Đổi mới giáo dục phổ thông và các yêu cầu đặt ra về hoạt động quản

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 46)

1.3 .Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục

1.6. Đổi mới giáo dục phổ thông và các yêu cầu đặt ra về hoạt động quản

lý bồi dƣỡng cho giáo viên THCS

1.6.1. Đổi mới giáo dục phổ thông

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 8 đã ra Nghị quyết số 40/2000/QH 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội và Chỉ thị số 30/1998/CT-TTg ngày 01/9/1998 chủ trương bộ giáo dục phải triển khai thực hiện.

- Mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng.

+ Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

+ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.

+ Tiếp cận trình độ phát triển của giáo dục ở các nước trong khu vực và thế giới.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau THCS và THPT, chuẩn bị tốt để học sinh tiếp tục học tập ở bậc sau trung học hoặc tham gia lao động ngoài xã hội.

Mục tiêu của đổi mới chương trình là phát triển hài hồ, tồn diện của học sinh, chú trọng các phẩm chất và năng lực. Trên một nền học vấn phổ thơng cơ bản tồn diện, chương trình trung học cơ sở mới tập trung vào việc củng cố và phát triển 4 năng lực chính sau đây của học sinh.

+ Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp. Cụ thể là dám nghĩ, dám làm, năng động có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

+ Năng lực sáng tạo trong việc thích ứng với những thay đổi của cuộc sống, thể hiện tính chủ động, linh hoạt, biết đặt và giải quyết vấn đề.

+ Năng lực hợp tác, phối hợp hành động, thể hiện ở lịng nhân ái, tính trách nhiệm và tôn trọng con người.

+ Năng lực tự khẳng định bản thân thể hiện ở tính tự lực, tự chịu trách nhiệm có ý thức và phương pháp tự học.

- Những yêu cầu của đổi mới chương trình, SGK phổ thơng

+ Qn triệt các mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của bậc học, cấp học theo quy định của Luật giáo dục.

+ Đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp thu các thành tựu giáo dục tiên tiến trên thế giới.

+ Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Bảo đảm thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, tăng cường tính liên thơng với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục sau trung học; chọn lọc và đưa vào chương trình những thành tựu khoa học cơng nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh; coi trọng tính thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.

+ Thực hiện đồng bộ việc đổi mới chương trình SGK, phương pháp dạy học với việc đổi mới cơ bản cách đánh giá, thi cử, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sở vật

chất của nhà trường theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo trang thiết bị và đồ dùng dạy học.

+ Những nội dung cơ bản trong đổi mới chương trình giáo dục THCS được thể hiện ở các khía cạnh sau:

a. Về chương trình

Với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng như trên, chương trình THCS mới có các đặc điểm như sau:

+ Chương trình đó được thiết kế một cách tồn diện các hoạt động dạy học, giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp và dạy nghề cũng như các hoạt động đa dạng khác như câu lạc bộ, hoạt động đồn thể, tham quan tìm hiểu thực tế.

+ Chương trình hướng tới việc đổi mới đồng bộ các thành tố: mục tiê u, nội dung chương trình, cấu trúc và phương pháp trình bày sách giáo khoa, phương tiện dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tăng cường thiết bị, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Chương trình quan tâm đến việc đáp ứng sự phân hoá về năng lực, sở trường, nguyện vọng học tập của học sinh, theo hình thức phân ban kết hợp các chủ đề tự chọn. Các nội dung tự chọn gồm các loại chủ đề bám sát, nâng cao, đáp ứng.

+ Chương trình được thiết kế tăng thời lượng dành cho các hoạt động thực hành, hoạt động học tập tích cực của học sinh. Các nội dung lý thuyết được cân nhắc lựa chọn và để ra các yêu thực hiện phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh. Sắp xếp lại các nội dung sao cho tăng cường sự hỗ trợ giữa các mơn, đảm bảo tính thực tiễn, tăng khả năng tích hợp về nội dung giữa các mơn học.

b. Về hình thức tổ chức dạy học

Định hướng dạy học kiến thức cơ bản kết hợp với các chủ đề tự chọn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và khả năng học tập của học sinh. Học sinh vào trường THCS từ lớp 6 được học kiến thức cơ bản và kiến thức tự chọn

nhưng nội dung tự chọn tập trung vào ba mơn:Ngữ văn , tốn , ngoại ngữ. Môn ngoại ngữ ở đây là môn tiếng anh. Chủ đề tự chọn bám sát kiến thức cơ bản có mở rộng và nâng cao tuỳ theo trình độ học sinh.nguyện vọng và hứng thú của học sinh.

c. Về sách giáo khoa

+ Về hình thức, các sách giáo khoa được biên soạn theo một mơ hình cấu trúc sách chung, hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho học sinh làm việc tích cực, chủ động, hạn chế việc cung cấp kiến thức.

+ Về nội dung, đảm bảo việc lựa chọn kiến thức, xác định mức độ kiến thức hướng vào mục tiêu giáo dục của từng bài, từng chương. Đưa vào một số những yếu tố mới của thành tựu khoa học công nghệ, sự phát triển kinh tế, xã hội. Một số cuốn sách đó đưa vào cuối sách bảng thuật ngữ của môn học giúp học sinh tập dượt với cơng việc tra cứu, tìm tịi, tạo điều kiện ban đầu cho học sinh được lựa chọn và sắp xếp có chủ đích, có hệ thống, thể hiện rõ hơn các u cầu thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

d. Về đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới chương trình sách giáo khoa lần này đặt trọng tâm vào đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy học mà cốt lõi là hướng tới hoạt động học tập chủ động của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động chúng ta mới có thể tạo ra sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng với một nền kinh tế tri thức. Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập hoc học sinh.

Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi việc tổ chức dạy và học thực hiện theo các hướng như sau:

+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

+ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với việc học tập hợp tác. + Kết hợp đánh giá của thầy với việc đánh giá của trò.

e. Về cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Cơ sở vật chất và thiết bị trường học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động học tập tích cực, chủ động của học sinh. Nó khơng chỉ đơn thuần là dụng cụ để giáo viên minh hoạ cho bài giảng mà còn là điều kiện để học sinh thực hiện các hoạt động học tập độc lập hoặc theo nhóm, lĩnh hội tri thức một cách chủ động và sáng tạo.

Để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học cần tích cực đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo các yêu cầu như:

+ Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình học tập.

+ Đảm bảo để nhà trường được trang bị những thiết bị dạy học ở mức độ tối thiểu, đó là những trang thiết bị cần thiết khơng thể khơng có. Tăng cường các thiết bị tự làm của giáo viên để làm phong phú thêm thiết bị dạy học của nhà trường.

+ Tăng cường các phòng học bộ mơn, trước hết là phịng học cho các bộ môn thực nghiệm như: lý, hoá, sinh, tin, ngoại ngữ...

+ Cần lưu ý đến việc bảo quản, sử dụng, có quy định cụ thể để các điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị được giáo viên sử dụng một cách tối đa.

g. Về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá là khâu quan trọng khơng thể thiếu được trong q trình dạy học và giáo dục, thường nằm ở khâu cuối của một quá trình giáo dục và làm khởi đầu của quá trình giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một quá trình thu thập và xử lý thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường đối với học sinh để học sinh học tập ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn. Kiểm tra đánh giá phải được đổi mới theo hướng phát triển trí thơng minh sáng tạo cho người học, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng đó học và giải quyết các tình huống thực tế, làm bộc lộc những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề khác nhau của đời sống xã hội cũng như của cá nhân mình. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần theo các yêu cầu sau:

+ Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, phản ánh đúng kết quả và trình độ học tập của học sinh.

+ Bộ công cụ kiểm tra đánh giá phải được bổ sung các hình thức đánh giá khác nhau như đưa thêm các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan, chú ý đến đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm đến mức độ hoạt động tích cực chủ động học tập của học sinh trong từng tiết học.

+ Hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá cần thể hiện sự phân hoá để kiểm tra đánh giá và đo được mức độ đạt được trình độ chuẩn đồng thời phân hố mức độ nâng cao cho học sinh có năng lực trí tuệ cao hơn.

1.6.2. Yêu cầu đổi mới hoạt động quản lý bồi dưỡng giáo viên ở trường THCS hiện nay THCS hiện nay

Thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ năm học 2006 - 2007 đã xác định các yêu cầu về đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên các trường THCS, theo dõi các yêu cầu đổi mới quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên được thể hiện qua các nội dung như sau:

- Phịng GD&ĐT kiện tồn bộ máy thực hiện chức năng kiểm tra công tác giáo dục với số lượng cán bộ chuyên trách đạt ít nhất 10% tổng biên chế quản lý Nhà nước của cơ quan sở, tăng cường những cán bộ có kinh nghiệm

quản lý, có phẩm chất tốt để thực hiện kiểm tra công tác bồi dưỡng giáo viên do Sở giáo dục và đào tạo quản lý.

- Tập trung thích đáng vào công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cụ thể là: Đặt trọng tâm vào quản lý bồi dưỡng thực hiện sách giáo khoa phân ban; chú trọng quản lý việc tuân thủ nội dung chương trình bồi dưỡng; việc thực hiện quy định của Bộ về nội dung, chương trình giảng dạy; quản lý chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng tại cơ sở

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 chúng tơi đã phân tích, khái qt và làm rõ một số khái niệm công cụ như: Quản lý, hoạt động, bồi dưỡng, bồi dưỡng đội ngũ các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV, khái niệm chuẩn và quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định. Cũng trong chương này Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV; phân tích tính cấp thiết của việc đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng GV trước yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thơng nói chung và yêu cầu xây dựng, phát triển đội ngũ GV trong các nhà trường THCS nói riêng theo quy định chuẩn nghề nghiệp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG 2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục đường Quốc lộ 31, có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn; - Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đơng giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang. Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm huyện Bắc Giang 40km về phía Đơng, có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt...

Địa hình vùng núi cao: chiếm gần 60% diện tích tự nhiên tồn huyện;

bao gồm 12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc. Vùng này địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400 m, nơi thấp nhất là 170 m so với mực nước biển. Trong đó núi cao độ dốc >250, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng và chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên. Vùng này dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người, có mật độ dân số thấp, khoảng 110 người/km2, kinh tế chưa phát triển, tiềm năng đất đai cịn nhiều, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ăn quả. Trong tương lai có điều kiện phát triển du lịch tại các hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần...

Địa hình vùng đồi thấp: bao gồm 17 xã cịn lại và 1 thị trấn. Diện tích

chiếm trên 40% diện tích tồn huyện. Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 - 120m so với mực nước biển. Đất đai trong vùng phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị xói mịn, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây

trồng. Nhưng ở vùng này đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả như: hồng, nhãn, vải thiều... Đặc biệt là cây vải thiều, vùng này đã và đang phát triển thành một vùng chuyên canh vải thiều lớn nhất miền Bắc, đồng thời tiếp tục trồng cây lương thực, phát triển công nghiệp chế biến hoa quả. Trong tương lai

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)