7. Bố cục của đề tài 3
2.2.1. Quy trình kiểm tra trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.37
Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.2.1. Quy trình kiểm tra trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vũng Tàu.
Hiện nay, Cục hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức thực hiện công tác kiểm tra trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính và Quyết định 103/QĐ-TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng Cục Hải quan. Cụ thể:
2.2.1.1. Kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình thông quan:
Việc kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình thông quan là việc công chức Hải quan kiểm tra Hồ sơ hải quan hoặc hồ sơ hải quan điện tử, các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Việc kiểm tra trị giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở kiểm tra các mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục (sau đây gọi tắt là Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục), Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu về giá cấp Cục (sau đây gọi tắt là Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cấp Cục) thông qua việc kiểm tra Tờ khai trị giá. Theo quy trình thủ tục Hải quan đổi với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại hiện hành (Quy trình 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 của Tổng cục Hải quan), công việc này do bô phận Tiếp nhận hồ sơ thực hiện (Bước 1 của quy trình thủ tục Hải quan).
* Kiểm tra trị giá Hải quan hàng xuất khẩu:
Công chức Bước 1 tiến hành kiểm tra: Hồ sơ hải quan hoặc hồ sơ hải quan điện tử, các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu thuộc diện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Công chức tiến hành đối chiếu và so sánh giá mặt hàng xuất khẩu với mức giá kiểm tra tại Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục.
38
Bảng 2.2. Quy trình kiểm tra trị giá hải quan hàng xuất khẩu
KIỂM TRA TRỊ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU
2. Kiểm tra mức giá khai báo 3. Kiểm tra thủ tục, hồ sơ
Đối chiếu với Danh mục rủi ro hàng xuất khẩu cấp Cục Không thuộc Danh mục
Chấp nhận giá khai báo
Kiểm tra sau thông quan
Xác định giá Giá cao H ợ p đồ ng k hôn g h ợ p phá p - Giá t h ấ p h ơ n D anh m ụ c - Nghi v ấ n h ồ s ơ kh ông h ợ p
39
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng xuất khẩu cấp Cục hoặc giá khai báo cao hơn mức giá kiểm tra tại Danh mục thì chấp nhận thông quan theo mức giá khai báo của doanh nghiệp.
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng xuất khẩu cấp Cục và mức giá khai báo của doanh nghiệp thấp hơn mức giá kiểm tra tại Danh mục thì công chức Hải quan tiến hành tiếp các bước kiểm tra sau đây:
Kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hoá và sự phù hợp về nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá với các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan hoặc tờ khai hải quan điện tử.
Nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không hợp pháp hoặc nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan hoặc tờ khai hải quan điện tử có mâu thuẫn thì công chức Hải quan tiến hành xác định giá và tính thuế theo Phương pháp trị giá suy luận.
Chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan, chuyển lực lượng Kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp có nghi vấn hồ sơ không hợp pháp hoặc mức giá khai báo thấp hơn mức giá tại Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục.
Bằng việc giao cho Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ tình hình quản lý hoạt động xuất khẩu từng thời kỳ và thực tế xuất khẩu hàng hoá để xây dựng, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục và mức giá kiểm tra làm căn cứ kiểm tra trị giá khai báo, đồng thời gửi báo cáo Tổng cục Hải quan. Nhờ vậy, công tác kiểm tra trị giá hàng hóa xuất khẩu được tiến hành linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng địa phương.
* Kiểm tra trị giá Hải quan hàng nhập khẩu:
Việc kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở kiểm tra các mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục (sau đây gọi tắt là Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục), Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá nhập khẩu về giá cấp Cục (sau đây gọi tắt là Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục).
40
Bảng 2.3. Quy trình kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu
KIỂM TRA TRỊ GIÁ HẢI QUAN HÀNG NHẬP KHẨU
1. Kiểm tra nội dung khai báo: tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, đơn vị tính. 2. Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ.
3. Kiểm tra các điều kiện áp dụng các phương pháp xác định trị giá 4. Kiểm tra mức giá khai báo
5.1. Thuộc: - Danh mục QLRR hàng NK cấp Tổng cục; - Danh mục QLRR hàng NK cấp Cục. 5.2. Không thuộc: - Danh mục QLRR hàng NK cấp Tổng cục; - Danh mục QLRR hàng NK cấp Cục.
6. Thông báo cơ cở nghi vấn trị giá khai báo
CHẤP NHẬN GIÁ KHAI BÁO
CHUYỂN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
XÁC ĐỊNH LẠI TRỊ GIÁ KHAI BÁO
DN khai báo k hông đầ y đủ , phù h ợ p Mâu thu ẫ n v ề h ồ s ơ K hông đ úng trình t ự áp d ụ ng c ác ph ươ ng pháp xác đị nh tr ị giá Nghi v ấ n DN ch ấ p nh ậ n giá d o HQ đư a K hông gi ả i trình đư ợ c các n ghi v ấ n 7. Tham vấn giá N ghi v ấ n v ề h ồ s ơ nh ư ng không ngh i ng ờ v ề giá khai b áo K hông có n ghi v ấ n
41
Công chức kiểm tra trị giá Hải quan đối với tờ khai nhập khẩu ở giai đoạn trong thông quan phải thực hiện những bước sau:
Thứ nhất, kiểm tra nội dung khai báo về tên hàng, đơn vị tính, nhãn hiệu, xuất xứ, đơn vị tính:
Khi tiến hành khai báo về trị giá hải quan, nghĩa vụ của người khai hải quan phải khai báo đầy đủ chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá.
Trên cơ sở thông tin khai báo, công chức bước 1 kiểm tra sự đầy đủ của các tiêu chí này.
Thứ hai, kiểm tra tính chính xác của hồ sơ:
Trị giá Hải quan khai báo trên tờ khai trị giá Hải quan là sự phản ánh trị giá hàng hóa trên các chứng từ thuộc bộ hồ sơ Hải quan. Vì vậy, công chức kiểm tra cần kiểm tra kỹ sự phù hợp giữa các chứng từ thuộc bộ hồ sơ Hải quan. Chẳng hạn, công chức Bước 1 cần lưu ý sự đồng nhất giữa các điều khoản về giá bán, điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng... quy định trên hợp đồng thương mại hóa đơn thương mại cũng như các điều khoản tương ứng trên các chứng từ khác.
Thứ ba, kiểm tra các điều kiện áp dụng các phương pháp xác định trị giá:
Mỗi một phương pháp xác định trị giá Hải quan đều có các điều kiện nhất định và chỉ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đó thì phương pháp đó mới được áp dụng. Vì vậy, khi kiểm tra trị giá Hải quan, công chức Bước 1 phải đặc biệt chú ý đến điều kiện áp dụng các phương pháp xác định trị giá.
Thứ tư, kiểm tra mức giá khai báo:
Kiểm tra mức giá khai báo là việc công chức Bước 1 tiến hành so sánh, đối chiếu mức giá khai báo với cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá.
Căn cứ kết quả kiểm tra, công chức Bước 1 tiến hành xử lý:
- Trường hợp phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; về nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế, công chức Bước 1 tiến hành bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp và xác định trị giá
42
tính thuế, đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp không có nghi vấn về mức giá, nhưng có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; nghi vấn giá khai báo cao hơn trên 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá và có nghi vấn hoặc không có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục hồ sơ thì công chức chấp nhận giá khai báo của doanh nghiệp, đồng thời chuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.
- Trường hợp nghi vấn giá khai báo của doanh nghiệp đối với mặt hàng không thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục, Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cẩp Cục - giá khai báo thấp hơn so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá của cơ quan hải quan, công chức Bước 1 chấp nhận giá khai báo của doanh nghiệp, đồng thời chuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.
- Trường hợp nghi vấn giá khai báo của doanh nghiệp đối với mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục, Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Cục, cơ quan Hải quan thông báo để doanh nghiệp biết cơ sở, căn cứ nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định.
Nếu doanh nghiệp đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan Hải quan xác định thì cơ quan Hải quan ra thông báo xác định trị giá và thực hiện ấn định thuế theo giá đã xác định.
Nếu không đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan Hải quan xác định thì doanh nghiệp được quyền yêu cầu cơ quan Hải quan tổ chức tham vấn để giải trình về cơ sở, phương pháp khai báo trị giá hải quan của mình.
Việc tham vấn được thực hiện bằng hai hình thức: tham vấn trực tiếp và tham vấn bằng thư điện tử.
Trong quá trình tham vấn, căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị trước, cơ quan hải quan yêu cầu doanh nghiệp trả lời các câu hỏi liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch nhập khẩu; mức giá khai báo; phương pháp xác định trị giá tính thuế doanh nghiệp sử dụng. Kết thúc tham vấn, căn cứ nội
43
dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “chấp nhận” hoặc “bác bỏ” mức giá khai báo, mức giá tính thuế dự kiến.
Trường hợp bác bỏ mức giá khai báo, cơ quan hải quan tiến hành xác định lại trị giá tính thuế, ra thông báo trị giá tính thuế đồng thời ấn định số thuế phải nộp.
2.2.1.2. Kiểm tra trị giá Hải quan sau khi thông quan hàng hóa:
Việc kiểm tra trị giá hải quan sau khi thông quan hàng hóa được thực hiện bởi ba lực lượng: lực lượng phúc tập tại Chi cục Hải quan, lực lượng kiểm tra sau thông quan và lực lượng điều tra chống buôn lậu.
* Đối với lực lượng phúc tập tại Chi cục Hải quan:
Công chức Hải quan làm công tác phúc tập tại các Chi cục tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, mức giá khai báo và các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì bác bỏ mức giá khai báo, xác định trị giá tính thuế. Nếu phát hiện các nghi vấn về hồ sơ, chứng từ, mức giá khai báo nhưng chưa đủ căn cứ kết luận hành vi gian lận thì chuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan để tiếp tục xác minh, làm rõ.
* Đối với lực lượng kiểm tra sau thông quan:
Tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan được giao cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện.
Chi cục Kiểm tra sau thông quan tiến hành kiểm tra đối với các trường hợp có nghi vấn về hồ sơ, chứng từ hoặc mức giá khai báo do lực lượng phúc tập chuyển; do lực lượng kiểm tra tại khâu thông quan chuyển; do lực lượng kiểm tra sau thông quan phát hiện hoặc do đánh giá mức độ rủi ro theo mặt hàng, ngành hàng, theo doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thì tổ chức kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan hoặc trụ sở của doanh nghiệp.
Việc KTSTQ đầy đủ gồm hai giai đoạn nối tiếp nhau (KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan và KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp), 12 bước. Cụ thể:
Bước 1. Xác định đối tượng chịu kiểm tra, đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm
44
Bước 2. Thu thập, phân tích thông tin về đối tượng kiểm tra. Bước 3. Yêu cầu doanh nghiệp giải trình.
Bước 4. Kiểm tra tại doanh nghiệp
Bước 5. Kết luận kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh
nghiệp
Bước 6. Báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất xử lý. Bước 7. Quyết định ấn định thuế (nếu có).
Bước 8. Lập biên bản vi phạm hành chính (nếu có). Bước 9. Quyết định xử lý vi phạm hành chính (nếu có). Bước 10. Giải quyết khiếu nại (nếu có).
Bước 11. Tổ chức rút kinh nghiệm.
Bước 12. Cập nhật thông tin và lưu trữ hồ sơ.
Tuy nhiên, không phải cuộc KTSTQ, kiểm tra thuế nào cũng phải thực hiện đầy đủ 12 bước này.
Trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra chọn mẫu nếu các vấn đề kiểm tra đã rõ, có thể kết luận được, không có ý kiến khác nhau giữa cơ quan Hải quan và Doanh nghiệp thì có thể dừng lại ở bất kỳ bước nào kể từ bước 2.
Trường hợp kiểm tra theo kế hoạch thì thực hiện đầy đủ 12 bước.
* Đối với lực lượng điều tra chống buôn lậu:
Tổ chức kiểm tra, xác minh các vụ việc có dấu hiệu gian lận lớn về trị giá như: Làm giả hồ sơ, chứng từ; móc ngoặc để đồng loạt hạ thấp hoặc khai khống trị giá do lực lượng kiểm tra sau thông quan chuyển hoặc những vụ việc gian lận nổi cộm, có tính chất hệ thống, phạm vi rộng do lực lượng chống buôn lậu phát hiện.
2.2.2. Tình hình thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2007 – 2011.
Với đặc trưng là một đơn vị có quy mô nhỏ, quân số ít, nhưng trong những năm qua Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm thủ tục cho một số lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo tuân thủ đúng chính sách quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu và tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ hải quan, luôn hoàn
45
thành xuất xắc nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Với những thành tích nêu trên, nhiều năm liền Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được tặng thưởng Bằng khen của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Tổng cục Hải quan. Đặc biệt hơn nữa, năm 2008, Cục Hải quan Tỉnh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai đầy đủ các chương trình phần mềm của Tổng cục Hải quan, đặc biệt là triển khai thành công Hệ thống thông quan điện tử được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác giải quyết thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.