Xây dựng các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 88 - 90)

1.3 .Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục

3.2. Biện pháp cụ thể

3.2.5. Xây dựng các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp này là xây dựng các nguồn lực phục vụ cho bồi dưỡng. Trước hết là xây dựng được lực lượng giáo viên “nòng cốt”. Đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó cần tạo các điều kiện tài lực, vật lực, thơng tin... để phục vụ cho q trình bồi dưỡng giáo viên. Đồng thời hiệu trưởng cũng phải tạo dựng được môi trường thuận lợi để phục vụ cho công tác này.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Có kế hoạch đào tạo ngắn hạn và lâu dài trong công tác bồi dưỡng đội ngũ. - Ln tạo điều kiện cho giáo viên ln có cơ hội để nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm.

- Xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho cán bộ, giáo viên và nhân viên làm việc như mua sắm trang thiết bị, trang bị phòng làm việc, phịng bộ mơn.

- Đầu tư tài liệu, phương tiện và trang thiết bị cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, sắp xếp thời khóa biểu và lịch cơng tác một cách hợp lý, khoa học giúp giáo có điều kiện tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình.

- Xây dựng và mua sắm đầy đủ các loại sách tham khảo trong thư viện nhà trường để phục vụ việc tự học tập, tự nghiên cứu của cán bộ, giáo viên. Đảm bảo cho giáo viên có đủ tư liệu tra cứu khi cần thiết.

- Thực hiện đầy đủ chính sách chế độ giáo viên.

- Tìm kiếm các nguồn tài chính để phục vụ cho công tác phát triển giáo viên theo Chuẩn như: Trích ra từ nguồn ngân sách chi tiêu hằng năm của trường; tham gia vào các dự án phát triển giáo viên của sở GD&ĐT và của tỉnh; tiết kiệm từ nguồn chi khác trong trong chi tiêu hằng năm; vận động khen thưởng từ các tổ chức và cá nhân; trích từ quỹ khuyến học; trích từ quỹ khen thưởng của Ban đại diện cha mẹ học sinh…

- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục để tạo ra dư luận và sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội cho hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên.

- Thực hiện việc khen thưởng và động viên một cách minh bạch, chính xác, kịp thời.

- Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên: + Trước hết cần phải quan tâm đến việc xây dựng tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết nhất trí, tạo bầu khơng khí sư phạm lành mạnh, kích thích mỗi cá nhân thực sự say mê học tập và rèn luyện chuyên môn, phát huy được khả năng sáng tạo của mình.

+ Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường: có sự thân thiện, hợp tác và chia sẽ giữa lãnh đạo với giáo viên và giáo viên với giáo viên…

+ Nhân các điển hình tích cực trong tập thể sư phạm về tự học, tự bồi dưỡng. + Đổi mới việc đánh giá thi đua trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp.

- Có sự quan tâm của các cấp, các ngành trực tiếp là Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơng đồn nhà trường, các bộ phận liên quan nghiên cứu các văn bản và chế độ chính sách của Nhà nước, giải quyết mọi quyền lợi cho cán bộ, giáo viên một cách thỏa đáng trong điều kiện thực tế của trường.

- Đội ngũ giáo viên năng động, linh hoạt, sáng tạo. Trong cơng tác, tự giác tích cực tự học, tự bồi dưỡng, đảm bảo mọi hoạt động của nhà trường ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)