1.3 .Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục
3.2. Biện pháp cụ thể
3.2.6. Định kỳ đánh giá kết quả bồi dưỡng
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Việc kiểm tra đánh giá còn giúp cho Hiệu trưởng tự xét lại mức độ phù hợp bởi những quản lý của mình để có hướng điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra đánh giá sẽ tác động trực tiếp đến giáo viên giúp cho họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác.
Đánh giá kết quả của việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên để khẳng định những việc mình đã làm được và chưa làm được, mặt mạnh và mặt yếu, phát huy những điểm mạnh và điều chỉnh khắc phục những điểm yếu, những tồn tại, từ đó rèn luyện để vươn mình theo Chuẩn.
Thông qua việc đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên nhằm làm rõ việc chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước, kết quả cơng tác, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối sống, tinh thần phối hợp trong công tác, tinh thần học tập, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của giáo viên.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Kiểm tra đánh giá giáo viên
+ Chương trình dạy học là văn bản pháp quy được Bộ GD&ĐT ban hành, phải tuân theo do vậy căn cứ để kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình là:
+ Phân phối chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2008 và phân phối chương trình chi tiết do Sở GD&ĐT ban hành năm 2009.
+ Kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài, việc thiết kế bài giảng dạy của giáo viên với các nội dung cơ bản cần đạt được như: Xác định đúng mục tiêu bài dạy; những cơng việc cần chuẩn bị của thầy và trị; thiết kế các hoạt động diễn ra trong giờ dạy; hệ thống câu hỏi của giáo viên; dự kiến các tình huống
có thể xảy ra trong q trình dạy; phương pháp dạy học dự kiến áp dụng trong tiết dạy phải phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh; nội dung bài dạy phải đúng, đủ và đảm bảo kiến thức trọng tâm.
- Kiểm tra việc thực hiện giờ dạy trên lớp với các nội dung chủ yếu là: + Đảm bảo nội dung bài dạy, truyền thụ được kiến thức cơ bản, trọng tâm, hệ thông, kỹ năng thực hành; việc giáo dục tư tưởng tình cảm và nhân cách.
+ Vận dụng các phương pháp đặc thù của bộ môn kết hợp với các phương pháp chung để phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, tự lập của học sinh.
+ Đánh giá giờ dạy của thầy ta cần xem xét đến kết quả học tập của trò. + Việc thực hiện ngày công lao động, việc chấp hành đúng giờ giấc ra vào lớp cũng như các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên môn.
+ Việc ghi chép các loại hồ sơ sổ sách theo quy đinh như thiết kế bài giảng đăng ký giảng dạy, sổ dự giờ thăm lớp, sổ chủ nhiệm, sổ tự học bồi dưỡng, sổ đầu bài…
+ Việc chấm bài kiểm tra theo quy định. Việc lưu giữ bài kiểm tra và bảo quản các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của giáo viên: kết quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên được thể hiện qua các đợt kiểm tra khảo sát chất lượng, kết quả bài kiểm tra định kỳ, các đợt kiểm định chất lượng giáo dục của Phòng và của trường, kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh mà giáo viên trực tiếp giảng dạy và giáo dục trong từng kỳ và trong năm học.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả việc thực hiện các công tác khác với nội dung gồm:
+ Công tác chủ nhiệm và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Ý thức và tinh thần trách nhiệm tham gia các hoạt động sinh hoạt chun mơn, hoạt động đồn thể, hoạt động ngoại khóa.
+ Viết sáng kiến kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm của mình và đồng nghiệp trong cơng tác giảng dạy.
- Kiểm tra đánh giá giáo viên theo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
+ Kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên, công tác tự học tự bồi dưỡng của giáo viên.
+ Phối hợp với các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên để nắm bắt tình hình kết quả học tập và tu dưỡng, rèn luyện của các giáo viên.
+ Sau mỗi kỳ, mỗi năm học giáo viên phải báo cáo kết quả học tập và rèn luyện của mình với hiệu trưởng.
+ Tổ chức hội nghị tuyên dương những thành quả đã đạt được của giáo viên có kết quả học tập rèn luyện tốt để các giáo viên khác học tập.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất. Kế hoạch được xây dựng phải kèm theo thời gian, kinh phí, phương pháp tiến hành, cách thức thực hiện…
- Có hệ thống cơng cụ để theo dõi quá trình kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra đánh giá phải kịp thời, nghiêm túc, công bằng, khách quan, chính xác và được sự thống nhất và nhất trí cao trong bộ phận kiểm tra đánh giá; khi tổ chức kiểm tra đánh giá phải đồng bộ và đúng quy chế.
- Phải xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá một cách thích hợp để mọi người đều thấy được hết ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá.
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục. Văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư 43/2009/TT-BGD&ĐT về thanh tra các cơ sở giáo dục và hoạt động sư phạm của giáo viên.
Nhà trường xây dựng cụ thể hóa nội dung, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên, chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, đánh giá và xếp loại giáo viên hàng năm. Các trường cụ thể hóa các nội dung kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên trong từng học kỳ và cả năm học.
Như vậy, để bồi dưỡng giáo viên nhà trường theo Chuẩn nghề nghiệp và quản lý, điều hành các hoạt động của trường có chất lượng tốt thì Hiệu trưởng phải đi thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá và tiến hành đánh giá bài bản khoa học.
Tóm lại, sáu biện pháp nêu trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cơng tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, kiến thức sư phạm và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Sáu biện pháp chúng tôi đề xuất ở trên là những biện pháp mà tôi đã và đang thực hiện, nhưng vì lý do nào đó mà kết quả thực hiện chưa cao hoặc chưa được quan tâm thỏa đáng, do đó việc nghiên cứu và đưa ra sáu biện pháp này để giúp người quản lý nhà trường tham khảo, xem xét để vận dụng vào công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên ở đơn vị mình có hiệu quả.