Lịch sử xác định trị giá Hải quan ở Việt Nam 20

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 34 - 39)

7. Bố cục của đề tài 3 

1.5. Lịch sử xác định trị giá Hải quan ở Việt Nam 20

Hiệu quả là tiêu chí đánh giá mọi hoạt động nói chung và hoạt động quản lý trị giá hải quan nói riêng. Đánh giá hiệu quả cơng tác quản lý trị giá hải quan là cơng việc khó khăn và phức tạp, bởi lẽ, hoạt động này là hoạt động quản lý Nhà nước đặc thù. Hoạt động quản lý trị giá hải quan không trực tiếp tạo ra giá trị vật chất, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan Hải quan cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì thế, kết quả của hoạt động này được đánh giá khơng chỉ dựa trên các tiêu chí định lượng mà cịn dựa trên các tiêu chí mang tính chất định tính.

Cũng như bất kỳ sự đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, việc đánh giá hiệu quả quản lý trị giá hải quan cũng cần có những tiêu chí nhất định. Việc xác định hệ thống tiêu chí là luận cứ khoa học để đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan và đúng đắn. Xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý trị giá hải quan là công việc chưa có tiền lệ. Hơn nữa, bản thân hoạt động quản lý trị giá hải quan phụ thuộc vào đặc thù của hoạt động xuất nhập khẩu tại từng địa phương nên địi hỏi các tiêu chí đánh giá khơng thể giống nhau. Tuy nhiên, tác giả bước đầu phác thảo một số tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác quản lý trị giá hải quan như sau:

1.6.1. Số lượng tờ khai phải kiểm tra trị giá hải quan.

Theo quy định tại Thông tư 163/2009/TT-BTC, doanh nghiệp không phải kê khai trị giá hải quan đối với một số trường hợp sau:

- Hàng hóa xuất khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu khơng có hợp đồng mua bán;

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế theo các quy định hiện hành;

26

- Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng khơng chịu thuế; - Hàng hóa nhập khẩu thuộc loại hình tạm nhập, tái xuất.

Công chức Hải quan được phân công tiến hành kiểm tra trị giá hải quan dựa trên các thông tin trong bộ hồ sơ Hải quan với thông tin trên tờ khai trị giá.

Công chức Hải quan không phải kiểm tra trị giá hải quan đối với các trường hợp không phải kê khai trị giá.

Việc xác định số lượng tờ khai phải kiểm tra trị giá là cơ sở để xác định các công việc mà cơ quan Hải quan phải thực hiện trong quy trình kiểm tra trị giá hải quan. Từ đó đánh giá được hiệu quả công tác quản lý trị giá hải quan của cơ quan Hải quan.

1.6.2. Số lượng tờ khai tham vấn giá.

Trong quá trình kiểm tra trị giá hải quan, nếu có nghi vấn giá khai báo của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan thông báo để doanh nghiệp biết cơ sở, căn cứ nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định.

Nếu doanh nghiệp đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan Hải quan xác định thì cơ quan Hải quan ra thơng báo xác định trị giá và thực hiện ấn định thuế theo giá đã xác định.

Nếu không đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan Hải quan xác định thì doanh nghiệp được quyền yêu cầu cơ quan Hải quan tổ chức tham vấn để giải trình về cơ sở, phương pháp khai báo trị giá hải quan của mình.

Trong quá trình tham vấn, nếu doanh nghiệp giải trình được về các cơ sơ, phương pháp khai báo trị giá hải quan của mình, cơ quan Hải quan chấp nhận giá khai báo của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không đưa ra được các lý do, căn cứ chứng minh trị giá khai báo là trung thực, cơ quan Hải quan sẽ xác định trị giá.

Tuy việc tổ chức tham vấn hay xác định trị giá hải quan chỉ là một bước trong quy trình kiểm tra trị giá, nhưng đây là những cơng việc hết sức phức tạp, địi hỏi cơ quan Hải quan phải chuẩn bị các thông tin kỹ lưỡng làm cơ sở kiểm chứng

27

các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra khi tham vấn, đồng thời làm căn cứ khi xác định trị giá khai báo của doanh nghiệp (nếu có).

Hiện nay, Tổng cục Hải quan dựa trên số liệu tham vấn giá là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác quản lý trị giá hải quan.

1.6.3. Số tờ khai phải xác định lại trị giá tính thuế và ấn định thuế.

Xác định lại trị giá tính thuế là việc công chức kiểm tra trị giá tiến hành sau khi bác bỏ trị giá khai báo trong trường hợp phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; về nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế hoặc thơng qua tham vấn giá mà doanh nghiệp khơng có đủ căn cứ giải trình các nghi vấn của cơ quan hải quan đưa ra.

Khi xác định lại trị giá, cơ quan hải quan “xây dựng” mức giá phù hợp làm căn cứ tính tốn, ấn định số thuế phải nộp của doanh nghiệp.

Như vậy, xác định lại trị giá khai báo và ấn định thuế được coi như việc phát hiện và “bắt giữ” các trường hợp gian lận về trị giá hải quan.

Bằng việc đánh giá chỉ tiêu số lượng tờ khai phải xác định lại trị giá và số thuế ấn định chúng ta sẽ đánh giá được sơ bộ về tình trạng gian lận trị giá bị cơ quan hải quan phát hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)