10. Cấu trúc của luận án
1.3.4. Hình thức sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho HSTH
1.3.4.1. Sử dụng TCDG trong dạy học môn Đạo đức
Dạy học môn Đạo đức trong trƣờng tiểu học đƣợc thiết kế dƣới dạng tổ chức hoạt động nhƣ: đóng vai xử lý tình huống, thảo luận,… do đó sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH đƣợc thiết kế dƣới dạng tổ chức hoạt động. Hoạt động sử dụng TCDG cần phải đƣợc xây dựng và thiết kế phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học dƣới hình thức một tiết học chuyên biệt hoặc là một phƣơng pháp hỗ trợ các phƣơng pháp dạy học khác trong dạy học một tiết học.
1.3.4.2. Sử dụng TCDG trong hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động gắn liền môn học thực hiện nhiệm vụ bổ trợ hoạt động dạy học gắn nội dung môn học của giờ lên lớp. Dạy học môn Đạo đức trong trƣờng tiểu học mang những nét đặc thù của quá trình GDĐĐ bởi lẽ GDĐĐ cho HSTH không giới hạn trong phạm vi tiết học Đạo đức mà đƣợc hỗ trợ thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Sử dụng TCDG có ƣu thế trong tổ chức hoạt động ngoại khóa đối với nội dung giảng dạy môn Đạo đức, tạo môi trƣờng và phƣơng tiện hình thành những chuẩn mực đạo đức cho học sinh mà các giờ học nội khóa không ƣu thế. Hoạt động ngoại khóa đa dạng về hình thức tổ chức và nội dung thực hiện, không nhất
thiết thực hiện chỉ một nội dung của 1 bài học đạo đức trên lớp. Hoạt động ngoại khóa trong trƣờng tiểu học đƣợc thiết kế dƣới hình thức thi tìm hiểu, hoạt động theo nhóm, hội vui học tập, hoạt động theo chủ đề,… Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục đạo đức, thiết kế sử dụng TCDG dƣới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho phù hợp nhằm chuyển tải nội dung giáo dục đạo đức cho HS.
1.3.4.3. Sử dụng TCDG dưới hình thức tổ chức HĐGDNGLL
HĐGDNGLL thực hiện sự nối tiếp giữa hoạt động lí luận khoa học với hoạt động thực tiễn, thực hành của học sinh, sự nối tiếp giữa hoạt động dạy học các môn học văn hoá trên lớp với các hoạt động thực tiễn của các em nhằm giúp các em chuyển hoá tích cực nhận thức thành niềm tin, thành hành vi, kĩ năng thành thói quen. Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trƣờng tiểu học nhằm củng cố, bổ sung kiến thức đã học trên lớp, hình thành và phát triển ở các em các kĩ năng cơ bản, phát huy tính tự giác, tích cực, bồi dƣỡng và hình thành ở các em thái độ đúng đắn đối với các hiện tƣợng tự nhiên và xã hội, trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với môi trƣờng tự nhiên đối với bản thân
Tổ chức HĐGDNGLL ở trƣờng tiểu học đƣợc tiến hành thực hiện theo các chủ điểm, nội dung chủ điểm đƣợc xây dựng và tổ chức thực hiện theo hƣớng đồng tâm mở rộng, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS theo khối lớp, độ tuổi. Mỗi một chủ điểm giáo dục đƣợc tổ chức thông qua nhiều hoạt động trong đó sử dụng TCDG là một trong những hoạt động đƣợc lựa chọn để thực hiện chủ điểm giáo dục, nhƣ vậy sử dụng TCDG là hình thức, phƣơng pháp tổ chức HGGDNGLL.
Kết hợp sử dụng TCDG dƣới hình thức tổ chức hoạt động vui chơi. Sử dụng TCDG vào trong tổ chức hoạt động vui chơi cho HSTH đƣợc vận dụng theo hai hƣớng: Hƣớng thứ nhất, GV tổ chức cho các em học sinh đƣợc tham gia chơi các TCDG vào những nội dung vui chơi mang tính chất tập thể nhƣ trong giờ thể dục hoặc trong giờ giải lao giữa buổi học. Với hƣớng thực hiện này nhằm thay đổi môi trƣờng hoạt động, thay đổi trạng thái làm việc và vận động của cơ thể sau một khoảng thời gian học tập căng thẳng mang lại sự thoải mái, thƣ giãn cho các em để thực hiện những nội dung học tập tiếp theo. Hƣớng thứ hai, GV tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo hình thức hoạt động vui chơi trong đó TCDG là một yếu tố cấu thành của hình thức tổ chức, thông qua đó thực hiện mục tiêu HĐGDNGLL.
Thi tìm hiểu TCDG là một hình thức tổ chức HĐGDNGLL gắn với từng chủ đề, nhƣng cũng có thể đƣợc sử dụng ngay trong các tiết học dành cho địa phƣơng trong chƣơng trình tự chọn, nhằm tăng cƣờng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh. Hình thức thi tìm hiểu gồm hình thức thi sân khấu và hình thức thi tìm hiểu thông qua bài viết hoặc sản phẩm hoạt động của học sinh.
Tiểu kết chƣơng 1
1. Nghiên cứu sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH giải quyết hai nhiệm
vụ: Thứ nhất, giúp HSTH tiếp cận với TCDG trong điều kiện của xã hội hiện đại. Thứ hai, tiếp cận sử dụng TCDG nhƣ là một phƣơng thức GDĐĐ cho các em HS trong trƣờng tiểu học hiệu quả.
2. GDĐĐ cho HSTH là một quá trình đòi hỏi tính hệ thống, thƣờng xuyên và
liên tục của những tác động giáo dục, sự tập trung của các nguồn lực giáo dục trong xã hội. Trong quá trình giáo dục, những phẩm chất của nhân cách chỉ đƣợc hình thành ở các em học sinh khi đƣợc gắn mật thiết với hoạt động của các em trong thực tiễn cuộc sống, trong hoạt động học tập và giao lƣu. Do đó việc xây dựng, thiết kế nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đảm bảo tính tự nhiên sẽ là môi trƣờng và là điều kiện cần thiết để hình thành những phẩm chất đạo đức ở các em. HSTH sống và học tập trong điều kiện của xã hội hiện đại, các em đƣợc làm quen với các loại trò chơi và hình thức giải trí mang tính kỹ thuật và công nghệ cao tạo nên một xu hƣớng giải trí mang tính thời đại, những điều kiện này ảnh hƣởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách các em.
3. Nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý thuyết sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ
cho HSTH góp phần lý giải vấn đề trên đồng thời mở ra một hƣớng nghiên cứu mới: nghiên cứu TCDG và vai trò của nó trong xã hội hiện đại, những thay đổi của TCDG trong điều kiện hiện nay và vấn đề tiếp cận sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho các em HS trong trƣờng tiểu học. Với ý nghĩa đó, sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HS sẽ góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của bậc học, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả GDĐĐ cho các em học sinh nói riêng, giáo dục phẩm chất nhân cách thế hệ trẻ nói chung.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Khái quát về khách thể khảo sát
Khu vực miền núi Đông Bắc bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Là khu vực miền núi và trung du, tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nhƣ dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Rìu, Dao, H’Mông,… những đặc điểm này tạo nên yếu tố văn hóa đặc trƣng của vùng Đông Bắc. HSTH miền núi Đông Bắc là con em các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Rìu, Dao, H’Mông,… trong đó học sinh thuộc nhóm dân tộc Tày, Nùng chiếm tỉ lệ chủ yếu. Các em HS là ngƣời dân tộc, trong giao tiếp các em còn nhút nhát đặc biệt là khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông do vốn ngôn ngữ phổ thông của các em còn hạn chế, còn chịu nhiều ảnh hƣởng của ngôn ngữ tộc ngƣời. Các em HSTH miền núi Đông Bắc hồn nhiên, vô tƣ, thật thà, chân tình, mộc mạc trong tình bạn và đây cũng là những phẩm chất nhân cách điển hình của các em trong giao tiếp và ứng xử với những ngƣời xung quanh.
Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển của CNH - HĐH đất nƣớc đã và đang làm cho tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh làm xuất hiện những khu dân cƣ tập trung đông đúc nhƣ thị xã, thành phố, thị trấn. Đời sống của đồng bào dân tộc khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến về đời sống vật chất, về phong tục tập quán, về quan niệm cũng nhƣ đời sống văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày và tín ngƣỡng. Sự phát triển của xã hội hiện đại cùng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, truyền thông,… đã và đang tạo nên những ảnh hƣởng không nhỏ đối với HS lứa tuổi tiểu học trên khắp các vùng miền đất nƣớc nói chung HSTH miền núi Đông Bắc Việt Nam nói riêng. Sự tác động này đã và đang tạo nên khoảng cách lớn giữa kinh nghiệm sống, kỹ năng sống của các em HSTH và sự du nhập của văn hóa phƣơng Tây đang len lỏi vào các làng quê, xóm nhỏ, thôn bản và tạo nên những hệ lụy không nhỏ đối với sự phát triển nhân cách
học sinh. Trong bối đó, sức ép của những tác động mang tính chất toàn cần đang đặt ra những thách thức mới đối với sự phát triển kinh tế xã hội thì công tác giáo dục thế hệ trẻ cần đặc biệt đƣợc quan tâm trên các phƣơng diện: điều kiện thuận lợi thực hiện xã hội hóa giáo dục, công bằng giáo dục, đề ra yêu cầu cao đối với nhân cách thế hệ trẻ, xây dựng chính sách giáo dục hợp lý, xây dựng biện pháp giáo dục phù hợp đối với nhóm đối tƣợng khác nhau, tính đến yếu tố truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình đổi mới và hiện thực hóa các chủ trƣơng và giải pháp giáo dục…
2.1.2. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL và GV về vấn đề sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH; thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc; Xây dựng cơ sở thực tiễn làm căn cứ đề xuất biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Phƣơng pháp điều tra bằng ankét: Khảo sát trên CBQL và GV để tìm hiểu nhận thức và thực trạng tổ chức TCDG trong nhà trƣờng tiểu học hiện nay; Khảo sát HS nhằm đánh giá về nhận thức, hứng thú của các em đối với việc sử dụng TCDG trong nhà trƣờng, đánh giá một số biểu hiện đạo đức của các em HS.
Phƣơng pháp phỏng vấn: trực tiếp phỏng vấn đối với một số cán bộ QLGD, GV và HS, đặc biệt là các GV làm công tác tổng phụ trách Đội.
Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Trong giới hạn của luận án, việc tiến hành tổng kết kinh nghiệm thực tiễn chủ yếu đƣợc tiến hành thông qua thu thập và xử lý báo cáo tổng kết kinh nghiệm hoạt động Đội, phong trào hoạt động của nhà trƣờng.
2.1.4. Đối tượng khảo sát
Khảo sát trên CBQL, GV tiểu học tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên với tổng số: 738 GV. Khảo sát trên HS lớp 4, 5 tại các các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên với tổng số HS là 600 em nhằm thu thông tin hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu luận án.
2.2. Thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc
2.2.1. Thực trạng nhận thức về sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH
2.2.1.1. Đánh giá về ưu thế sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH
Bảng 2.1. Đánh giá của GV về ƣu thế sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ
STT Khu vực KS Ƣu thế Phân vân Không ƣu thế
SL % SL % SL % 1 Bắc Kạn 170 93.41 10 5.49 2 1.10 2 Cao Bằng 194 97.00 6 3.00 0 0.00 3 Hà Giang 179 93.23 13 6.77 0 0.00 4 Thái Nguyên 156 95.12 16 9.76 0 0.00 5 Tổng 699 94.72 45 6.10 2 0.27
Có 94,72% GV đƣợc hỏi khẳng định sử dụng TCDG có ƣu thế cao đối với GDĐĐ cho HSTH, kết quả khảo sát ở Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên cho thấy việc sử dụng TCDG đƣợc đánh giá cao trong công tác GDĐĐ cho HS nhỏ với tỉ lệ chọn là: 93,41%; 97,00%; 93,23%; 95,12%. Kết quả khảo sát góp phần khẳng định ƣu thế sử dụng TCDG trong giáo dục HSTH, đặc biệt là đối với nhiệm vụ GDĐĐ cho HSTH giai đoạn hiện nay.
2.2.1.2. Nhận thức về mục đích sử dụng TCDG trong giáo dục HSTH
Sử dụng TCDG trong trƣờng tiểu học nhằm các mục đích Giáo dục tình cảm
đạo đức cho HS trong mối quan hệ bạn bè khi tham gia hoạt động trò chơi
(73.17%), mục đích Góp phần cụ thể hóa những chuẩn mực đạo đức ưu thế
(66.94%). Sử dụng TCDG tạo hứng thú cho học sinh để bắt đầu tiết học Đạo đức chỉ có 10.16% ý kiến khẳng định đã từng tổ chức thực hiện. Nhìn chung các GV đều đánh giá cao về mục đích sử dụng TCDG trong công tác GDĐĐ cho HSTH, các thông tin đƣa ra khảo sát đƣợc đánh giá ở mức độ tƣơng đối với tỉ lệ chọn TB là 54.57%. Mặc dù kết quả định lƣợng không cao nhƣng cũng phản ánh một thực tế: GVTH đã nhận thức đƣợc mục đích sử dụng TCDG trong giáo dục học sinh, đây cũng là những định hƣớng rất cần thiết về mặt nhận thức để tổ chức sử dụng TCDG nhằm giáo dục HSTH.
Bảng 2.2.Nhận thức mục đích sử dụng TCDG trong giáo dục HSTH STT Mục đích Thái Nguyên (%) Cao Bằng (%) Hà Giang (%) Bắc Kạn (%) Chung (%)
1 Tạo hứng thú cho học sinh để bắt đầu tiết học
Đạo đức 7.93 12 13.02 7.14 10.16
2 Giáo dục tình cảm đạo đức cho HS trong mối
quan hệ bạn bè khi tham gia hoạt động trò chơi 60.98 75 75.52 79.67 73.17 3 Giúp các em HS chuyển hóa chuẩn mực đạo
đức một cách tự nhiên 59.76 61.5 68.23 59.89 62.47
4 Góp phần cụ thể hóa những chuẩn mực đạo
đức ƣu thế 79.27 54.5 75.52 60.44 66.94
5 Tạo môi trƣờng cho các em đƣợc trải nghiệm
những chuẩn mực đạo đức ƣu thế 54.88 44.5 52.08 52.20 50.68
6 Tạo cơ hội cho học sinh đƣợc lĩnh hội chuẩn
mực đạo đức gắn với hành động trò chơi 48.78 50 55.21 53.85 52.03
7
Thỏa mãn nhu cầu vui chơi đồng thời giải quyết nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh thông qua sử dụng TCDG
60.98 67 53.13 71.43 63.14
8
Đa dạng hóa hình thức GDĐĐ ở trƣờng tiểu học trên cơ sở nội dung chƣơng trình môn Đạo đức
34.76 61.5 46.35 42.86 47.02
9 Góp phần làm cho các chuẩn mực đạo đức trở
nên gần gũi với các em học sinh 60.37 60.5 46.88 43.96 52.85
10
Kích thích, phát huy cao vai trò chủ thể tự giáo dục của các em HS trong quá trình rèn luyện chuẩn mực đạo đức
73.78 67 55.73 73.63 67.21
2.2.1.3. Nhận thức về nội dung GDĐĐ thích hợp qua sử dụng TCDG i. Đánh giá sự phù hợp của TCDG đối với các chủ đề GDĐĐ
Bảng 2.3. Đánh giá sự phù hợp của TCDG trong thực hiện các chủ đề GDĐĐ
STT Chủ đề GDĐĐ Thái Nguyên Cao Bằng Hà Giang Bắc Kạn Chung
1 Quan hệ của học sinh với chính bản thân 83.54 82.50 83.33 84.62 83.47
2 Quan hệ với gia đình 34.15 35.00 40.10 27.47 34.28
3 Quan hệ với nhà trƣờng 48.17 40.00 33.85 43.96 41.19
4 Quan hệ với xã hội, với môi trƣờng
xung quanh 82.93 80.00 75.52 71.43 77.37
GDĐĐ cho HS trong trƣờng tiểu học gắn với 4 chủ đề, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho HSTH đƣợc gắn với 4 chủ đề này. Tìm hiểu đánh giá của các GV về sự phù hợp của sử dụng TCDG trong thực hiện 4 chủ đề trong nội dung chƣơng trình GDĐĐ. Phần đông GV đều đồng ý: sử dụng TCDG thích hợp trong thực hiện chủ đề giáo dục 1 và 4. Sử dụng TCDG thích hợp trong giáo dục cho HS nội dung các chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ của các em với chính bản thân (83.47%), giáo dục cho học sinh các chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ với xã hội, với môi trƣờng xung quanh có 77.37% ý kiến GV chọn, trong mối quan hệ giữa các em HS với gia đình có 34,28% và đối với nội dung quan hệ với nhà trƣờng có 41,19%