Khái quát về TCDG

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 30 - 36)

10. Cấu trúc của luận án

1.3.1. Khái quát về TCDG

1.3.1.1.Khái niệm trò chơi, trò chơi dân gian

i. Khái niệm trò chơi

Theo từ điển tiếng Việt, “trò” là một hình thức mua vui, đƣợc bày ra trƣớc mắt mọi ngƣời; “chơi” là một từ chung để chỉ những hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài

giờ làm việc, mục đích là để giải trí. Từ đó “trò chơi” đƣợc hiểu là những hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu sống của con ngƣời, trƣớc hết là giải trí [50; tr1070].

Theo quan điểm Giáo dục học, trò chơi là phƣơng tiện phát triển nhân cách, là hình thức tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hoạt động của ngƣời lớn và các quan hệ giữa họ, định hƣớng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu của trẻ em về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý trí đƣợc hình thành, thoả mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em đƣợc chơi nên phát triển, đƣợc phát triển, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ.

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết xem trò chơi của trẻ nhỏ nhƣ là dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa con ngƣời - tự nhiên, là hoạt động mà động cơ chơi nằm trong quá trình chứ không nằm trong kết quả của hoạt động [74].

Tác giả Đặng Thành Hƣng khai thác định nghĩa Chơi trong mối quan hệ giữa sự chơi, hoạt động chơi và trò chơi. Theo tác giả thì “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi mà chủ thể không nhất thiết theo đuổi mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó. Quá trình chơi có sức hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con ngƣời trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thƣ dãn có khuynh hƣớng thể nghiệm tâm trạng hoặc tạo ra sự khuây khỏa cho mình” [38;tr384]. Trên cơ sở đó tác giả quan niệm “Trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi có hệ thống và có tổ chức vì thế luật hay quy tắc chính là phƣơng tiện tổ chức tập hợp đó” [38;tr392].

Khai thác chức năng đặc thù của trò chơi nhƣ là phƣơng tiện rèn luyện những phẩm chất cơ bản về thể lực, về trí tuệ và tính kỉ luật, đạo đức, luân lí cho mọi ngƣời theo giá trị thẩm mĩ, tác giả Phạm Duy Đức cho rằng: “Trò chơi và sự chơi giúp mọi ngƣời rèn luyện ý chí nỗ lực một cách thông minh, tự chủ, kiên trì, biết làm chủ những xúc động một cách có văn hóa, lịch sự trƣớc các tình huống thắng thua, thể hiện vẻ đẹp nhân cách ngƣời” [18;tr51].

Trên cơ sở kế thừa những quan điểm, những định nghĩa khác nhau về trò chơi chúng tôi hiểu: trò chơi là một kiểu chơi, một dạng hoạt động giải trí, là một hình

thức phản ánh các mặt lao động, sản xuất, sinh hoạt văn hoá, được thực hiện theo quy ước nhằm thoả mãn những nhu cầu về thể chất và tinh thần của con người.

ii. Khái niệm trò chơi dân gian

Tiếp cận TCDG nhƣ là một hiện tƣợng văn hóa phức tạp, tác giả Nađegiơđa Nhicôlaiépvơna Êgôxeva đã xây dựng định nghĩa về TCDG: TCDG là trò chơi được

hiện thực hóa dựa trên các nguyên tắc tự nguyện trong các điều kiện đặc biệt có sự thỏa thuận, nó được phổ biến và truyền bá rộng rãi vào thời điểm lịch sử nào đó của sự phát triển xã hội và phản ánh được các nét đặc trưng của nó, trò chơi dân gian được thay đổi do các ảnh hưởng khác nhau của xã hội,... [98;tr34]. Êgôxeva cho rằng

xã hội luôn hiện hữu các loại trò chơi, và trò chơi cũng giống nhƣ các hiện tƣợng văn hóa nào đó, cũng chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của các quá trình lịch sử,...

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đề cập đến TCDG trẻ em dƣới góc độ hình thức lƣu giữ “TCDG gắn mật thiết với những bài đồng dao, loại trò chơi này được lưu

truyền từ người này sang người khác, thế hệ trước sang thế hệ sau chủ yếu bằng hình thức truyền miệng và bắt chước” [74].

TCDG đã đƣợc đề cập đến ở các góc độ tiếp cận khác nhau, nhìn chung có thể tổng hợp một số điểm chung về TCDG nhƣ sau: TCDG là trò chơi phổ biến trong xã hội và đƣợc đông đảo ngƣời tham gia chơi, đƣợc lƣu truyền và phổ biến rất rộng rãi trong xã hội bằng hình thức truyền miệng và bắt trƣớc, phản ánh đời sống cộng đồng dân cƣ thuộc từng khu vực nhất định.

Trên cơ sở những quan niệm về TCDG, chúng tôi hiểu TCDG là một loại hình

hoạt động được tổ chức, thực hiện nhằm mục đích vui chơi, giải trí, nhận thức xã hội và tự nhiên, rèn các phẩm chất đạo đức và kĩ năng lao động, TCDG được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân bằng hình thức truyền miệng và bắt chước.

iii. Sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho HS tiểu học

Thuật ngữ "sử dụng" đã bao hàm trong nó tính mục đích của sự tác động vào đối tƣợng nhằm tạo sự chuyển biến nhất định nào đó ở đối tƣợng tác động dựa trên những phƣơng thức tác động xác định, qui trình tác động và những điều kiện tác động cụ thể. Những phƣơng thức tác động này đƣợc xác định trong những mối liên quan giữa: mục đích tác động - chủ thể tác động - đối tƣợng tác động - điều kiện tác động. Sử dụng TCDG là quá trình tác động có mục đích, kế hoạch thông qua tổ chức TCDG cho các em học sinh tiểu học nhằm mục tiêu, nhiệm vụ GDĐĐ đề ra.

Nói khác đi, sử dụng TCDG nhƣ là phƣơng pháp, phƣơng tiện và hình thức thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ GDĐĐ học sinh trong nhà trƣờng tiểu học.

1.3.1.2. Đặc điểm của TCDG

TCDG gắn liền với lễ hội. Đối với ngƣời Việt, trò chơi luôn gắn liền với lễ hội, sau những tháng ngày làm việc vất vả, con ngƣời có nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí vì vậy lễ hội là một hình thức để con ngƣời đƣợc thƣ giãn, nghỉ ngơi cho những ngày lao động và mùa vụ tiếp theo. Trong lễ hội, yếu tố thiêng liêng là một giá trị văn hoá của đời sống tinh thần ngƣời Việt, phƣơng thức tồn tại và lƣu truyền yếu tố thiêng liêng trong văn hoá ngƣời Việt là lễ hội dân gian. Lễ hội ra đời và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của ngƣời Việt, là hình thức sinh hoạt văn hoá phổ biến của họ, “Trong tính nguyên hợp của nó, lễ hội dân gian vừa là hoạt động văn hoá

tín ngưỡng thờ cúng thần linh, vừa là hoạt động vui chơi giải trí” [2]. Lễ hội phản

ánh nét văn hoá của đời sống tinh thần ngƣời Việt, liên quan đến đời sống cộng đồng là các lễ hội tôn giáo và văn hoá trong đó phần hội bao gồm các trò chơi giải trí hết sức phong phú, hấp dẫn. Lễ hội bao gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Nếu nhƣ “lễ” có tính chất nghi lễ thiêng liêng, tôn giáo thì “hội” lại là phần sôi động nhất, là nơi mà các trò chơi mang tính chất thƣ giãn đƣợc thể hiện, cũng là lúc mà các trò chơi đƣợc tổ chức, là thời điểm con ngƣời thấy thoải mái, tự do và vui vẻ nhất.

TCDG có nguồn gốc phát sinh từ những ƣớc vọng thiêng liêng của con ngƣời về nông nghiệp (ƣớc vọng cầu mƣa; ƣớc vọng phồn thực, ƣớc vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo sức mạnh thể chất,...) [58]. Xuất phát từ ƣớc vọng cầu mƣa là các trò chơi tạo ra tiếng nổ mô phỏng, tiếng sấm vào các hội xuân để nhắc trời làm mƣa (các trò chơi đốt pháo,…). Xuất phát từ ƣớc vọng phồn thực có các trò chơi: cƣớp cầu, thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún đu,... Xuất phát từ ƣớc vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, rèn sức khoẻ và khả năng chiến đấu có các trò chơi: chơi trận giả, kéo co,...

TCDG thƣờng là những trò chơi mang tính chất tập thể, tính hợp tác. Ví dụ nhƣ trò chơi "Rồng rắn" của trẻ nhỏ không giới hạn số lƣợng ngƣời chơi, tham gia vào TCDG trẻ phải thực hiện luật chơi, phải thực hiện phối hợp cùng với các thành viên khác để thực hiện hành động chơi, trò chơi đƣợc xem là hiệu quả nếu sự phối kết hợp giữa ngƣời chơi nhịp nhàng, ăn ý. TCDG mang tính hợp tác và ganh đua, sự ganh đua đƣợc phản ánh trong những cuộc đấu tƣợng trƣng đƣợc tổ chức trong các

xã hội thời kì tiền sử, nhắc lại những quan niệm lƣỡng hợp của tƣ duy nguyên thuỷ. Từ chỗ là những cuộc thi đua mang tính chất tƣợng trƣng chúng trở thành những cuộc thi tài khéo léo,... trong xã hội ngày nay.

TCDG phản ánh nhu cầu chung của cộng đồng và nhu cầu cá nhân do đó đòi hỏi tính hợp tác giữa những ngƣời chơi trong cùng thực hiện một nhiệm vụ, giải pháp nào đó mà kết quả là tính thi đua giữa các đội chơi. Đối với bất kì trò chơi nào thì luật chơi, quy ƣớc chơi cũng là yếu tố tạo nên trò chơi, tạo sự liên kết của trò chơi.

TCDG có sự mô phỏng mối quan hệ xã hội giữa con ngƣời - con ngƣời trong lao động sản xuất, con ngƣời - tín ngƣỡng, con ngƣời - tự nhiên,... do đó TCDG phản ánh nét sinh hoạt văn hoá xã hội của con ngƣời, phản ánh nhu cầu nguyện vọng của con ngƣời mang tính chất vùng miền rõ nét.

TCDG đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ trƣớc sang thế hệ sau, từ địa phƣơng này qua địa phƣơng khác dƣới hình thức truyền miệng, bắt chƣớc lẫn nhau. Các TCDG thƣờng rất dễ chơi, trẻ có thể chơi ở sân đình, sân kho, tại sân nhà,… do đó mà TCDG mang tính phổ biến rộng rãi.

TCDG của trẻ nhỏ thƣờng là những trò chơi có lời, gắn liền với những bài đồng dao, đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh đƣợc sử dụng trong khi chơi. Đồng dao thƣờng là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn đƣợc ghép lại với nhau không theo một lôgic nào. Trong các trò chơi thì đồng dao chỉ có giá trị nhất định trong trò chơi cụ thể, không tồn tại độc lập ngoài trò chơi và là yếu tố ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi.

1.3.1.3. TCDG khu vực miền núi Đông Bắc

Khu vực miền núi Đông Bắc bao gồm các tỉnh Lao Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng là nơi cƣ trú và sinh sống của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Cao Lan, Sán Dìu,… trong định cƣ tại các khu vực miền núi, trung du chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Cao Lan, Sán Dìu,… trong đó dân tộc Tày, Nùng là chiếm ƣu thế. Nơi cƣ trú và sinh sống của mỗi dân tộc đều gắn với những đặc điểm và điều kiện tự nhiên song có những đặc trƣng riêng. Dân tộc Kinh cƣ trú ở những khu vực đồng bằng, vùng núi thấp gắn với nền sản xuất lúa nƣớc; ngƣời Tày, Nùng định cƣ xen kẽ ở

khu vực trung du, miền núi, đồng bằng, chuyên canh về lúa nƣớc song phƣơng thức sản xuất lúa nƣớc có khác biệt so với phƣơng thức của ngƣời Kinh. Thực hiện chủ trƣơng chính sách định canh định cƣ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nên ngày nay nhiều tộc ngƣời không còn sống riêng lẻ mà tập trung nhiều dân tộc cùng định cƣ trên một vùng dẫn đến sự giao thoa văn hóa giữa các tộc ngƣời trong quá trình sinh hoạt nhƣ: ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau trong trồng trọt, tác phong sinh hoạt, các tục lệ trong ma chay, cƣới hỏi,… Do những đặc trƣng về định cƣ, sản xuất, sinh hoạt gắn liền thiên nhiên hình thành cách nghĩ, cách nói, quan niệm của đồng bào dân tộc và trở thành nét văn hóa mang bản sắc dân tộc. Truyền thống văn hóa nổi bật của các dân tộc là đoàn kết, thƣơng ngƣời, yêu nƣớc, thật thà, mộc mạc, chất phác,… Một trong những yếu tố tâm lý nổi bật của đồng bào dân tộc là tình nghĩa, trung thực, hiền lành, chăm chỉ,… đây cũng là một trong những điển hình giao tiếp và sinh hoạt của các dân tộc khu vực miền núi Đông Bắc. Đặc trƣng văn hóa của đồng bào dân tộc khu vực miền núi Đông Bắc đƣợc thể hiện trong các ngày lễ tết, các tục lệ trong các lễ tết, lễ hội và trong tín ngƣỡng tộc ngƣời nhƣ: Tết rằm tháng 7, tết mùng 3 tháng 3, tết mùng 5 tháng 5, tết rằm tháng giêng,… quan niệm trong ma chay, cƣới hỏi.

TCDG là một trong những yếu tố không thể thiếu đƣợc trong lễ hội văn hóa dân gian tại các khu vực miền núi Đông Bắc, nó trở thành một nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc khu vực miền núi Đông Bắc. Lễ hội Lồng Tồng của ngƣời dân tộc Tày là lễ hội ăn mừng tết lúa mới của bà con, thể hiện mong muốn mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt bội thu, ngƣời dân đƣợc no ấm. Nhiều TCDG đƣợc tổ chức trong lễ hội, thể hiện tín ngƣỡng phồn thực của đồng bào nhƣ trò chơi Tung còn, Kéo co, đi Cà kheo,...

Không giống với TCDG trong lễ hội, TCDG của trẻ nhỏ không bị giới hạn bởi hình thức lễ hội, các em có thể chơi các trò chơi trên cánh đồng trong thời gian rảnh rỗi nhƣ trong lúc đi chăn trâu, chăn bò trên đồng ruộng hoặc sau những thời gian phụ giúp cha mẹ một số công việc gia đình. TCDG của các em nhỏ mang tính tự do, tự nguyện, tiếp biến lịch sử do sự chuyển giao giữa các thế hệ, sự di cƣ của ngƣời dân tạo thành. Những trò chơi nhƣ đánh đáo, đánh khăng, nhảy dây, ăn quan, truyền

thẻ, tung còn, đóng vai,... đƣợc các em chơi trong ngõ xóm, trên sân đình, sân trƣờng học, ngoài đồng ruộng không phụ thuộc vào đặc điểm vùng miền của địa phƣơng vì TCDG là một loại hình rất dễ tiếp nhận đối với trẻ nhỏ. Đối với các em học sinh nhỏ thì việc chơi các TCDG hoàn toàn không phụ thuộc vào không gian lễ hội, cũng không phụ thuộc vào đặc điểm dân tộc bởi sự giao thoa giữa các cộng đồng ngƣời, sự chuyển tiếp giữa các thế hệ, giữa các vùng miền do vậy không tồn tại TCDG con trẻ mang tính tộc ngƣời hay vùng miền riêng biệt. Sự khác biệt giữa các TCDG của trẻ nhỏ chỉ là tên gọi, sự linh hoạt hóa luật chơi (quy tắc chơi), yếu tố ngôn ngữ của trò chơi hoặc thậm chí là sự thay đổi về yêu cầu đối với ngƣời chơi. Trò chơi của học sinh tiểu học miền núi thƣờng gắn với tự nhiên, chẳng hạn nhƣ trong trò chơi đánh chuyền thì công cụ chơi là “cái” và “thẻ chuyền”. “Cái” thƣờng là hòn sỏi to dùng để tung lên bắt xuống trong quá trình rải thẻ chuyền, thẻ chuyền đƣợc các em tự làm bằng thân cây Guột, hoặc thậm chí là thân cây Cỏ nhật.

TCDG của HS nhỏ gắn mật thiết với môi trƣờng thiên nhiên nhƣ cánh đồng, bãi cỏ, ngõ xóm,… một trận đá bóng của các em diễn ra có khi mỗi đội chỉ có 4 ngƣời hoặc 2 ngƣời, quả bóng là trái bƣởi xanh (bòng) vừa bứt trên cây xuống. Hoặc nhƣ trong trò chơi đóng vai của học sinh nhỏ, các em rất thích thú khi tự mình lấy lá chuối khô làm thành lớp học, bàn học là tảng đá hoặc gốc cây ngoài vƣờn,… tất cả mang lại cho các em cảm giác hạnh phúc trong trò chơi. Đồ chơi trong các TCDG đa dạng và phong phú, đó có thể là đồ chơi do các em tự tạo từ chiếc lá, vỏ ốc, viên sỏi,… và đƣợc gán cho các chức năng nhất định theo từng trò chơi cụ thể.

Một phần của tài liệu sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi đông bắc (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)