Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước 88

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 102)

7. Bố cục của đề tài 3 

3.2.5. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước 88

3.2.5.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về xác định trị giá hải quan.

* Yêu cầu chung đối với hệ thống văn bản pháp quy và hướng dẫn dưới luật. Tính hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp quy thể hiện ở hai phương diện là: khả năng áp dụng trực tiếp điều khoản quy định vào thực tế và tính liên thông giữa các văn bản pháp luật có liên quan. Do vậy, đối với hệ thống văn bản pháp luật và văn bản dưới luật hướng dẫn về xác định trị giá hải quan cần đạt được một số yêu cầu. Cụ thể là:

89

- Giảm thiểu số lượng văn bản hướng dẫn, tiến đến khả năng trực tiếp áp dụng điều luật vào thực xác định trị giá. Điều này sẽ giúp người khai hải quan và cán bộ hải quan không phải dẫn chiếu đến nhiều văn bản ở nhiều cấp khác nhau, cùng quy định về một nội dung xác định trị giá. Ngược lại, điều này cũng dẫn đến một thực tế là các điều khoản luật phải rất chi tiết, cụ thể. Nghĩa là cần phải đưa các quy định về các phương pháp xác định trị giá hải quan vào các điều khoản Luật Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cần tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản có liên quan đến xác định trị giá hải quan (cụ thể là hệ thống văn bản hướng dẫn áp dụng trong nội bộ Ngành Hải quan về các phương pháp xác định trị giá hải quan, các quy trình xác định trị giá, các quy trình tham vấn trị giá, v.v…) để thực hiện chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với mục tiêu phản ánh được bức tranh toàn cảnh về hệ thống quản lý xác định trị giá hải quan của Ngành Hải quan.

- Trong các điều khoản luật và văn bản hướng dẫn, cần có sự dẫn chiếu giữa các văn bản với nhau để tạo ra sự thống nhất, hỗ trợ.

* Những thay đổi cụ thể:

- Đối với Luật Hải quan cần bổ sung thêm những nội dung sau:

+ Các quy định cơ bản về các phương pháp xác định trị giá hải quan, đồng thời có dẫn chiếu đến các điều khoản của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về các phương pháp này. Sự thay đổi này cho thấy sự đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp quy về trị giá hải quan, dẫn đến một cách hiểu thống nhất về hệ thống quản lý trị giá. Đồng thời, nội dung này cũng đảm bảo sự thống nhất về mặt thuật ngữ, ngôn ngữ đối với trị giá hải quan trong lĩnh vực thủ tục quản lý hải quan và nghiệp vụ quản lý thuế.

+ Tương tự, cần bổ sung điều khoản quy định về tham vấn trị giá hải quan trong Luật Hải quan. Hiện nay, chưa có một văn bản luật nào đề cập đến “tham vấn trị giá hải quan” mà khái niệm này chỉ bắt đầu xuất hiện ở văn bản cấp Chính phủ (Nghị định).

90

hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về: quy trình xác định trị giá hải quan theo các phương pháp đã quy định; quy trình tham vấn trị giá hải quan; quy trình kiểm tra trị giá hải quan; và những quy trình nghiệp vụ khác có liên quan đến lĩnh vực xác định trị giá và tham vấn trị giá.

- Đối với các văn bản hướng dẫn dưới luật:

+ Quy định các quy tắc cơ bản trong phối hợp giữa cơ quan hải quan với các cơ quan chức năng có liên quan.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hiệu quả trong phối hợp của cơ quan hải quan với các cơ quan khác trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan nói chung và quản lý trị giá hải quan nói riêng là do chưa có văn bản pháp lý quy định về quy chế phối hợp. Vì vậy, cần thiết phải có quy định về phối hợp trong cung cấp thông tin, xử lý kết quả kiểm tra trị giá hải quan.

+ Xây dựng hành lang pháp lý trong hoạt động “chống chuyển giá” trong lĩnh vực hải quan. Hiện nay, tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan là Nghị định 40/2007/NĐ-CP và Thông tư 205/2010/TT-BTC hoàn toàn không có quy định về trường hợp khai tăng trị giá hàng hóa (vấn đề này được “nhắc” đến tại Quyết định 103/QĐ-TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng cục Hải quan, tuy nhiên cũng không đưa ra biện pháp xử lý khi phát hiện vi phạm).

Mặt khác, hành vi khai tăng trị giá hải quan thường không trốn thuế phải nộp ở khâu nhập khẩu, mà chủ yếu ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp nên cơ quan hải quan khó có biện pháp xử lý khi phát hiện.

Vì vậy, yêu cầu xây dựng văn bản theo hướng quy định các dấu hiệu vi phạm, các biện pháp phối kết hợp giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế địa phương trong xử lý hành vi “chuyển giá”.

- Đối với các văn bản hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ của Ngành Hải quan: + Bổ sung các quy định, hướng dẫn công việc mà công chức hải quan phải thực hiện khi tiến hành tham vấn hay xác định trị giá hải quan cho hàng hóa.

91

về trị giá hải quan là tính chung chung, đại diện.

Theo quy định hiện hành thì nếu sau khi tham vấn, trị giá khai báo bị bác bỏ, công chức Hải quan sẽ nhận nhiệm vụ xác định lại trị giá hải quan cho hàng hóa. Khi đó, công chức Hải quan cũng sẽ phải áp dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan, và rõ ràng là cũng phải tuân thủ các quy định về trình tự xác định trị giá hải quan theo từng phương pháp khác nhau. Song, hiện nay, Ngành Hải quan chưa có văn bản quy định chi tiết trình tự xác định trị giá hải quan, hay quy trình xác định trị giá hải quan, áp dụng cho từng phương pháp xác định trị giá. Chính vì vậy, việc vận dụng các phương pháp thay thế để xác định trị giá hải quan sau tham vấn hiện thời là hết sức tùy tiện, không theo những chuẩn mực do chính các văn bản pháp quy quy định.

+ Thường xuyên xây dựng, bổ sung danh sách các mặt hàng và mức giá kiểm tra tại Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục làm cơ sở cho các Cục Hải quan địa phương kiểm tra, đối chiếu khi làm thủ tục hải quan.

Theo quy chế xây dựng, bổ sung Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục, hàng hóa nhập khẩu được xem xét đưa vào Danh mục là các mặt hàng có trị giá lớn và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cao; có kim ngạch nhập khẩu lớn, nhập khẩu thường xuyên; có khả năng gian lận thương mại.

Như vậy, rõ ràng là cần phải rà soát và xây dựng lại hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ xác định trị giá hải quan thì mới đáp ứng được tiêu chuẩn về sự chính xác, đầy đủ, thống nhất, bảo đảm tính “thực thi” của văn bản trong xử lý sự vụ hàng ngày của công chức.

3.2.5.2. Nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu giá.

Cơ sở dữ liệu giá hiện nay còn thể hiện những hạn chế cơ bản: thiếu tính phong phú và biệt lập với hệ thống đa chức năng của Ngành. Có nhiều trường hợp, thậm chí cán bộ hải quan kiểm tra trị giá đang giữ tờ khai trị giá, hoặc tờ khai hải quan của hàng hoá nhập khẩu trong tay nhưng dữ liệu trên đó lại chưa có trong cơ sở dữ liệu giá GTT01. Điều này cho thấy: Cơ sở dữ liệu không theo kịp với thực tế khách quan về hàng hoá nhập khẩu. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên

92

nhân từ việc phân định nhiệm vụ cập nhật thông tin giá. Hiện nay, nhiệm vụ cập nhật thông tin về giá vào Chương trình GTT01 thuộc công chức bộ phận tiếp nhận tờ khai. Nhưng vì số lượng tờ khai hải quan phát sinh trong ngày quá lớn, các thao tác cập nhật thông tin nhiều nên công chức đó không đủ thời gian cập nhật hết các tờ khai ngay trong ngày. Từ đó dẫn đến số lượng tờ khai không được cập nhật cứ tích tụ lại, càng ngày càng nhiều hơn.

Đồng thời, hiện nay nhiệm vụ của công chức tiếp nhận tờ khai phải kiểm tra thuế, giá nên sẽ làm tăng thời gian xử lý hồ sơ tại khâu tiếp nhận, làm chậm thời gian thông quan. Bởi vì công chức tiếp nhận không chỉ phải cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý đa chức năng của Ngành, mà còn phải cập nhật thông tin vào Chương trình GTT01. Giải pháp cho khó khăn này chính là: Chương trình GTT01 phải là một bộ phận được tích hợp và đồng bộ hoá vào Chương trình quản lý đa chức năng trong đó có Hệ thống thông quan điện tử. Khi đó, đối với các tờ khai không có nghi vấn về giá chỉ cần một lần cập nhật thông tin ở Hệ thống thông quan điện tử, mọi thông tin cần thiết cho cơ sở dữ liệu giá sẽ được tự động chuyển vào chương trình (nhánh) quản lý giá. Đối với các tờ khai có nghi vấn về giá thì công chức sẽ tiếp tục cập nhật vào hệ thống GTT01.

Song, về dài hạn, Tổng cục Hải quan cần xây dựng được một hệ thống quản lý thông tin chung để đảm bảo những người làm nhiệm vụ quản lý giá, tham vấn giá có thể truy cập, sử dụng và khai thác thông tin về hàng hoá, người khai hải quan, chủ hàng… ở mọi khía cạnh cần thiết.

3.2.5.3. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý trị giá hải quan.

- Nâng cấp chương trình phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu giá theo hướng tích hợp trực tiếp với chương trình quản lý dữ liệu chung của Ngành. Hiện tại, các dữ liệu giá được cập nhật bằng cách công chức đặt lệnh chuyển dữ liệu của các tờ khai hải quan cụ thể từ cơ sở dữ liệu chung về cơ sở dữ liệu giá, tạo thành một cơ sở dữ liệu riêng của từng chi cục hải quan, sau đó được tổng hợp ở cấp cục, tổng cục thành cơ sở dữ liệu giá chung, sử dụng chung trong toàn ngành trong một ngày cụ

93

thể. Cơ sở dữ liệu này, ngược lại được chi cục hải quan tải về máy chủ tại chi cục để sử dụng trong ngày. Do vậy, cơ sở dữ liệu giá hàng ngày thường không có tính tức thời. Nếu trong cùng một ngày, tại hai chi cục hải quan khác nhau có hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhau, nhưng giá khai báo lại chênh lệch nhau một cách đáng kể thì công chức hải quan không thể biết, và hệ thống cũng không thể cảnh báo được. Để bảo đảm khả năng tham chiếu giá giữa chi cục này với chi cục khác tại cùng một thời điểm thì bắt buộc chương trình quản lý giá phải được xây dựng và sử dụng trên một cơ sở dữ liệu giá chung, ít nhất là ở cấp cục - vùng và hướng đến cấp tổng cục - quốc gia.

- Nâng cấp chương trình GTT01 để tăng tốc độ tìm kiếm thông tin. Do cơ sở dữ liệu giá ngày càng lớn và công cụ tìm kiếm chưa bảo đảm nên nhiều trường hợp, lệnh tìm kiếm thông tin được diễn ra rất chậm.

- Cải tiến chương trình phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu giá nhằm trang bị thêm chức năng cảnh báo rủi ro về trị giá. Khi đó, chương trình phải có khả năng phân tích dữ liệu theo yêu cầu của người sử dụng. Chức năng này sẽ giúp công chức hải quan tiết kiệm thời gian, thay vì tra cứu, phân loại và phân tích thông tin một cách thủ công.

- Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác kiểm tra trị giá hải quan. Để thực hiện được điều này, Tổng cục Hải quan cần sớm ban hành quy trình cập nhật thông tin vào chương trình GTT01. Trong đó, cần xây dựng bộ tiêu chí về các thông tin phải khai báo đối với từng loại mặt hàng cụ thể để đảm bảo tính thống nhất giữa các đơn vị địa phương. Chẳng hạn: đối với máy móc cần khai báo các thông tin về nhà sản xuất, năm sản xuất, công nghệ đang sử dụng…

3.2.5.4. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

- Thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và các đơn vị đại lý làm thủ tục hải quan. Do người khai hải quan là người có thông tin đầy đủ về giá nên nếu người khai hải quan được trang bị đầy đủ kiến thức để khai báo thì số lượng các trường hợp cần tham vấn do những khiếm khuyết, lỗi nhỏ

94

trong khai báo sẽ bị loại trừ, theo đó khối lượng công việc của công chức tham vấn sẽ được giảm bớt.

Tuy nhiên, trong điều kiện các nguồn lực có hạn mà số lượng doanh nghiệp cần được đào tạo lại rất lớn thì giải pháp khá hữu hiệu là phát triển hệ thống đại lý khai thuê hải quan am hiểu các quy định về khai báo trị giá. Khi đó, các nội dung khai báo sẽ bảo đảm tính chính xác, trung thực và đầy đủ hơn, giúp làm giảm khối lượng công việc của cơ quan hải quan, và theo đó, Hải quan có thể tập trung thêm nguồn lực cho việc kiểm tra giá hiệu quả hơn.

- Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá thông tin về quản lý trị giá nói chung, tham vấn trị giá nói riêng trên phương tiện thông tin đại chúng của Ngành (trang thông tin điện tử Hải quan - website, Báo Hải quan).

- Xây dựng cơ chế phổ biến pháp luật Hải quan, cụ thể là quản lý trị giá và tham vấn trị giá hải quan, cho cộng đồng doanh nghiệp.

95

KT LUN

Quản lý trị giá hải quan hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình thực hiện tuyên ngôn “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả” của Ngành hải quan Việt Nam nói riêng và mục tiêu chiến lược của Bộ Tài chính nói chung. Quản lý trị giá hải quan là công cụ quan trọng để cơ quan hải quan đạt được sự minh bạch, chính xác, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại mà cụ thể là phòng chống gian lận thương mại về trị giá, góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hiệu quả đối với nền kinh tế quốc gia. Hải quan bất kỳ một nước nào cũng có thể áp dụng các nguyên tắc quản lý trị giá hải quan dù họ hiện đang sử dụng hệ thống tự động hay thủ công.

Trong những năm vừa qua, việc quản lý trị giá hải quan đã được đưa vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Bên cạnh những thành công đã đạt được về tăng cường tạo thuận lợi thương mại và nâng cao chất lượng quản lý hải quan để thực hiện các cam kết quốc tế cũng như các yêu cầu từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước thì vẫn còn nhiều vấn đề trong việc quản lý trị giá này cần phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thực tế diễn ra và hàng loạt thủ đoạn gian lận về trị giá tinh vi hơn.

Luận văn “Nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đề cập tới vấn đề cấp bách này. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết chung về thủ tục hải quan, cũng như về quản lý trị giá hải quan để trên cơ sở đó làm rõ làm rõ cơ sở lý luận về quản lý trị giá hải quan, thực tiễn quy trình kiểm tra, xác định trị giá hải quan trong thủ tục hải quan điện tử. Từ những nghiên cứu lý thuyết luận văn đi tới nghiên cứu thực trạng áp dụng quy

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)