Vai trò hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 41)

1.3 .Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục

1.5. Một số vấn đề lí luận về bồi dưỡng giáo viên và quản lý hoạt động

1.5.1. Vai trò hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THCS

Thực ra khi nói đến quá trình bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có rất nhiều ý kiến cho rằng giáo viên phải thực sự là người am hiểu tri thức nhất, bởi công việc chính là dạy kiến thức cho người học, vì vậy vào những năm giữa của thế kỷ XX việc bồi dưỡng giáo viên được thiết kế cụ thể để đáp ứng nhu cầu xác định và tập trung theo các bước sau:

+ Xác định nhu cầu bồi dưỡng. + Xác định loại hình bồi dưỡng.

+ Sử dụng đội ngũ giáo viên đã qua bồi dưỡng giàu kinh nghiệm để xác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng.

Ngày nay việc bồi dưỡng giáo viên không chỉ do các nhà quản lý hoạch định và chỉ đạo, mà mỗi giáo viên cũng phải tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ theo nhịp độ phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà luật giáo dục cũng nêu rất rõ nhiệm vụ của nhà giáo: "... Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học''.

Ngoài ra việc bồi dưỡng giáo viên có kế hoạch mang tính thực tiễn cao hơn. Điều này thể hiện qua các phương diện:

+ Xác định những nhu cầu cần thiết của việc học tập, kiểm tra và kiến thức, kỹ năng, phương pháp nào cần được bổ túc, bồi dưỡng.

+ Xác định mục tiêu bồi dưỡng của từng năm học, cấp học, bậc học và khối học, môn học. Mục tiêu phải cụ thể mang tính hoạch định, và tính khả thi, có thước đo đánh giá được. Mục tiêu phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội và phát triển giáo dục. Mục tiêu bồi dưỡng cần chỉ đến đích cuối cùng là người học sẽ vận dụng được những gì sau quá trình học tập và tu dưỡng.

+ Phương châm bồi dưỡng: Thuận lợi nhất, kết hợp bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học. Kết hợp bồi dưỡng trong hè và tự bồi dưỡng, đa dạng hố các loại hình bồi dưỡng.

+ Phương pháp bồi dưỡng: Phù hợp với nội dung, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới.

+ Phương thức bồi dưỡng: Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xây dựng băng hình các tiết dạy minh hoạt sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung và phương pháp.

+ Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồi dưỡng thơng qua sinh hoạt tổ nhóm chun mơn; thơng qua cách tự học. Tự học, tự nghiên cứu là cách thức bồi dưỡng tốt nhất được kết hợp với các hình

thức bồi dưỡng khác; Bồi dưỡng từ xa bằng phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức hỗ trợ băng hình, băng tiếng.

+ Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Hiệu quả việc bồi dưỡng được đánh giá qua vịêc theo dõi giám sát trong tất cả chương trình học tập. Kết quả của công tác bồi dưỡng cũng cần được sử dụng trong quá trình đánh giá giáo viên thì hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng mới đích thực có giá trị.

Sau 20 năm đất nước đổi mới, hệ thống giáo dục đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho đất nước, xong các chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên vẫn còn tiếp tục xây dựng và chưa hoàn chỉnh. Nhiều vấn đề của khoa học quản lý được vận dụng vào cơ quan giáo dục, các nhà trường đang dần được sáng tỏ. Nhiều vấn đề thực tiễn được tổng kết và bổ sung, hoàn chỉnh. Các vấn đề có tính lý luận như: Kế hoạch hố giáo dục, kinh tế học giáo dục, nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý trường học, thông tư, chỉ thị, cơng tác xã hội hố giáo dục... Nhiều vấn đề đã được cán bộ quản lý đi trước và nghiên cứu, đúc kết trở thành nội dung chương trình phong phú và đa dạng.

Trên cơ sở đó đội ngũ cán bộ giáo viên trung học cơ sở phải được bồi dưỡng theo nội dung sau:

+ Về quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu WTO, dưới sự quản lý của Nhà nước nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và vai trò của Nhà nước, vai trò của giáo dục trong nền kinh tế hội nhập.

+ Về quản lý giáo dục đào tạo, nghiệp vụ, khoa học quản lý, kỹ năng để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên giỏi có năng lực xây dựng, hoạch định, tổ chức, đánh giá để đáp ứng mục tiêu phát triển của giáo dục.

+ Tham gia thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm phát triển tối ưu các phẩm chất và năng lực của học sinh, phát triển xã hội để nâng

cao chất lượng phát triển giáo dục, phải làm cho chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với các đối tượng học sinh, các điều kiện học tập cụ thể.

+ Tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ cán bộ giáo viên, nhằm mục đích khai thác tốt những tài liệu chưa dịch sang tiếng Việt trong lĩnh vực chuyên môn, đồng thời để tăng cường khả năng giao tiếp.

+ Mở lớp dạy tin học để bổ sung kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng rộng khắp mơ hình giáo án điện tử, khai thác thơng tin trên mạng để có kiến thức cập nhật về chun mơn và xã hội trong q trình giáo dục.

+ Bồi dưỡng nội dung chương trình gắn với địa phương, những hoạt động tham gia vào công tác thực tiễn và đời sống, chỉ đạo và biên soạn theo các chủ đề.

Có thể nói bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nói riêng hay cán bộ cơng chức nói chung là cơng việc quan trọng trong việc cải cách công tác hành chính. Do đó quản lý phải thể hiện dân chủ; tôn trọng nhân cách của giáo viên, phân biệt trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong nhà trường, tơn trọng tính sáng tạo của giáo viên đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường.

Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao phẩm chất và năng lực của họ, bởi họ là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc đổi mới chương trình THCS và đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)