1.3 .Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục
3.1. Phương hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.2. Nguyên tác đề xuất biện pháp
3.1.2.1. Đảm bảo tính kế thừa
Xuất phát từ quá trình đổi mới toàn diện của đất nước hệ thống các trường THCS đang trong quá trình đổi mới theo định hướng và yêu cầu của đổi mới giáo dục. Công tác bồi dưỡng giáo viên đã tồn tại và cùng phát triển theo sự đổi mới của giáo dục THCS. Mặt khác, các nội dung, bện pháp và kĩ thuật bồi dưỡng cũng được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS từ cơ quản quản lý các cấp đối với giáo dục.
Thành tựu phát triển của giáo dục THCS của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn vừa qua có sự đóng góp đáng kể của cơng tác bồi dưỡng giáo viên. Điều đó cho thấy sự cần thiết của công tác này cũng như gá trị của những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng tại các trường THCS huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên, trước những đổi mới do thực thi các mục tiêu của đổi mới giáo dục THCS, công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên cũng cần có thay đổi. những thay đổi này là sự kế thừa những thành tựu của công tác bồi dưỡng từ những giai đoạn trước nhưng có sự bổ sung những yếu tố mới phù hợp với thực tế của các hoạt động giáo dục mà người giáo vieenphair đảm nhận trong hiện tại. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên được đề xuất sẽ mang tính kế thừa theo hướng:
- Đảm bảo đầy đủ các yếu tố của chu trình bồi dưỡng.
- Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng, không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt động quản lý về phương diện chuyên môn.
- Phát huy những mặt tích cực của công tác bồi dưỡng giáo viên trong giai đoạn đã qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lý nhằm phát huy hơn nữa vai trị của cơng tác bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục THCS hiện nay trên địa bàn huyện.
3.1.2.2. Đảm bảo tính tồn diện
Tính tồn diện trong các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên đòi hỏi phải đảm bảo hài hịa các mối quan hệ của các bên có liên quan đến cơng tác này. từ đổi mới quan hệ các cấp lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp của Phịng GD & ĐT, của chính quyền địa phương trong q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chun mơn theo sự chỉ đạo của ngành. Ngay trong nhà trường, khi xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng cần so sánh, đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung quanh để đảm bảo sự thống nhất và tồn diện trong q trình vận động
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên phải đảm bảo thực hiện những tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc khác nhau của công tác này, từ cơng tác tổ chức bố trí sắp xếp đội ngũ, cán bộ quản lý vào từng công việc cụ thể phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ đến những thay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng… Khi quản lý hoạt động bồi dưỡng phải đảm bảo nguyên tác dân chủ, cơng khai, đồng thời phải mang tính xây dựng để các trường THCS phát huy năng lực và tự giác thực hiện theo các yêu cầu, mục tiêu của cơng tác bồi dưỡng giáo viên.
3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên địi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vất chất và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác này. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất là nhằm làm cho công tác này được tốt hơn, nếu không như vậy, các bện pháp được đề xuất sẽ trở thành tốn kém và vơ ích. Do vầy cần chú trọng tới nguyên tắc tính hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trên các phương diện.
- Những biện pháp này phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho những người tham gia vào tổ chức này.
- Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên phải thiết thực phục vụ cho mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình dạy học, đặc biệt là hướng tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Ngạn theo quy định chuẩn giáo viên của Bộ.