7. Bố cục của đề tài 3
3.1. Phương hướng đặt ra tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 78
Với mục tiêu “Phấn đấu xây dựng, phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế vào thời kỳ 2010 – 2015; là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và cả nước; nâng cao rõ rệt chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng và an ninh”, trong những năm qua địa phương đã ưu tiên phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các ngành kinh tế biển, công nghiệp dầu khí, cảng biển.
Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vị trí thuận lợi về tuyến đường vận chuyển hàng hải quốc tế, cửa biển Vũng Tàu được qui hoạch là khu cảng biển cửa ngõ quốc tế phía Nam của quốc gia, là trung tâm các tuyến hàng hải của Việt Nam và thế giới. Cùng với sông Thị Vải dài hơn 21km, đây là con sông rộng, sâu, rất thuận lợi cho tàu biển hoạt động. Có thể nói, tiềm năng về cảng biển là một lợi thế to lớn của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Điều này càng được khẳng định khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt qui hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó mục tiêu xây dựng cụm cảng Bà Rịa- Vũng Tàu thành cụm cảng tổng hợp quốc gia, là cảng cửa ngõ quốc tế của cả nước với qui hoạch cấp I A.
Hiện Bà Rịa- Vũng Tàu đã đưa vào khai thác 21 cảng biển, công suất khoảng 45 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại khu vực Thị Vải- Cái Mép. Sản lượng hàng hóa qua cảng năm 2009 đạt khoảng 31 triệu tấn và 80.000 lượt hành khách, năm 2010 các con số này đều tăng trưởng khá cao cả về hàng hóa và lượt khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc đưa vào khai thác cảng container SP-PSA và Tân cảng Cái Mép trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định vai trò và vị trí của cảng biển nước sâu của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đây mở hướng đi mới cho
79
ngành cảng biển Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển. Việc vận chuyển, trung chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến khắp các châu lục trên thế giới trong đó có châu Âu và Hoa kỳ. Lượng hàng container trước năm 2008 hầu như không có, nhưng từ khi đưa vào khai thác năm 2009, lượng hàng này qua địa bàn tỉnh đã đạt khoảng 2 triệu tấn và năm 2010 đạt khoảng 3,5 triệu tấn.
Hiện nay, hệ thống cảng biển của Bà Rịa- Vũng Tàu đang được khai thác và tiếp tục triển khai xây dựng 12 dự án và 22 dự án cảng biển khác đang thực hiện bước chuẩn bị đầu tư. Theo ước tính công suất thiết kế cho hệ thống cảng biển của Bà Rịa – Vũng Tàu ước đạt khoảng 250 triệu tấn, trong đó công suất 19 cảng tổng hợp, container khoảng 219 triệu tấn và công suất khai thác 36 cảng chuyên dùng khoảng 31 triệu tấn. Ngoài ra khu cảng tổng hợp Long Sơn đang được qui hoạch tiềm năng với chiều dài 5km bến cho tàu 80 nghìn DWT sẽ được triển khai trong nay mai khi có nhu cầu. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản hoàn thành toàn bộ hệ thống cảng biển của tỉnh có tổng công suất khoảng 250 triệu tấn/năm, đáp ứng lượng hàng hóa qua hệ thống cảng của tỉnh khoảng 60 triệu tấn/năm vào năm 2015, 120 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 250 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Việc phát triển hệ thống cảng biển của Bà Rịa – Vũng Tàu cũng thu hút được lượng vốn đầu tư tương đối lớn, đó là vào khoảng trên 4 tỷ USD sẽ được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vào khu vực này, từ đó sẽ tạo cho Bà Rịa - Vũng Tàu một diện mạo mới, một hướng đi vững chắc cho thế mạnh kinh tế cảng biển của một địa phương đầy tiềm năng này.
Đi đối với xu thế phát triển mạnh mẽ của hệ thống cảng biển quốc tế là sự gia tăng đáng kể lượng hàng hóa lưu thông qua địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn mức độ phức tạp đặt ra những thách thức không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước về hải quan – công tác quản lý trị giá hải quan cũng không nằm ngoài xu thế này.
80
Dự báo được tình hình trên, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đề ra những phương hướng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan.