Tình hình công tác quản lý nhà nước về trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 62)

7. Bố cục của đề tài 3 

2.2.3.Tình hình công tác quản lý nhà nước về trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh

Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2.2.3.1. Công tác kiểm tra trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong thời gian qua, Cục Hải quan tỉnh BR-VT đã thực hiện tốt công tác quản lý trị giá hải quan. Việc thực hiện công tác này được tiến hành trong hai giai đoạn: kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan (kiểm tra trong quá trình thông quan) và kiểm tra trị giá Hải quan sau khi hàng hóa đã thông quan (kiểm tra sau thông quan).

* Kim tra tr giá hi quan trong quá trình thông quan:

Dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp Lãnh đạo Cục Hải quan, công tác kiểm tra trị giá hải quan tại Cục Hải quan Tỉnh luôn được các đơn vị thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Công tác kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình thông quan được các Chi cục thực hiện theo đúng thẩm quyền. Thông qua kiểm tra hồ sơ hải quan, mức giá khai báo của doanh nghiệp, công chức Bước 1 từng bước “nhận diện” các dấu hiệu gian lận về trị giá hải quan của doanh nghiệp. Nếu đủ căn cứ để xác định tại trị giá khai báo, Chi cục Hải quan cửa khẩu sẽ tiến hành ấn định thuế. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ “nghi vấn” trị giá khai báo, công chức Bước 1 thông báo cơ sở nghi vấn và chuyển sang thực hiện tham vấn. Tùy giai đoạn thực tế, công tác tham vấn được tổ chức tham vấn tại Phòng Thuế xuất nhập khẩu – Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc do các Chi cục trực tiếp tiến hành theo ủy quyền của Cục Hải quan Tỉnh.

Thông qua việc kiểm tra trị giá trong quá trình thông quan, Cục Hải quan Tỉnh phát hiện nhiều trường hợp nghi ngờ về trị giá khai báo (không có trường hợp nào phát hiện mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; về nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế) và tổ chức tham vấn. Qua đấu tranh, khai thác các thông tin giải trình của doanh nghiệp, Cục Hải quan Tỉnh đã phát hiện nhiều trường hợp gian lận về trị giá khai báo, tiến hành xác định lại trị giá và ấn

49

định thuế. Nhờ vậy, đã góp phần hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về hải quan, tránh tình trạng thất thu thuế nhà nước.

Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan từ năm 2007 đến hết 31/8/2012. Năm Số TK kiểm tra trị giá Số tờ khai tham vấn giá Số tờ khai bác bỏ trị giá sau tham vấn Số thuế điều chỉnh tăng sau tham vấn (đơn vị tính: Đồng) Trị giá hàng vi phạm (triệu USD) 2007 2.277 165 62 9.259.217.261 34,90 2008 2.408 366 206 11.754.626.034 44,30 2009 3.214 237 96 7.576.641.467 32,41 2010 3.757 260 129 14.784.439.371 54,99 2011 4.017 548 214 33.812.347.851 68,50 2012 2.053 144 48 7.632.526.250 36,69

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Từ 01/01/2007 đến 31/8/2012, các công chức Bước 1 tại các Chi cục hải quan cửa khẩu đã tiến hành kiểm tra trị giá hải quan đối với 17.726 tờ khai. Qua kiểm tra, đã phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, chuyển tham vấn 1.720 tờ khai, bác bỏ giá khai báo đối với 755 tờ khai, ấn định thuế tăng trên 84 tỷ đồng. Những con số nêu trên đã chứng tỏ hiệu quả của hoạt động tham vấn giá trong công tác quản lý trị giá hải quan.

Năm 2007 - năm mà hoạt động tham vấn chính thức được luật hóa theo Nghị định 40/2007/NĐ-CP, Cục Hải quan Tỉnh đã tiến hành tham vấn 165 tờ khai, bác bỏ trị giá khai báo 62 tờ khai, truy thu hơn 9 tỷ đồng tiền thuế, trị giá hàng vi phạm 34,90 triệu USD. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả của công tác tham vấn ngay từ những ngày đầu triển khai.

Năm 2008, sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 40/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 40/2007/NĐ-CP thì hoạt động tham vấn giá dần đi vào chuyên nghiệp. Công chức hải quan đã có thêm những hướng dẫn cơ bản khi tham vấn với doanh nghiệp. Nhờ vậy, trong 366 trường hợp tham vấn, Cục Hải quan tỉnh đã bác bỏ trị giá khai báo đối với 206 trường hợp (chiếm 67%), ấn định tăng 11,75 tỷ đồng tiền thuế, trị giá hàng vi phạm trên 44 triệu USD. Số thuế truy thu sau tham

50

vấn lên đến hơn 11 tỷ, tăng 27% so với cùng kỳ đã khẳng định tác dụng của công tác kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình thông quan.

Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Hoạt động nhập khẩu chủ yếu đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng cũng như các mặt hàng “xa xỉ phẩm” như ô tô, xe gắn máy giảm đáng kể. Vì vậy, qua kiểm tra trị giá hải quan của 3.214 tờ khai, cơ quan hải quan nghi ngờ và tiến hành tham vấn đối với 237 tờ khai. Thông qua tham vấn, Cục Hải quan Tỉnh đã phát hiện 96 trường hợp gian lận trị giá hải quan, tiến hành truy thu hơn 7,5 tỷ đồng tiền thuế, trị giá hàng vi phạm 32,41 triệu USD. Tuy số thuế ấn định giảm 35% so với cùng kỳ, nhưng công tác tham vấn vẫn hoàn thành kế hoạch được giao.

Năm 2010, khi hệ thống các cảng container quốc tế đi vào hoạt động ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ phương án làm thủ tục nhập khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương sang làm thủ tục tại Vũng Tàu nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển cũng như thời gian đi lại. Trong đó phải kể đến sự có mặt của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công – nhà phân phối độc quyền xe du lịch Hyundai tại Việt Nam đã khiến hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh thêm sôi động. Tuy nhiên, cùng với đó là tình trạng gian lận trị giá hải quan tăng cao. Lợi dụng mối quan hệ đặc biệt với công ty mẹ, hàng loạt giao dịch của công ty đã bị cơ quan hải quan đưa vào “tầm ngắm”. Cục Hải quan Tỉnh đã nghi ngờ và tiến hành tham vấn 260 tờ khai trong đó có một số lượng không nhỏ là các tờ khai của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công. Qua quá trình khai thác thông tin và đấu tranh trực tiếp khi tham vấn, cơ quan hải quan đã bác bỏ trị giá khai báo của 129 tờ khai, chiếm tỷ lệ 49,5% số lượng tờ khai tham vấn, truy thu trên 14 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2009. Như đã trình bày ở trên, hành vi gian lận trị giá đối với các trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt đang khiến Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp rất nhiều khó khăn trong

51

công tác quản lý trị giá hải quan. Đã có rất nhiều tờ khai nhập khẩu ô tô của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công bị xác định lại trị giá khai báo.

Theo đà phụ hồi kinh tế, năm 2011 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Trong năm, với việc đẩy mạnh công tác hiện đại hóa hải quan, Cục Hải quan Tỉnh tăng cường triển thủ tục hải quan điện tử, nhờ vậy thời gian thông quan hàng hóa đã giảm xuống đáng kể, tránh phiền hà cho doanh nghiệp. Trong năm, Cục Hải quan Tỉnh đã tiến hành kiểm tra trị giá hải quan của 4.017 tờ khai, phát hiện các dấu hiệu nghi vấn và chuyển tham vấn 548 tờ khai. Đây là năm có số lượng tờ khai tham vấn nhiều nhất trong những năm vừa qua. Trong số các trường hợp tham vấn thì phần lớn vẫn rơi vào mặt hàng ô tô, xe máy - đây là những mặt hàng có trị giá lớn, thuế suất cao nên rủi ro gian lận trị giá cao. Đã có 214 trường hợp doanh nghiệp không giải trình được các nghi vấn về trị giá của cơ quan hải quan và bị ấn định tăng 33,8 tỷ đồng tiền thuế. Đây là thành công rất lớn của công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong điều kiện lực lượng công chức làm công tác giá còn mỏng như hiện nay.

Tám tháng đầu năm 2012, sau khi Cục Hải quan Tỉnh sửa đổi Danh mục quản lý rủi ro cấp Cục theo hướng bãi bỏ một số mặt hàng như lúa mỳ sản xuất thức ăn cho người, lúa mỳ sản xuất thức ăn chăn nuôi... số lượng mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro cấp Tổng cục và cấp Cục đã giảm xuống. Trong 8 tháng, các công chức đã tiến hành kiểm tra trị giá của 2.053 tờ khai, nghi ngờ trị giá khai báo và tiến hành tham vấn 144 tờ khai, trong đó bác bỏ trị giá khai báo 48 tờ khai, ấn định tăng 7,6 tỷ đồng tiền thuế. Số lượng tờ khai bị bác bỏ trị giá khai báo và số thuế ấn định ở mức cao – một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải quản lý trị giá hải quan chặt chẽ.

Nhìn chung, số lượng tờ khai xác định lại trị giá tính thuế và số thuế ấn định qua các năm có sự thay đổi phức tạp. Tuy nhiên, đối tượng hàng hóa gian lận chủ yếu vẫn tập trung vào các mặt hàng có thuế suất cao (như ô tô, xe máy) hoặc có trị giá lớn (như ô tô, xe máy, thép, lúa mì...).

52

Bảng 2.6: Thống kê đối tượng hàng hóa gian lận trị giá hải quan

  Năm Số lượng tờ khai gian lận

Đối tượng hàng hóa gian lận

Ô tô Xe máy Thép Lúa mì Khác

Số lượng TK Tỷ lệ % Số lượng TK Tỷ lệ % Số lượng TK Tỷ lệ % Số lượng TK Tỷ lệ % Số lượng TK Tỷ lệ % 2007 62 29 46,8 14 22,6 6 9,7 9 14,5 4 6,5 2008 206 102 49,5 47 22,8 18 8,7 23 11,2 16 7,8 2009 96 47 49,0 17 17,7 15 15,6 14 14,6 3 3,1 2010 129 70 54,3 19 14,7 16 12,4 20 15,5 4 3,1 2011 214 109 50,9 32 15,0 25 11,7 31 14,5 17 7,9 2012 48 34 70,8 8 16,7 4 8,3 0 0 2 4,2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của Cục Hải quan tỉnh BR - VT).

Thông qua bảng 2.6, dễ dàng nhận thấy đối tượng hàng hóa gian lận phổ biến nhất là ô tô (chiếm tỷ lệ từ 47% đến 71%). Điều này cũng dễ hiểu do đây là mặt hàng có trị giá lớn, thuế suất cao. Theo tính toán, tổng các loại thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng ô tô bằng khoảng 275% đến 300% so với giá nhập khẩu. Đây là “miếng mồi ngon” cho các doanh nghiệp có ý đồ gian lận về thuế khi chỉ cần khai giảm giá nhập khẩu 1.000USD thì doanh nghiệp đã trốn được khoảng 3.000USD tiền thuế ở khâu nhập khẩu. Các hành vi gian lận thường gặp là khai giá thấp đối với các ô tô đã qua sử dụng. Lợi dụng đặc điểm giá bán của xe đã qua sử dụng không tuân theo bảng giá của các hãng sản xuất, nhà nhập khẩu thu mua ô tô với chất lượng còn khoảng 90 đến 95%. Khi khai báo, người khai hải quan khai báo thấp trị giá tính thuế gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc so sánh, đối chiếu với hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, mặc dù Chính phủ có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng, tuy nhiên tỷ lệ gian lận đối với mặt hàng ô tô gia tăng đáng kể. Điều này do sự “tham gia” thị trường nhập khẩu ô tô của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công. Lợi dụng mối quan hệ đặc biệt - Công ty là đại lý ủy nhiệm duy nhất của Tập đoàn ô tô Hyundai Hàn Quốc tại Việt Nam - ký kết hợp đồng mua bán ô tô với tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, mức giá riêng

53

cho thị trường Việt Nam. Điều này gây cho cơ quan hải quan rất nhiều khó khăn trong kiểm tra, tham vấn giá.

Cùng với ô tô, xe gắn máy cũng là mặt hàng có tỷ lệ gian lận trị giá cao. Nguyên nhân chủ yếu do đây là mặt hàng có thuế suất cao (tổng các khoản thuế phải nộp ở khâu nhập khẩu gấp 1,7 đến 2 lần giá nhập khẩu), trị giá lớn. Tuy nhiên khác với mặt hàng ô tô, các trường hợp gian lận chủ yếu đối với mặt hàng xe máy thông qua gian lận các khoản điều chỉnh trừ - cụ thể là khoản giảm giá.

Mặt hàng thép, lúa mì cũng là những mặt hàng thường xuyên có gian lận về trị giá. Những gian lận này chủ yếu tập trung vào hành vi không khai báo đầy đủ các khoản phải cộng như phí bảo hiểm, phí vận chuyển, phí bốc dỡ tại cảng; không khai các khoản tiền đặt cọc.

Các hành vi gian lận trên đây sẽ được làm rõ trong phần tiếp theo của luận văn.

Tuy tình hình gian lận thương mại về trị giá hải quan diễn biến phức tạp, nhưng tập trung chủ yếu vào một số chủ thể.

Bảng 2.7: Thống kê chủ thể gian lận về trị giá hải quan (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/08/2012)

Năm

Chủ thể thực hiện thủ tục hải quan

Công ty TNHH Công ty C phn Công ty hp danh Doanh nghip tư nhân Số lượng Vi phạm Số lượng Vi phạm Số lượng Vi phạm Số lượng Vi phạm 2012 382 9 259 5 14 0 11 1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của Cục Hải quan tỉnh BR - VT).

Trong năm 2010, đã có 666 doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua thống kê, nhận thấy hầu hết các công ty hoạt động theo mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần (382 công ty TNHH, 259 công ty cổ phần). Các công ty hợp danh phần lớn phần lớn là các công ty hoạt động theo hình thức nhà thầu công trình, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, ít tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Doanh nghiệp tư nhân trong khu

54

vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên ít có hoạt động xuất nhập khẩu (11 doanh nghiệp).

Trong năm 2012, qua công tác kiểm tra trị giá hải quan đã phát hiện 48 trường hợp gian lận về trị giá. Các hành vi gian lận này do 15 công ty tiến hành, trong đó chủ yếu vẫn là các công ty hoạt động theo mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần (9 trường hợp vi phạm do công ty TNHH thực hiện và 5 trường hợp do công ty cổ phần). Do số lượng doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh ít tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, nên qua kiểm tra chỉ có 01 trường hợp doanh nghiệp tư nhân vi phạm các quy định về trị giá hải quan.

Việc nhận diện được các chủ thể của gian lận trị giá hải quan sẽ làm cơ sở trong việc cập nhật thông tin về tính tuân thủ pháp luật trị giá hải quan của các công ty khi Tổng cục Hải quan yêu cầu.

* Kim tra tr giá Hi quan sau khi thông quan hàng hóa:

Việc kiểm tra trị giá hải quan sau khi thông quan hàng hóa được thực hiện bởi ba lực lượng: lực lượng phúc tập tại Chi cục Hải quan, lực lượng kiểm tra sau thông quan và lực lượng điều tra chống buôn lậu.

- Đối vi lc lượng phúc tp ti Chi cc Hi quan:

Công chức Hải quan làm công tác phúc tập tại các Chi cục tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, mức giá khai báo và các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, công tác phúc tập là công tác “kiểm tra lại” các bước nghiệp vụ mà công chức ở các khâu nghiệp vụ trong quá trình thông quan đã thực hiện. Vì vậy, trên thực tế, việc kiểm tra trị giá ở

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 62)