cần được bồi dưỡng thêm về chun mơn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ...để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ CNH, HĐH đất nước.
- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, chun mơn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt được hiệu quả công việc đang làm.
Tóm lại, khái niệm "bồi dưỡng" thường chỉ cho hoạt động dạy học nhằm bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho cả người dạy và người học. Xét về mặt thời gian thì đào tạo thường có thời gian dài hơn, nếu có bằng cấp thì bằng cấp chứng nhận về mặt trình độ, cịn bồi dưỡng có thời gian ngắn và có thể có giấy chứng nhận đã học xong khóa bồi dưỡng. Tuy nhiên, khái niệm đào tạo và bồi dưỡng chỉ là tương đối.
1.2.3.2. Bồi dưỡng giáo viên
Là quá trình tác động của các nhà quản lý GD tới tập thể giáo viên, tạo cơ hội cho các giáo viên tham gia hoạt động dạy học, GD, học tập trong
và ngoài nhà trường để cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD - ĐT.
* Hoạt động bồi dưỡng GV gồm 4 loại hình:
+ Hoạt động bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn.
+ Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ do Bộ GD- ĐT và Bộ chủ quản chủ trì.
+ Hoạt động bồi dưỡng cập nhật tại cơ sở GD (nhà trường) của tập thể sư phạm.
+ Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên.
* Phương pháp bồi dưỡng GV:
Có nhiều dạng khác nhau như: Tập trung, không tập trung, tập thể, cá nhân, trong giờ, ngoài giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, tham quan, hội thảo...
1.2.3.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV * Khái niệm quản lý hoạt động
Là một mặt của công tác quản lý đội ngũ GV, là quản lý quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của các cấp, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình để đạt được mục tiêu bồi dưỡng đề ra.
* Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng GV
- Quản lý mục tiêu và nội dung bồi dưỡng.
- Quản lý nền nếp hoạt động bồi dưỡng của các cấp (Sở trường, tổ chuyên môn...) và cá nhân giao viên trong thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng (chấp hành các nội quy, quy chế, chế độ...).
- Quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng + Kiểm tra đánh giá.
+ Đề xuất biện pháp thực hiện. + Tổ chức thực hiện.
1.2.4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1.2.4.1. Khái niệm “chuẩn”
Khái niệm chuẩn được hiểu là những yêu cầu, tiêu trí tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá công việc, hoạt động, sản phẩm của con người trong một lĩnh vực nào đó.
1.2.4.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu của giác dục. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên quy định năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu giáo dục; là sự thể chế hóa các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên sau khi đã được đào tạo.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên có tỉnh ổn định tương đối trong một thời gian nhất định, nó sẽ có sự thay đổi và phát triển tùy thuộc vào yêu cầu thực tiễn của xã hội trong từng giai đoạn cụ thể, thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế, yêu cầu về trình độ đào tạo.
1.2.4.3. Lý do của việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học quy định năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu giáo dục của mỗi giáo viên trên cương vị công tác cụ thể, là sự thể chế hóa các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên sau khi đã được đào tạo, vào nghề và suốt quá trình giảng dạy. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên có thể phân loại được giáo viên, có tính ổn định tương đối trong một thời gian nhất định và sẽ có sự thay đổi mang tính phát triển theo yêu cầu thực tiễn của xã hội, theo sự phát triển của thời kỳ khoa học kỹ thuật.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là một hệ thống các yêu cầu cơ bản với tiêu chí về năng lực dạy học và giáo dục học sinh ở cấp THCS của người giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu của mục tiêu giáo dục trung học.
Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” là những biện pháp chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Chuẩn hóa là một tiêu chuẩn của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn minh hiện đại. Trong nhà trường thì chuẩn hóa về mọi mặt là điều kiện cho giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, muốn chuẩn hóa đội ngũ giáo viên thì trước hết phải xây dựng được Chuẩn nghê nghiệp giáo viên.
- Mối quan hệ giữa Chuẩn trình độ đào tạo và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
+ Chuẩn theo trình độ đào tạo: là trình độ học vấn về nghề nghiệp được đào tạo theo quy định của Nhà nước đối với người lao động của một ngành nghề ở một giai đoạn nhất định. Văn bằng, chứng chỉ đào tạo là hình thức xác nhận trình độ ban đầu của người lao động, đáp ứng yêu cầu cần thiết ban đầu khi tham gia làm việc ở một ngành nghề cụ thể. Chuẩn trình độ đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc của người lao động, Chuẩn trình độ đào tạo được thay đổi tùy theo sự phát triển chung của xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.
+ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học: là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị đạo đức lối sống năng lực chun mơn nghiệp vụ mà nhà giáo cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục.
+ Chuẩn nghề nghiệp gồm: Chuẩn đào tạo và các tiêu chuẩn về phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống; tiêu chuần về năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục, năng lực xây dựng kế hoạ ch; năng lực dạy học; năng lực kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục; năng lực hoạt động xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp.
1.2.4.4. Nội dung của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm 6 tiêu chuẩn được tổ hợp từ 25 tiêu chí, mỗi tiêu chí chỉ có 4 mức độ được thể hiện các
yêu cầu từ thấp đến cao, mức 1 là yêu cầu tối thiểu, mức 2, tiếp đó là mức 3 và mức 4 là yêu cầu cao nhất, mỗi mức cao hơn bao gồm các yêu cầu của mức thấp hơn liền kề cộng thêm vài yêu cầu mới đối với mức đó.
(Chi tiết các Tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được thể hiện ở phụ lục số 01)
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở là sự kết hợp mơ hình nhân cách với mơ hình hoạt động nghề nghiệp. Mơ hình nhân cách bao gồm phẩm chất và năng lực của người giáo viên, mơ hình hoạt động nghề nghiệp bao gồm các cơng đoạn hành nghề như: tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục; thiết kế kế hoạch giáo dục thực hiện kế hoạch giáo dục; kiểm tra đánh giá kết quả.
1.2.4.5. Áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
- Mục đích: Tạo điều kiện để giáo viên tự đánh giá lại tồn bộ cơng việc đã thực hiện sau một năm học. Giáo viên tự tin, chủ động trình bày ý kiến, quan điểm và các minh chứng về sự phần đấu của bản thân. Xác định chính xác khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho giáo viên và các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cáo năng lực cho giáo viên. Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp giáo viên, tiến hành xếp loại giáo viên, cung cấp thông tin xác đáng làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với giáo viên.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở là sự kết hợp mơ hình nhân cách với mơ hình hoạt động nghề nghiệp. Mơ hình nhân cách bao gồm phẩm chất và năng lực của người giáo viên, mơ hình hoạt động nghề nghiệp bao gồm các công đoạn hành nghề như: tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; thiết kế kế hoạch giáo dục thực hiện kế hoạch giáo dục; kiểm tra đánh giá kết quả.
- Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên
Bước 1. Giáo viên tự đánh giá xếp loại: Đối chiếu với văn bản Chuẩn,
mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi mức đạt được ở từng tiêu chí vào phiếu tự đánh giá (phiếu số 1- phụ lục 2). Ở từng tiêu chuẩn giáo viên ghi nguồn minh
chứng có thể xuất trình khi được u cầu. Căn cứ vào số tổng điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí giáo viên tự xếp loại, được phân chia thành 4 loại:
Loại kém: dưới 25 điểm hoặc tự 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí khơng đạt mức 1 trong đánh giá.
Loại trung bình: tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 trở lên và tổng số điểm từ 25 đến 64.
Loại khá: tất cả các tiêu chí đạt từ mức 2 trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt từ mức 3 trở lên và tổng số điểm đạt từ 65 đến 89.
Loại xuất sắc: tất cả các tiêu chí đạt từ mức 3 trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 4 và tổng số điểm từ 90 đến 100.
Từ đó giáo viên tự nhận xét điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy và khắc phục.
Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại: Căn cứ vào kết quả tự đánh
giá của giáo viên, tập thể tổ chun mơn góp ý, kiểm tra minh chứng, xác định mức độ đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên, ghi kết quả vào phiếu đánh giá, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và khuyến nghị giáo viên xây dựng kết hoạch rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Các nội dung trên được ghi vào phiếu số 2 (phụ lục số 3), tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả của cả tổ vào phiếu số 3 (phụ lục số 4).
Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại: Hiệu trưởng xem xét kết quả
của từng giáo viên ở các phiếu số 2, số 3 để đưa ra quyết định đánh giá của mình đối với từng giáo viên ( khi cần thiết có thể tham khảo từ các nguồn thông tin khác như trao đổi lại với tổ chun mơn, các Phó hiệu trưởng, các tổ chức trong trường, kiểm trả lại nguồn minh chứng… trước khi đưa ra
quyết định cuối cùng). Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên được ghi vào
phiếu số 4 (phụ lục số 5). Hiệu trưởng công bố công khai kết quả đánh giá,
xếp loại giáo viên trước hội đồng trường và báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản.
1.3.Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục
1.3.1. Vai trị, vị trí của giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước
Giáo dục Việt Nam phải hướng tới mục tiêu vì con người, tạo mọi điều kiện cho con người tự do phát triển nhân cách phù hợp với sở thích và năng lực của từng cá nhân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học-công nghệ (KH-CN) là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2011-2020. Việc thực hiện nhiệm vụ trọng đại nói trên cần xuất phát từ việc xác lập triết lý giáo dục với tư cách là nền tảng tư tưởng chỉ đạo và tầm nhìn để định hướng quá trình đổi mới giáo dục nước nhà trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xác định được vai trò của đội ngũ đối với sự nghiệp phát triển nhà trường và vai trò của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ của nhà trường. Nhận biết được một số nội dung cơ bản về phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay và trong tương lai, trong đó trọng tâm là vấn đề phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và tạo động lực cho cán bộ viên chức. Có được một số ý tưởng mới trong lãnh đạo phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay.
Đề xuất được một số ý tưởng, biện pháp lãnh đạo và quản lý phát triển đội ngũ trong nhà trường có hiệu quả. Biết tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức bằng hình thức phù hợp, biết cách hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách. Mong muốn, tích cực trong đổi mới lãnh đạo và thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ của nhà trường.
1.3.2. Đội ngũ giáo viên- nhân tố quyết định chất lượng giáo dục
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nịng cốt, có vai trị quan trọng.
Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trị quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trong quá trình lãnh đạo và quản lý trường học, hiệu trưởng khơng thể tự mình đổi mới các hoạt động của nhà trường. Bởi một trong những khía cạnh của quản lý là thực hiện các công việc qua nỗ lực của những người khác. Muốn mọi người tham gia thì các chủ trương đổi mới phải được đội ngũ hiểu rõ và chấp nhận. Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng ủng hộ và tạo động lực cho Hiệu trưởng triển khai thực hiện các thay đổi nếu các chủ trương đổi mới là đúng đắn. Có thể nói cán bộ, viên chức là lực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường và có vai trị quyết định thành công của nhà trường.
Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh thầy giáo, cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn là do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường.
1.3.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên THCS
1.3.3.1. Phẩm chất chính trị và đạo đức
- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trường chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi cơng cộng. Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
- Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện. Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo ngày công;