1.3 .Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục
3.2. Biện pháp cụ thể
3.2.3. Xây dựng nội dung cần bồi dưỡng Chuẩn nghề nghiệp
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên hiện nay phải hướng tới việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên, bằng cách cung cấp cho họ một hệ thống tri thức, kỹ năng làm việc cụ thể đó là phương pháp dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, phân tích và khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn... Người hiệu trưởng phải hệ thống được những nội dung cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải có, phân loại những nội dung đó để xác định được
tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng. Biện pháp này vừa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, vừa hạn chế sự tổn thất về kinh phí cho các trường vì khơng phải lặp lại những nội dung mà chính giáo viên đã biết. Xác định được đúng vấn đề đang bức xúc sẽ tạo được hứng thú học tập cho đội ngũ giáo viên và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao, từ đó giúp cho cơng tác quản lý của hiệu trưởng các trường sẽ đạt kết quả tốt.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Phải xác định đúng các nội dung cần bồi dưỡng mà giáo viên cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THCS trong thời điểm trước mắt cũng như trong quá trình công tác sau này.
Việc phân loại nội dung kiến thức, kỹ năng mà giáo viên cần bồi dưỡng có thể thực hiện theo các cách sau:
Thứ nhất:: Do hiệu trưởng ( hoặc người được hiệu trưởng ủy quyền) xây
dựng kế hoạch chủ động khảo sát và phân loại.
- Những nội dung mà giáo viên có thể tự bồi dưỡng và những nội dung giáo viên cần được bồi dưỡng.
- Những nội dung cơ bản mà giáo cần cho quá trình giảng dạy trên lớp và những nội dung cần cho những hoạt động khác.
Thứ hai: Do chính đội ngũ giáo viên đề xuất nội dung cần được bồi
dưỡng trên thực tế công tác của họ.
Với việc xác định nội dung bồi dưỡng như trên, kế hoạch bồi dưỡng sẽ sát thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho đội ngũ giáo viên và chính những người quản lý. Ngoài ra phải bám sát các tiêu chuẩn của cán bộ giáo viên để làm căn cứ xây dựng căn cứ xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường THCS trên địa bàn.
Trong giai đoạn này các nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có thể là:
+ Những kiến thức nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, tăng cường kỷ cương nề nếp trong quản lý và dạy học.
+ Mục tiêu, cấu trúc, nội dung những điểm mới và những nội dung tích hợp trong chương trình sách giáo khoa mới.
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, hướng dẫn thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học.
+ Bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành và tự làm đồ dùng dạy học.
+ Bồi dưỡng cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.
+ Hướng dẫn nội dung, chương trình dạy học tự học theo mơn học và các chủ đề tự chọn.
+ Các ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý học sinh, kỹ năng sử dụng các phương tiện, các thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
+ Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho bộ phận giáo viên.
+ Bồi dưỡng các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy lý thuyết, giờ thực hành theo văn bản quy định của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh đó, tùy theo thực trạng năng lực của giáo viên ở nhà trường, chúng ta có thể lựa chọn những nội dung mà giáo viên thực hiện chưa tốt để đưa vào chương trình bồi dưỡng hàng năm. Để giúp giáo viên nâng cao được các năng lực trên, cần bồi dưỡng cho họ các kiến thức tâm lý học sư phạm, cập nhật kiến thức, cập nhật với sự phát triển của chương trình các mơn học.
Như vậy, để có được nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, cần tiến hành phân tích các địi hỏi thực trạng khách quan của giáo viên để từ đó đề xuất những nội dung phù hợp. Các nội dung đó phải được xác định rõ, tương ứng với từng lớp bồi dưỡng, từng chuyên đề bồi dưỡng để hiệu quả bồi dưỡng không ngừng được nâng cao.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Muốn xác định được nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, trước hết Hiệu trưởng phải nắm được các yêu cầu cũng như các mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường nói riêng và của tỉnh nói chung. Nắm được các văn bằng chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. Hiệu trưởng phải thực sự chỉ đạo của ngành giáo dục về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nội dung đào tạo bồi dưỡng, đặc điểm giáo dục của nhà trường, nắm vững thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên ở trường THCS so với yêu cầu đổi mới giáo dục THCS, từ đó tìm ra những nội dung cần thiết phải cập nhật, bổ sung nâng cao. Cũng cần chú ý điều kiện con người ở trong nhà trường để lựa chọn, xây dựng nội dung bảo đảm tính thiết thực, kịp thời.
Hiệu trưởng phải nắm được hiện trạng đội ngũ giáo viên: Số lượng, trình độ đào tạo, năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn, nam nữ. độ tuổi, thâm niên công tác, sự phân bố về nơi cứ trú… Phân loại và đánh giá đội ngũ giáo viên thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra, dự giờ thăm lớp, hội giảng, mức độ hồn thành các cơng việc được giao. Từ đó xác định các yêu cầu, nội dung cần bồi dưỡng đối với từng giáo viên, xây dựng kế hoạch cho từng nhóm tổ chun mơn và cho toàn trường.
Phải xây dựng được đội ngũ cốt cán về chun mơn, đó là những giáo viên giỏi, đứng đầu chuyên mơn trong lĩnh vực giảng dạy của mình,