7. Bố cục của đề tài 3
1.4. Sự cần thiết phải quản lý trị giá hải quan 15
1.4.1. Gian lận thương mại qua trị giá hải quan.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, gian lận trị giá hải quan ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đây được coi là một điểm yếu của hệ thống quản lý Hải quan ở các nước đang phát triển nói chung, và ở Việt Nam nói riêng.
Gian lận trị giá hải quan là việc doanh nghiệp khai báo không chính xác trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng những lợi ích không chính đáng.
Gian lận qua trị giá hải quan được chia thành hai dạng:
- Khai báo trị giá hải quan thấp hơn trị giá thực của hàng hóa để trốn thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Khai báo trị giá hải quan cao hơn trị giá thực của hàng hóa (thường là hàng hóa nhập khẩu) để làm tăng vốn đầu tư, từ đó chuyển “lậu” lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài.
Cùng với sự đa dạng của các hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các hình thức gian lận thương mại qua trị giá hải quan cũng ngày càng phong phú. Tuy nhiên, có thể tạm phân chia các hình thức gian lận thương mại qua trị giá hải quan như sau:
- Ngụy tạo chứng từ liên quan đến xác định trị giá:
Doanh nghiệp có hai bộ chứng từ cho một đối tượng hàng hóa. Trong đó, một bộ chứng từ thể hiện chính xác trị giá thực của lô hàng, và bộ chứng từ còn lại
16
thể hiện trị giá “giả mạo” của hàng hóa. Ví dụ như lô hàng có hai hóa đơn (Invoice), hai vận đơn (Bill of lading - B/L), hai phiếu đóng gói (Packing list)…
Cũng có trường hợp, doanh nghiệp chỉ có một bộ chứng từ của hàng hóa nhưng thực chất các chứng từ đó chỉ thể hiện một trị giá không thực. Còn trị giá thực của lô hàng không được lập thành chứng từ cụ thể. Tình huống này thường chỉ xảy ra khi giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu đã có sự cấu kết, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là khi giữa hai bên có mối quan hệ đặc biệt.
- Thủ tiêu hoặc từ chối cung cấp các chứng từ liên quan đến xác định trị giá: Chứng từ là những bằng chứng quan trọng xác lập trị giá thực tế của lô hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi xác định trị giá hải quan, người nhập khẩu không xuất trình, thậm chí thủ tiêu các chứng từ cần thiết để cơ quan Hải quan không thể kiểm tra hay xác định đúng trị giá của hàng hóa. Ví dụ trường hợp xác định trị giá bằng phương pháp khấu trừ, người nhập khẩu không xuất trình hóa đơn bán lại lô hàng tại thị trường trong nước.
- Sử dụng các chứng từ “Dành riêng cho Hải quan” (For Customs purpose only):
Chứng từ “Dành riêng cho Hải quan” thường xuất hiện trong các trường hợp nhập khẩu mà người nhập khẩu và người xuất khẩu có quan hệ đặc biệt với nhau, giữa công ty mẹ và công ty con. Tức là công ty mẹ gửi hàng cho công ty con, không xảy ra giao dịch mua hàng. Về nguyên tắc, đối với những trường hợp như vậy thì không được sử dụng phương pháp trị giá giao dịch. Nhưng để “tận dụng cơ hội”, công ty mẹ có thể xuất một hóa đơn “dành riêng cho khai Hải quan”. Công ty con sử dụng chính hóa đơn đó để làm thủ tục và khai báo trị giá hải quan của lô hàng.
Sự gia tăng cả về số lượng lẫn tính phức tạp của các hành vi gian lận trị giá Hải quan đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, đến sự ổn định của xã hội cũng như chính trị.
1.4.2. Sự cần thiết phải chống gian lận trị giá hải quan.
Để nhận thức rõ sự cần thiết phải chống sự gian lận trị giá hải quan, trước hết ta cần phải làm rõ những ảnh hưởng tiêu cực của gian lận trị giá hải quan đến nền
17
kinh tế, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội và hiệu quả quản lý kinh tế xã hội. Từ đó, chứng minh sự cần thiết và cấp bách phải chống gian lận trị giá hải quan trong giai đoạn hiện nay.
1.4.2.1. Ảnh hưởng đến nền kinh tế
Gian lận trị giá hải quan nói riêng hay gian lận thương mại nói chung có ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế, những thành tựu của công cuộc đổi mới mà đất nước đang tiến hành. Gian lận trị giá hải quan góp phần tăng nguy cơ kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo thành một lực cản lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hàng hoá nhập khẩu bị gian lận về trị giá dẫn đến gian lận về thuế, sẽ làm mất tính cân bằng trong cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại, đồng thời làm thất thu thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác khác gây ảnh hưởng đến quá trình cân đối thu - chi ngân sách của Nhà nước, làm thất thoát ngoại tệ mạnh ra ngoài biên giới. Thuế quan đánh trên hàng hoá xuất, nhập khẩu, nhằm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu, bảo vệ và kích thích sản xuất nội địa. Vì vậy, hàng nhập gian lận trị giá (gian lận thuế, trốn thuế) đã phá vỡ cạnh tranh lành mạnh giữa hàng nội và hàng ngoại nhập.
1.4.2.2. Ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Những hậu quả do gian lận trị giá hải quan gây ra đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội đã dẫn đến những tác hại về mặt chính trị, gây khó khăn cho sự quản lý Nhà nước. Hàng gian lận thuế làm cho thị trường hỗn loạn, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, tệ nạn xã hội phát triển; công bằng, văn minh xã hội không được thiết lập; nhà nước thất thu thuế nên không cân đối được thu - chi ngân sách, một số quỹ phúc lợi bảo hiểm xã hội bị giảm sút….
Gian lận trị giá hải quan vì những khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc trốn thuế đã bất chấp pháp luật, bất chấp chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước với những thủ đoạn tinh vi để thu lợi nhuận bất chính. Những khoản lợi nhuận này tạo cho bọn buôn lậu giàu có và ăn chơi sa đoạ, phung phí, trong khi đại bộ phận nhân dân làm ăn chân chính thì sống khó khăn và nghèo khổ. Chính sự bất công đó đã
18
làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường Nhà nước, kèm theo khủng hoảng cả hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Một trong những hậu quả nữa của buôn lậu gây ra về mặt chính trị là tác hại của nó đối với chủ quyền và an ninh quốc gia. Ngày nay, hoà bình, hợp tác để phát triển đang trở thành xu hướng của thời đại, sức mạnh quân sự đang được thay thế bằng sức mạnh kinh tế. Với ưu thế về kinh tế khoa học, kỹ thuật, các nước tư bản phát triển đã và đang thực hiện chiến lược “biên giới mềm” đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh không có khói lửa - chiến tranh kinh tế. Kinh tế thị trường là giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế, nên các nước chậm phát triển đều có xu hướng phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ với nước ngoài để thu hút vốn và khoa học kỹ thuật tiên tiến. Với chính sách mở cửa thì cuộc chiến tranh giành thị trường nổ ra không kém phần gay go so với các hình thức chiến tranh khác.
Chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa với hình thức xâm lăng mới, đó là “diễn biến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm”, hàng hoá đến đâu là biên giới đến đó - dần dần các nước chậm phát triển từng bước phụ thuộc vào kinh tế và cuối cùng phải phụ thuộc vào chính trị. Trên thực tế, biên giới nhiều quốc gia vẫn còn nguyên vẹn, bộ máy nhà nước vẫn do những cán bộ trong nước điều hành, nhưng thực chất độc lập, chủ quyền lãnh thổ bị mất. Vì vậy, bảo vệ an ninh biên giới không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mà thực chất là bảo vệ các tiềm năng - yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế. Bảo vệ an ninh quốc gia góp phần bảo vệ vững chắc nguồn nhân lực, vật lực, tài lực là phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế và sự vững chắc của chế độ chính trị.
1.4.2.3. Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế xã hội
Hơn thế nữa, gian lận trị giá hải quan còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối nền kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, đây là những hậu quả trực tiếp dễ nhìn nhận. Một hậu quả khác không kém phần nguy hại là hậu quả của gian lận trị giá hải quan và gian lận thương mại nói chung dưới góc độ cả về vĩ mô và vi mô. Nó làm cho cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được tình hình xuất nhập
19
khẩu và liên doanh đầu tư với ngoài; công tác điều hành của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả.
Xét về góc độ quản lý vĩ mô, gian lận thương mại là một trong những nguyên nhân làm hàng hoá nội địa bị đình trệ trong khâu phân phối và tiêu dùng, sản xuất trong nước bị đình đốn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa không cạnh tranh nổi trên thị trường, nợ nần chồng chất dẫn đến phá sản, kéo theo sự gia tăng của đội quân thất nghiệp. Gian lận thương mại còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến dẫn đến các tệ nạn xã hội, đó là tham nhũng, tha hoá, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp…. Do đó, nó làm cho công tác quản lý của Nhà nước thêm khó khăn, phức tạp. Mặt khác, gian lận thương mại trực tiếp dẫn đến thất thu về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác, đây là khoản thu lớn của ngân sách nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch về kinh tế, tài chính khiến nhà nước mất cân đối về thu - chi ngân sách. Gian lận thương mại còn phá vỡ sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt về hàng hoá và giá cả làm cho nhà nước không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu; việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bị sai lệch…
Những hậu quả của gian lận thương mại đối với quản lý vĩ mô đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến quản lý vi mô. Hệ thống pháp luật của ta về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nếu không nói là chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Chính vì thế, những chủ thể gian lận thương mại đã lợi dụng kẽ hở, những quy định thiếu chặt chẽ của Nhà nước để thực hiện hành vi gian lận trốn thuế. Từ đó việc quản lý của cơ quan nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn do sự lũng đoạn thị trường của hàng ngoại. Giải pháp đấu tranh chống gian lận thương mại, tăng cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng vẫn chưa được giải quyết tận gốc.
Cũng dưới góc độ quản lý, trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, hàng ngoại nhập với lợi thế về giá rẻ hơn hàng nội do trốn được thuế, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nên được tiêu thụ mạnh, tạo nên tâm lý ưa dùng hàng ngoại (như hàng điện tử, gia dụng…) trong nhân dân. Nhưng do nguồn cung hàng hóa, giá cả không ổn định
20
nên gian lận trị giá hải quan cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những cơn sốt về giá cả hàng hoá làm cho thị trường nội địa không thiết lập, lưu thông hàng hoá bị rối loạn và gây ách tắc cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Tóm lại, những ảnh hưởng tiêu cực của gian lận trị giá hải quan: Làm mất ổn định giá cả thị trường, kìm hãm sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây thất thu cho ngân sách cho Nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nội và hàng ngoại, là nguyên nhân phát sinh các tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, việc phòng chống gian lận trị giá hải quan phải được giải quyết triệt để và là một trong những nhiệm vụ xung yếu của ngành Hải quan hiện nay.
1.5. Lịch sử xác định trị giá Hải quan ở Việt Nam.
Từ năm 1987 trở về trước, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là hàng viện trợ và hàng đối lưu trong khối SEV, không có thuế nhập khẩu. Vì vậy, thời kỳ này chưa tồn tại nhu cầu xác định giá tính thuế cho hàng nhập khẩu.
Từ năm 1987, Việt Nam bắt đầu có sự giao lưu thương mại quốc tế nên yêu cầu về việc tính thuế nhập khẩu cho hàng hóa bắt đầu xuất hiện, thể hiện ở việc Quốc hội ban hành Luật Thuế xuất nhập khẩu mậu dịch, Biểu thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu trong khối SEV.
Ban đầu, hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch ít, chủ yếu chỉ là những loại hàng hóa do những người đi học tập, công tác ở nước ngoài mang về. Khi đó, Bộ Tài chính đã tiến hành xây dựng một bảng giá chung, trong đó có những mặt hàng thường gặp, làm cơ sở cho việc tính thuế. Bảng giá đầu tiên do Bộ Tài chính và Bộ Công thương (lúc đó có tên là Bộ Thương mại và Du lịch ban hành sử dụng trong giai đoạn năm 1990-1991).
Năm 1991, do nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lần đầu tiên chính thức ra đời, có hiệu lực thi hành từ tháng 4/1992, đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc đánh thuế hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung, và hoạt động quản lý giá nói riêng. Đồng thời, tại thời điểm năm 1991, Danh mục Biểu thuế theo Công ước HS cũng được thực hiện do ngày
21
06/03/1998, Chủ tich nước đã ký Quyết định số 49/QĐ/CTN công bố Việt Nam chính thức tham gia Công ước HS.
Tại khoản 2, Điều 7, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 quy định:
- Đối với hàng xuất khẩu, là giá bán tại cửa khẩu xuất, theo hợp đồng.
- Đối với hàng nhập khẩu, là giá mua tại cửa khẩu nhập, kể cả chi phí vận tải, phí bảo hiểm, theo hợp đồng.
Trong trường hợp hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá bán ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua, bán thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế là giá do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Từ quy định trên, các bảng giá tối thiểu lần lượt được xây dựng, là Bảng giá 719 (năm 1993), Bảng giá 624 (năm 1994), Bảng giá 353 (Năm 1994 – Dành riêng cho hàng phi mậu dịch), Bảng giá 1187/TC/TCT (ngày 18/12/1995), Bảng giá 975/QĐ/TC/TCT (ngày 29/10/1996), Bảng giá 918/QĐ/TC/TCT (ngày 11/11/1997), Bảng giá 590A/QĐ/TC/TCT (ngày 29/04/1998), Bảng giá 68/1998/TC/TCT (ngày 01/07/2000), Bảng giá 164/2000/TC/TCT (ngày 10/10/2000) và Bảng giá 164/2002/TC/TCHQ (ngày 27/12/2002). Bảng giá 164/2002/TC/TCHQ là bảng giá tối thiểu cuối cùng, chính thức chấm dứt hiệu lực thi hành ngày 31/08/2004, khi Thông tư 87/2004/TT/BTC ra đời, quy định hệ thống xác định trị giá mới cho hàng hóa nhập khẩu dựa trên hai phương pháp cơ bản như hiện nay.
Về xác định trị giá tính thuế theo giá tối thiểu, ban đầu, nó chỉ được quy định dưới dạng các quyết định ban hành bảng giá (Quyết định 1187/TC/TCT, Quyết định 975/1998/TC/TCT). Theo các quyết định này, giá tính thuế cho hàng hóa nhập khẩu sẽ được xác định theo giá hợp đồng nếu giá hợp đồng cao hơn giá tối thiểu trong bảng giá. Trường hợp giá hợp đồng thấp hơn bảng giá thì giá tính thuế là giá tối thiểu. Trường hợp hàng nhập khẩu không có trong bảng giá nhưng thuộc nhóm