Biện pháp
Tính khả thi
∑ X Thứ
bậc
Rất khả thi Khả thi Không khả thi
SL % SL % SL % 1 44 43,1 58 56,9 0 0 248 2,43 2 2 36 35,3 58 56,9 8 7,8 232 2,27 5 3 48 47,1 52 51,0 2 2,0 250 2,45 1 4 44 43,1 54 52,9 4 3,9 244 2,39 3 5 40 39,2 38 37,3 24 23,5 220 2,16 6 6 44 43,1 50 49,0 8 7,8 240 2,35 4
Nhận xét: Kết quả bảng 3.2 cho ta thấy ý kiến đánh giá các biện
pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS đã đề xuất với điểm trung bình chung
X = 2,34 có tính khả thi tương đối cao, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán ít < 2,15 < X < 2,45, tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình X > 2,0. Mức độ khả thi của các biện pháp được CB, GV đánh giá khơng giống nhau, đó là thực trạng điều kiện thực tế của đơn vị.
Các biện pháp được đánh giá tính khả thi cao là:
Biện pháp: “Xây dựng nội dung bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp” có điểm trung bình X = 2,45 xếp bậc 1/6.
Biện pháp: “Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho tập thể cán bộ quản lý và giáo viên về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên” có điểm trung bình X = 2,43 xếp bậc 2/6.
Biện pháp Xây dựng nguồn lực phục vụ bồi dưỡng; Hình thành nhóm giáo viên nòng cốt. Xác định các điều kiện vật lực, tài lực… phục vụ bồi dưỡng. Tạo môi trường thuận lợi phục vụ bồi dưỡng có tính khả thi thấp do nhà trường 2 năm gần đây tập trung xây dựng nên điều kiện phục vụ cho dạy và học chưa đáp ứng đủ.
Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS trên địa bàn huyện Lục Ngạn đề xuất. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được thể hiện trong bảng 3.3.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Biện pháp
0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 Rất khả thi Khả thi Không khả thi Biện pháp
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của 6 biện pháp
3.5. Đánh giá tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Tác giả quy định điểm cho từng mức độ nhận thưc và đánh giá như sau: - Tính cần thiết: Rất cần thiết (3 điểm), cần thiết (2 điểm) và không cần thiết (1điểm). Tính giá trị trung bình Xicho từng biện pháp và xếp thứ bậc mi .
- Tính khả thi: rất khả thi (3 điểm); khả thi (2 điểm) và không khả thi (1 điểm). Tính giá trị trung bình Yi cho từng biện pháp và xếp thứ bậc ni.
Sau đó tính hiệu số thứ bậc giữa Xi và Yi : Di = mi - ni và D2i = (mi - ni)2
Căn cứ số liệu bảng 3.1, 3.2 và theo u cầu tính tốn vừa nêu, ta có tiếp bảng sau:
Bảng 3.3. Bảng xếp thứ bậc giá trị trung bình của từng biện pháp về tính cần thiết và tính khả thi Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Di D2i Xi Thứ bậc (mi) Yi Thứ bậc (ni) 1 2,76 1 2,43 2 -1 1 2 2,49 4 2,27 5 -1 1 3 2,65 2 2,45 1 1 1 4 2,53 3 2,39 3 0 0 5 2,47 5 2,16 6 -1 1 6 2,41 6 2,35 4 2 4
Để biết xem xét tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ta sử dụng phương pháp tốn thống kê tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:
R = 2 2 6 1 ( 1) D
n n , với R là hệ số tương quan; n là số đơn vị được nghiên cứu (ở đây n chính là các biện pháp nghiên cứu đề xuất, n = 6). Sau khi thay số vào tính.
- Nếu R>0 (R dương): tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi.
Trường hợp R dương và có giá trị càng lớn (nhưng khơng bao giờ bằng 1), thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ (nghĩa là các biện pháp không những cần thiết, mà khả năng khả thi rất cao).
- Nếu R<0 (R âm): tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch. Nghĩa là các biện pháp có thể cần thiết nhưng khơng khả thi và ngược lại.
Thay số và tính tốn ta có kết quả:
R= 1- 6 (1+1+1+0+1+4)
6(62-1) = 1- 48
210 =0.77
Kết quả này cho ta kết luận: Giữa tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa có mức độ khả thi cao.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng và các biện pháp quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THCS trên địa bàn huyện Lục Ngạn, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như sau:
1- Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho tập thể cán bộ quản lý và giáo viên về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên
2- Thường xuyên nắm bắt nhu cầu của giáo viên trong việc bồi dưỡng 3- Xây dựng nội dung bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp
4- Kết hợp các loại hình bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp + Bồi dưỡng theo chuyên đề
+ Bồi dưỡng qua hoạt động giảng dạy + Bồi dưỡng qua trao đổi kinh nghiệm,… 5- Xây dựng nguồn lực phục vụ bồi dưỡng
+ Hình thành nhóm giáo viên nòng cốt
+ Xác định các điều kiện vật lực, tài lực,… phục vụ bồi dưỡng + Tạo môi trường thuận lợi phục vụ bồi dưỡng
6- Định kỳ đánh giá kết quả bồi dưỡng
Qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THCS trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trong luận văn đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Những biện pháp đề xuất trên khi được triển khai thực hiện sẽ có tác động thiết thực đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.
Những biện pháp nghiên cứu trên mới chỉ là bước khởi đầu, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự phối hợp hưởng ứng một cách tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS trong huyện, đồng thời bản thân tác giả phải tiếp tục nghiên cứu đạt được kết quả như mong đợi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đội ngũ giáo viên có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Sản phẩm của họ tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất. Thành quả lao động vừa tác động vào hình thái ý thức xã hội, vừa hình thành sức lao động kỹ thuật thức đẩy sự năng động của đời sống thị trường, thị trường sức lao động. Sứ mệnh của đội ngũ giáo viên có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước, lao động của người giáo viên trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững.
Vì vậy, cơng tác xây dựng phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2010 đến năm 2020.
Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên THCS nói riêng phải đảm bảo tính tồn diện, vững chắc theo tinh thần Chỉ thị 40 của Ban bí thư TW Đảng và quy định về Chuẩn giáo viên của Bộ GD&ĐT. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, nhằm đào tạo thế hệ trẻ đủ sức đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước, theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực, trước hết phải nâng cao năng lực chuyên môn, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã tập hợp tương đối đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên, do vậy phải phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
Từ thực trạng nghiên cứu các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS của một số Hiệu trưởng cho thấy đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Đội ngũ giáo viên THCS hiện nay cơ bản đã đạt Chuẩn và trên Chuẩn về đào tạo, song năng lực chun mơn , nghiệp vụ cịn hạn chế. Số lượng giáo viên có trình độ cao cịn chiếm tỷ lệ khiêm tốn, chất lượng giáo dục chưa toàn diện. Năng lực quản lý của các Hiệu trưởng chưa đồng đều, một số Hiệu trưởng còn lúng túng, còn chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển đội ngũ giáo viên, cho nên chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao. Điều này cho thấy cần có những biện pháp tốt hơn để phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn là một vấn đề cấp thiết.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp nhằm giúp Hiệu trưởng phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THCS trên địa bànhuyện Lục Ngạn là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng giáo dục trong giai đoạn tới. Do vây, cần được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương và các cấp quản lý về giáo dục.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo
Cải cách chính sách thu hút nhân tài của huyện để cho những giáo viên sau khi được đào tạo trên Chuẩn mong muốn được về làm việc tại huyện nhà.
Quan tâm hơn nữa cả về vật chất lẫn tinh thần để giáo viên phấn khởi học tập và rèn luyện theo Chuẩn.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình, chuẩn đánh giá chất lượng cũng như chuẩn đánh giá hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên.
Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý cho các tổ trưởng chuyên môn. Giúp đỡ các trường tổ chức các lớp bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ giáo viên vào kịp hè hàng năm.
Kiểm tra chặt chẽ các lớp bồi dưỡng do Phòng GD&ĐT tổ chức, đánh giá, xếp loại giáo viên sau đợt học tập.
2.2. Đối với các trường THCS
Hiệu trưởng các trường cần dựa vào kết quả học tập bồi dưỡng của giáo viên để đánh giá giáo viên hàng năm.
Cần tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị cho hoạt động dạy học. Trong một năm học cần tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của trường mình quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm chỉnh nề nếp giảng dạy và học tập.
Chú trọng bồi dưỡng giáo viên, cùng với tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch dự giờ, theo dõi sát sao tiến bộ của từng giáo viên trong nhà trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW Về việc xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
Hà Nội.
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều lệ trường trung học - ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT.
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-
BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ GD&ĐT, Nội vụ Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc TW, Phòng GD&ĐT thuộc
UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh.
5 Chính phủ Chiển lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
6 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai BCH TƯ
khố VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8 Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân
lực, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9 Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10 C. Mac - Ph.Anghen (1993), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 11 Huyện uỷ Lục Ngạn (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII. 12 Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và
13 Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14 Harold Kootz, Cyri O’ donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý, Nhà xuất bản khao học kỹ thuật, Hà Nội.
15 Đặng Bá Lâm (2005); Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16 Phạm Hồng Quang (2006), Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
17 Phạm Hồng Quang (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
18 Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19 Quyết định số 99/2012/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Giang Về việc ban hành quy trình tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 20 Quyết định số 1531/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
nhân lực tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2020.
21 Trần Quốc Thành (2004), Khoa học quản lý đại cương, Đề cương dành
cho học viên cao học, chuyên ngành quản lý, khoa tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm, Hà Nội.
22 Tỉnh uỷ Bắc Giang (2010), Nghị quyết Đại hội đảng bộ Tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII.
23 Từ điển Tiếng Việt thông dụng (2000), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 24 Từ điển Tiếng Việt (2005), Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1 QUY ĐỊNH
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chƣơng I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
1. Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (sau đâ
).
2. Quy định này áp dụng đối với giáo viên trung học giảng dạy tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học