7. Bố cục của đề tài 3
1.4.2. Sự cần thiết phải chống gian lận trị giá hải quan 16
Để nhận thức rõ sự cần thiết phải chống sự gian lận trị giá hải quan, trước hết ta cần phải làm rõ những ảnh hưởng tiêu cực của gian lận trị giá hải quan đến nền
17
kinh tế, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội và hiệu quả quản lý kinh tế xã hội. Từ đó, chứng minh sự cần thiết và cấp bách phải chống gian lận trị giá hải quan trong giai đoạn hiện nay.
1.4.2.1. Ảnh hưởng đến nền kinh tế
Gian lận trị giá hải quan nói riêng hay gian lận thương mại nói chung có ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế, những thành tựu của công cuộc đổi mới mà đất nước đang tiến hành. Gian lận trị giá hải quan góp phần tăng nguy cơ kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo thành một lực cản lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hàng hoá nhập khẩu bị gian lận về trị giá dẫn đến gian lận về thuế, sẽ làm mất tính cân bằng trong cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại, đồng thời làm thất thu thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác khác gây ảnh hưởng đến quá trình cân đối thu - chi ngân sách của Nhà nước, làm thất thoát ngoại tệ mạnh ra ngoài biên giới. Thuế quan đánh trên hàng hoá xuất, nhập khẩu, nhằm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu, bảo vệ và kích thích sản xuất nội địa. Vì vậy, hàng nhập gian lận trị giá (gian lận thuế, trốn thuế) đã phá vỡ cạnh tranh lành mạnh giữa hàng nội và hàng ngoại nhập.
1.4.2.2. Ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Những hậu quả do gian lận trị giá hải quan gây ra đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội đã dẫn đến những tác hại về mặt chính trị, gây khó khăn cho sự quản lý Nhà nước. Hàng gian lận thuế làm cho thị trường hỗn loạn, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, tệ nạn xã hội phát triển; công bằng, văn minh xã hội không được thiết lập; nhà nước thất thu thuế nên không cân đối được thu - chi ngân sách, một số quỹ phúc lợi bảo hiểm xã hội bị giảm sút….
Gian lận trị giá hải quan vì những khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc trốn thuế đã bất chấp pháp luật, bất chấp chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước với những thủ đoạn tinh vi để thu lợi nhuận bất chính. Những khoản lợi nhuận này tạo cho bọn buôn lậu giàu có và ăn chơi sa đoạ, phung phí, trong khi đại bộ phận nhân dân làm ăn chân chính thì sống khó khăn và nghèo khổ. Chính sự bất công đó đã
18
làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường Nhà nước, kèm theo khủng hoảng cả hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Một trong những hậu quả nữa của buôn lậu gây ra về mặt chính trị là tác hại của nó đối với chủ quyền và an ninh quốc gia. Ngày nay, hoà bình, hợp tác để phát triển đang trở thành xu hướng của thời đại, sức mạnh quân sự đang được thay thế bằng sức mạnh kinh tế. Với ưu thế về kinh tế khoa học, kỹ thuật, các nước tư bản phát triển đã và đang thực hiện chiến lược “biên giới mềm” đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh không có khói lửa - chiến tranh kinh tế. Kinh tế thị trường là giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế, nên các nước chậm phát triển đều có xu hướng phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ với nước ngoài để thu hút vốn và khoa học kỹ thuật tiên tiến. Với chính sách mở cửa thì cuộc chiến tranh giành thị trường nổ ra không kém phần gay go so với các hình thức chiến tranh khác.
Chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa với hình thức xâm lăng mới, đó là “diễn biến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm”, hàng hoá đến đâu là biên giới đến đó - dần dần các nước chậm phát triển từng bước phụ thuộc vào kinh tế và cuối cùng phải phụ thuộc vào chính trị. Trên thực tế, biên giới nhiều quốc gia vẫn còn nguyên vẹn, bộ máy nhà nước vẫn do những cán bộ trong nước điều hành, nhưng thực chất độc lập, chủ quyền lãnh thổ bị mất. Vì vậy, bảo vệ an ninh biên giới không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mà thực chất là bảo vệ các tiềm năng - yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế. Bảo vệ an ninh quốc gia góp phần bảo vệ vững chắc nguồn nhân lực, vật lực, tài lực là phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế và sự vững chắc của chế độ chính trị.
1.4.2.3. Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế xã hội
Hơn thế nữa, gian lận trị giá hải quan còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối nền kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, đây là những hậu quả trực tiếp dễ nhìn nhận. Một hậu quả khác không kém phần nguy hại là hậu quả của gian lận trị giá hải quan và gian lận thương mại nói chung dưới góc độ cả về vĩ mô và vi mô. Nó làm cho cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được tình hình xuất nhập
19
khẩu và liên doanh đầu tư với ngoài; công tác điều hành của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả.
Xét về góc độ quản lý vĩ mô, gian lận thương mại là một trong những nguyên nhân làm hàng hoá nội địa bị đình trệ trong khâu phân phối và tiêu dùng, sản xuất trong nước bị đình đốn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa không cạnh tranh nổi trên thị trường, nợ nần chồng chất dẫn đến phá sản, kéo theo sự gia tăng của đội quân thất nghiệp. Gian lận thương mại còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến dẫn đến các tệ nạn xã hội, đó là tham nhũng, tha hoá, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp…. Do đó, nó làm cho công tác quản lý của Nhà nước thêm khó khăn, phức tạp. Mặt khác, gian lận thương mại trực tiếp dẫn đến thất thu về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác, đây là khoản thu lớn của ngân sách nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch về kinh tế, tài chính khiến nhà nước mất cân đối về thu - chi ngân sách. Gian lận thương mại còn phá vỡ sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt về hàng hoá và giá cả làm cho nhà nước không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu; việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bị sai lệch…
Những hậu quả của gian lận thương mại đối với quản lý vĩ mô đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến quản lý vi mô. Hệ thống pháp luật của ta về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nếu không nói là chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Chính vì thế, những chủ thể gian lận thương mại đã lợi dụng kẽ hở, những quy định thiếu chặt chẽ của Nhà nước để thực hiện hành vi gian lận trốn thuế. Từ đó việc quản lý của cơ quan nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn do sự lũng đoạn thị trường của hàng ngoại. Giải pháp đấu tranh chống gian lận thương mại, tăng cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng vẫn chưa được giải quyết tận gốc.
Cũng dưới góc độ quản lý, trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, hàng ngoại nhập với lợi thế về giá rẻ hơn hàng nội do trốn được thuế, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nên được tiêu thụ mạnh, tạo nên tâm lý ưa dùng hàng ngoại (như hàng điện tử, gia dụng…) trong nhân dân. Nhưng do nguồn cung hàng hóa, giá cả không ổn định
20
nên gian lận trị giá hải quan cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những cơn sốt về giá cả hàng hoá làm cho thị trường nội địa không thiết lập, lưu thông hàng hoá bị rối loạn và gây ách tắc cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Tóm lại, những ảnh hưởng tiêu cực của gian lận trị giá hải quan: Làm mất ổn định giá cả thị trường, kìm hãm sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây thất thu cho ngân sách cho Nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nội và hàng ngoại, là nguyên nhân phát sinh các tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, việc phòng chống gian lận trị giá hải quan phải được giải quyết triệt để và là một trong những nhiệm vụ xung yếu của ngành Hải quan hiện nay.