1.3 .Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục
3.2. Biện pháp cụ thể
3.2.4. Sử dụng và kết hợp các loại hình bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Có nhiều loại hình bồi dưỡng để nâng cao trình độ của giáo viên Hiệu trưởng cần kết hợp tốt các loại hình bồi dưỡng như bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng thông qua hoạt động giảng dạy, dự giờ và trao đổi kinh nghiệm… với mục đích nâng tạo điều kiện cho người học tham gia học tập một cách có hiệu quả và họ chủ động trong việc lựa chọn hình thức học tập phù hợp với bản thân mình.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần tập trung vào các nội dung sau:
- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ giáo viên:
+ Nhận thức, tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một cơng dân, một nhà giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Chấp hành quy chế của ngành giáo dục, chấp hành kỷ , tluật lao đông, nội quy và các quy định của trường.
+ Giáo dục: Đạo đức nhà giáo, nhân cách, lối sống cho giáo viên, tinh thần đấu tranh chống tiêu cực; ý chí phấn đấu vươn lên về chun mơn; tạo uy tín đồng nghiệp; với học sinh; phụ huynh và xã hội; tính trung thực trong cơng tác; tạo dựng mối đồn kết trong cơ quan; nhiệt tình phục vụ nhân dân.
- Bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho giáo viên:
+ Kiến thức về tâm lý học, tâm lý lứa tuổi của học sinh trung học phổ thông; + Kiến thức kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
+ Kiến thức về chính trị xã hội và nhân văn; + Kiến thức về tin học và ngoại ngữ;
+ Nhiệm vụ chính trị xã hội và phát triển kinh tế của địa phương.
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên;
+ Kỹ năng giảng dạy và giáo dục
+ Kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng thầy chủ đạo, trị chủ động với mục đích phát huy tích cực và sáng tạo của học sinh.
+ Trong công cơng tác chủ nhiệm và trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp. + Tiếp nhận và xử lý thông tin trong giáo dục;
+ Xây dựng bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ chun mơn.
- Cách thức thực hiện
+ Các buổi tập huấn cần tổ chức cho giáo viên tham gia một cách nghiêm túc. Đây là dịp tốt để giáo viên nắm bắt chủ trương chỉ đạo của cấp trên.
+ Đầu năm học hiệu trưởng phải lên kế hoạch cho cả năm học trong đó cơng tác bồi dưỡng giáo viên cần phù hợp với thực tế của nhà trường, lựa chọn
các hình thức phù hợp phát huy được nội lực. Cần chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phù hợp với kế hoạch của nhà trường để thực hiện bồi dưỡng thông qua chuyên đề, hoạt động giảng dạy, dự giờ… và rút kinh nghiệm cho giáo viên trong tổ.
+ Sắp xếp các chủ đề để giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm. Chẳng hạn: giảng dạy sát đối tượng, bồi dưỡng phương pháp học cho học sinh qua giờ dạy, giảng dạy theo hướng tinh chắc,…
+ Tổ chức các giờ giảng mẫu cho giáo viên toàn tổ dự và rút kinh nghiệm về việc áp dụng chương trình mới.
+ Hiệu trưởng phối hợp với tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra sổ dự giờ của giáo viên.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
+ Thường xuyên liên hệ với Phòng Giáo dục và Đào tạo để nắm được việc tổ chức các đợt tập huấn của Bộ cũng như của Sở và huy động các giáo viên đi dự đầy đủ.
+ Trong nhà trường cần xây dựng đội ngũ cốt cán bao gồm giáo viên giỏi của tất cả các bộ môn. Việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trong tổ chuyên môn thường dựa vào những giáo viên này.
+ Quy định nề nếp dự giờ, hàng tuần giáo viên phải có kế hoạch dự giờ của đồng nghiệp. Hàng tháng Ban giám hiệu kiểm tra sổ dự giờ của giáo viên.
+ Áp dụng dạy thử nghiệm các phương pháp dạy học mới ở các môn. + Tổ chức cho giáo viên giỏi dạy theo chuyên đề và rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm
+ Hàng năm nên tổ chức kết nghĩa giữa các trường trong cụm để có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy giữa các giáo viên trong các trường.
+ Phối hợp với tổ trưởng chuyên môn tổ chức soạn bài và lên lớp giảng những bài khó và mới trong chương trình khiến nhiều giáo viên lúng túng.
Những bài này cần được chuẩn bị chu đáo từ việc bàn bạc trong tổ đến việc soạn giảng, tổ chức lên lớp, tổ chức rút kinh nghiệm sau giờ dạy để từng giáo viên đều thấy tác dụng và đều có thể rút kinh nghiệm có ích cho bản thân.
+ Tổ chức thi giáo viên giỏi, coi đây là hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng sư phạm cho giáo viên. Hoạt động này cần làm tốt ở cấp trường và cấp tỉnh. Qua hoạt động này giáo viên có thể thấy được trình độ chun mơn nghiệp vụ của mình đang ở mức nào và từ đó có sự cố gắng phấn đấu.