 HS lớp 4 trƣờng Tiểu học Lâu Thƣợng - Võ Nhai - Thái Nguyên. Chúng tôi chọn nhóm TN (Lớp 4a và 4c với số lƣợng HS là 46 em) và nhóm ĐC (lớp 4b và 4d với số lƣợng là 48 em), HS ở 2 nhóm TN và ĐC đảm bảo các điều kiện nhƣ nhau về: Mức độ nhận thức về TCDG, các chuẩn mực đạo đức trong phạm vi tổ chức TCDG; Số lƣợng HS, tỉ lệ HS là ngƣời dân tộc/ lớp học; Cơ sở vật chất và phƣơng tiện tổ chức hoạt động, nguồn tài liệu; GV tổ chức là

ngƣời có kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giáo dục, có kiến thức và hiểu biết về TCDG trong GDĐĐ cho HS.

* Bước 3: Tập huấn GV

- Yêu cầu: GV tập huấn phải là GV có kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh (HĐGDNGLL), là ngƣời có kiến thức về trò chơi và kỹ năng tổ chức trò chơi trong công tác giáo dục học sinh.

- Phát tài liệu cho GV tham gia tập huấn nghiên cứu

- Nội dung tập huấn: Thống nhất mục tiêu và nội dung TN; Thống nhất cách thức tổ chức TN về phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục; Thống nhất về việc lập kế hoạch tổ chức TN (thời gian TN, hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả TN).

ii. Giai đoạn 2: Tổ chức thực nghiệm sư phạm

* Bước 1: Kiểm tra các điều kiện cần thiết phục vụ quá trình TN

Tiến hành kiểm tra các điều kiện về: Tài liệu cho GV trong quá trình TN, các điều kiện về cơ sở vật chất nhƣ phòng học, phƣơng tiện và thiết bị phục vụ cho quá trình TN, điều kiện về phía học sinh,…).

* Bước 2: Tổ chức TN

- Đối với nhóm TN: GV tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động theo phƣơng án và kế hoạch TN đã xác định:

+ Tổ chức giới thiệu hoạt động đến HS, phát tài liệu để học sinh tham khảo,… + Tổ chức hoạt động sử dụng TCDG cho HS: Hội vui TCDG, Thi tìm hiểu về TCDG, Hoạt động tìm hiểu HĐGDNGLL,…

+ Trong quá trình tổ chức TN chúng tôi tham gia dự trực tiếp các hoạt động để khảo sát, đánh giá về kết quả nhận thức, thái độ và hành vi của HS.

- Đối với nhóm ĐC: Chúng tôi tổ chức các hoạt động giáo dục theo phƣơng thức cũ. Sau 1 tháng chúng tôi tiến hành đo lấy kết quả làm cơ sở so sánh, đối chiếu với kết quả ở nhóm thực nghiệm.

- Thời gian TN: Thực nghiệm đƣợc tiến hành theo 2 lần. Lần 1: Tháng 10 năm 2010 (trong thời gian 1 tháng). Lần 2: Tháng 3 năm 2011(trong thời gian 1 tháng).

* Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả TN

- Đánh giá nhận thức của HS về chuẩn mực đạo đức, thái độ và hành vi có liên quan đến chuẩn mực đạo đức.

- Đánh giá các chỉ tiêu hỗ trợ về: hứng thú tham gia hoạt động của học sinh nhằm khẳng định kết quả TN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.1.5. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá

i. Tiêu chí đánh giá: Đánh giá tính hiệu quả sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho

HSTH trên các mặt biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi.

* Nhận thức: Học sinh nhận thức đúng đắn và đầy đủ về sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ; vai trò của TCDG đối với sự phát triển nhân cách học sinh; nhận thức về một số phẩm chất đạo đức nhƣ sự quan tâm đến bạn bè, tính trách nhiệm, tính đoàn kết cộng đồng trong quan hệ bạn bè.

* Thái độ: Học sinh có thái độ tích cực đối với TCDG, yêu thích các TCDG, có nhu cầu nhận thức và giữ gìn các TCDG; hình thành thái độ tích cực đối với các chuẩn mực đạo đức cũng nhƣ những biểu hiện của những chuẩn mực này.

* Hành vi: Học sinh có biểu hiện hành vi tích cực phù hợp chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ với bạn bè, trong quá trình cùng tham gia hoạt động có sử dụng TCDG. Biết hình thành hành vi đúng trong phạm vi mối quan hệ bạn bè, hoạt động trong nhóm và hoạt động tập thể.

ii. Thang đánh giá:

* Về nhận thức: Nhận thức về ý nghĩa và tác dụng của sử dụng TCDG: Chúng

tôi thiết kế câu hỏi mở. Nhận thức về các phẩm chất đạo đức qua 10 câu hỏi đóng yêu cầu học sinh lựa chọn với 3 mức độ (Đồng ý - Phân vân - Không đồng ý).

- Đối với câu hỏi mở: Chúng tôi tiến hành lƣợng giá bằng điểm số theo thang điểm 10.

- Đối với câu hỏi đóng chúng tôi đánh giá bằng cách cho điểm theo mức độ lựa chọn với 3 mức độ điểm số (3 - 2 - 1).

* Về mặt thái độ: Chúng tôi đánh giá thái độ của học sinh qua việc trả lời

những tình huống do chúng tôi xây dựng bằng cách quy điểm số theo 3 mức độ (Đồng ý - Phân vân - Không đồng ý).

* Về mặt hành vi: Đánh giá hành vi của học sinh thông qua 10 câu hỏi yêu cầu

học sinh lựa chọn 3 mức độ (Thƣờng xuyên - Thỉnh thoảng - Không bao giờ) bằng cách cho điểm.

* Chỉ tiêu hỗ trợ: Chúng tôi phân tích các chỉ tiêu hỗ trợ về hứng thú và mức

3.5.1.6. Xử lý kết quả thực nghiệm

* Về mặt định lượng: Chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tính toán các chỉ

số sau:

- Giá trị trung bình (Mean): tính giá trị trung bình cộng của điểm số thu đƣợc. - Độ lệch chuẩn (SD): độ phân tán của các giá trị điểm số xung quanh giá trị trung bình.

- Phép kiểm chứng T- test: nhằm kiểm chứng ý nghĩa sự khác biệt giá trị TB trƣớc và sau thực nghiệm.

- Tỉ lệ %: Phân loại kết quả thực nghiệm trên các mặt giữa lớp ĐC và TN.

* Về mặt định tính: Phân tích các bài viết của học sinh, phỏng vấn trực tiếp

học sinh, đánh giá về hứng thú, thái độ của học sinh khi tham gia vào các hoạt động do chúng tôi tổ chức.

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 97 - 101)