Lịch sử xác định trị giá Hải quan ở Việt Nam 20

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 34)

7. Bố cục của đề tài 3 

1.5. Lịch sử xác định trị giá Hải quan ở Việt Nam 20

Từ năm 1987 trở về trước, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là hàng viện trợ và hàng đối lưu trong khối SEV, không có thuế nhập khẩu. Vì vậy, thời kỳ này chưa tồn tại nhu cầu xác định giá tính thuế cho hàng nhập khẩu.

Từ năm 1987, Việt Nam bắt đầu có sự giao lưu thương mại quốc tế nên yêu cầu về việc tính thuế nhập khẩu cho hàng hóa bắt đầu xuất hiện, thể hiện ở việc Quốc hội ban hành Luật Thuế xuất nhập khẩu mậu dịch, Biểu thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu trong khối SEV.

Ban đầu, hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch ít, chủ yếu chỉ là những loại hàng hóa do những người đi học tập, công tác ở nước ngoài mang về. Khi đó, Bộ Tài chính đã tiến hành xây dựng một bảng giá chung, trong đó có những mặt hàng thường gặp, làm cơ sở cho việc tính thuế. Bảng giá đầu tiên do Bộ Tài chính và Bộ Công thương (lúc đó có tên là Bộ Thương mại và Du lịch ban hành sử dụng trong giai đoạn năm 1990-1991).

Năm 1991, do nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lần đầu tiên chính thức ra đời, có hiệu lực thi hành từ tháng 4/1992, đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc đánh thuế hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung, và hoạt động quản lý giá nói riêng. Đồng thời, tại thời điểm năm 1991, Danh mục Biểu thuế theo Công ước HS cũng được thực hiện do ngày

21

06/03/1998, Chủ tich nước đã ký Quyết định số 49/QĐ/CTN công bố Việt Nam chính thức tham gia Công ước HS.

Tại khoản 2, Điều 7, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 quy định:

- Đối với hàng xuất khẩu, là giá bán tại cửa khẩu xuất, theo hợp đồng.

- Đối với hàng nhập khẩu, là giá mua tại cửa khẩu nhập, kể cả chi phí vận tải, phí bảo hiểm, theo hợp đồng.

Trong trường hợp hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá bán ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua, bán thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế là giá do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Từ quy định trên, các bảng giá tối thiểu lần lượt được xây dựng, là Bảng giá 719 (năm 1993), Bảng giá 624 (năm 1994), Bảng giá 353 (Năm 1994 – Dành riêng cho hàng phi mậu dịch), Bảng giá 1187/TC/TCT (ngày 18/12/1995), Bảng giá 975/QĐ/TC/TCT (ngày 29/10/1996), Bảng giá 918/QĐ/TC/TCT (ngày 11/11/1997), Bảng giá 590A/QĐ/TC/TCT (ngày 29/04/1998), Bảng giá 68/1998/TC/TCT (ngày 01/07/2000), Bảng giá 164/2000/TC/TCT (ngày 10/10/2000) và Bảng giá 164/2002/TC/TCHQ (ngày 27/12/2002). Bảng giá 164/2002/TC/TCHQ là bảng giá tối thiểu cuối cùng, chính thức chấm dứt hiệu lực thi hành ngày 31/08/2004, khi Thông tư 87/2004/TT/BTC ra đời, quy định hệ thống xác định trị giá mới cho hàng hóa nhập khẩu dựa trên hai phương pháp cơ bản như hiện nay.

Về xác định trị giá tính thuế theo giá tối thiểu, ban đầu, nó chỉ được quy định dưới dạng các quyết định ban hành bảng giá (Quyết định 1187/TC/TCT, Quyết định 975/1998/TC/TCT). Theo các quyết định này, giá tính thuế cho hàng hóa nhập khẩu sẽ được xác định theo giá hợp đồng nếu giá hợp đồng cao hơn giá tối thiểu trong bảng giá. Trường hợp giá hợp đồng thấp hơn bảng giá thì giá tính thuế là giá tối thiểu. Trường hợp hàng nhập khẩu không có trong bảng giá nhưng thuộc nhóm hàng được nêu trong danh mục mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế thì vẫn áp

22

dụng giá hợp đồng. Đối với các lô hàng khác, Hải quan địa phương căn cứ thực tế xây dựng và ra các quyết định xây dựng giá để bổ sung vào bảng giá.

Kể từ ngày 11/11/1997, sau khi ban hành Thông tư 82/1997/TT/TCT thì cách xác định trị giá tính thuế mới được đưa lên thành văn bản pháp quy lớn hơn là các Thông tư. Thông tư 82 được thay thế bởi Thông tư 08/2000/TT-BTC vào năm 2000. Trong Thông tư 08 đã đưa vào một số khái niệm mới dựa trên Hiệp định Trị giá Hải quan WTO như “Giá thực phải trả”, “Các khoản điều chỉnh cộng”… nhưng thực chất đó vẫn là phương pháp xác định trị giá tính thuế theo giá tối thiểu.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì trong bối cảnh thương mại chưa mở rộng, xác định giá tính thuế theo giá tối thiểu là một công cụ quan trọng để ngăn ngừa và chống gian lận giá, cũng như bảo đảm số thu ổn định cho ngân sách. Khi dòng hàng hóa lưu chuyển ngày càng tăng lên thì giá tối thiểu mới bộc lộ hết những nhược điểm lớn, như: không linh hoạt, nhanh chóng lạc hậu do giá cả thị trường luôn luôn biến động, là “bình phong” che chắn cho hành vi gian lận giá của một bộ phận doanh nghiệp làm ăn gian dối, v.v…

Việc nghiên cứu về Hiệp định trị giá Hải quan của Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 khi trở thành thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Hàng năm Việt Nam tham gia các phiên họp thường niên của Ủy ban kỹ thuật về xác định trị giá Hải quan tại Bỉ. Năm 1998, Việt Nam bắt đầu xây dựng lộ trình thực hiện Hiệp định trị giá Hải quan để phục vụ mục tiêu gia nhập WTO.

Có thể nói, việc soạn thảo các văn bản pháp quy nhằm thực thi Hiệp định là công việc khó khăn và quan trọng nhất. Bởi tại Điều 22, Hiệp định trị giá GATT 1994 quy định “Luật pháp, quy chế, các quyết định pháp lý và các quy định hành chính về áp dụng nói chung có quan hệ đến Hiệp định này do các nước nhập khẩu có liên quan ban hành thì phải phù hợp với Điều 10 của GATT 1994”. Từ những năm 1999 công tác xây dựng Nghị định về thực hiện trị giá tính thuế Hải quan được bắt đầu và đến năm 2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 Quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và

23

thương mại. Đây là văn bản pháp lý quy định các nguyên tắc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo tinh thần cơ bản của Hiệp định trị giá GATT/WTO. Nghị định đã quy định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Hải quan và quyền lợi, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế; đưa ra các phương pháp xác định trị giá tính thuế được phép áp dụng một cách minh bạch, nhất quán, tạo thuận lợi cho thương mại; thông qua việc giao cho cơ quan Hải quan quyền xác định, quyền kiểm tra trị giá tính thuế sẽ bảo vệ nguồn thu cho ngân sách, chông gian lận thương mại. Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003 Hương dẫn Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 của Chính phụ Quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Đây là văn bản hướng dẫn cấp Bộ bao quát toàn bộ nội dung của Nghị định. Nội dung trong Thông tư khá đồng bộ, chi tiết, đặc biệt rất có nhiều ví dụ minh họa nên dễ hiểu và dễ thực hiện.

Tuy nhiên, theo Nghị định 60 và Thông tư 118, đối tượng áp dụng Hiệp định trị giá còn hẹp, cụ thể chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có hợp đồng thương mại, gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp, các bên hợp doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khối liên minh quốc gia mà Việt Nam đã ký kết thực hiện xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (do Bộ Tài chính thông báo); và các hàng hóa nhập khẩu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trị giá Hải quan cần phải hoàn thiện các văn bản pháp luật về trị giá Hải quan, nâng cao tính công khai, minh bạch của các văn bản pháp luật này. Theo đó, Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 đã ra đời thay thế Nghị định 60/2002/NĐ-CP. Nghị định này quy định việc xác định trị giá Hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với

24

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và áp dụng đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Các nội dung trong Nghị định được hướng dẫn thực hiện cụ thể tại Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Qua so sánh, đối chiếu Nghị định 155/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với Hiệp định trị giá WTO, cho thấy Nghị định 155/2006/NĐ-CP và Thông tư 113/2005/TT-BTC đã chuyển tải một cách căn bản và khá đầy đủ các nội dung của Hiệp định trị giá GATT/WTO. Chỉ còn một số ít vấn đề được đề cập trong Hiệp định nhưng chưa được thể chế hóa vào pháp luật Việt Nam, do điều kiện năng lực thực tế cũng như khả năng thực hiện của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Nhưng theo yêu cầu trong đàm phán, WTO đề nghị Việt Nam cần có một số bổ sung, chỉnh sửa để chuyển thể nguyên bản về đầy đủ nhất nội dung Hiệp định vào văn bản pháp quy. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 1791/TTg- QHQT ngày 06 tháng 11 năm 2006 về việc giao Bộ Tài chính sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về trị giá Hải quan, theo nội dung và thời hạn đã cam kết với WTO, trước ngày 01 tháng 01 năm 2007. Và kết quả là Nghị định số 40/2007/NĐ- CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã ra đời, thay thế Nghị định 155/2006/NĐ-CP. Để thực hiện Nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 05 năm 2008 hướng dẫn việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, đến ngày 15 tháng 12 năm 2010 ban hành Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ- CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, theo đó thay thế Thông tư 40/2008/TT-BTC. Như vậy, cùng là hướng dẫn thực hiện Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ nhưng trong mỗi thời kỳ, Bộ Tài chính lại đưa ra cách hiểu và thực hiện khác nhau trong việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

25

Hoạt động quản lý trị giá hải quan của Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn với sự thay đổi cơ bản của hệ thống văn bản pháp luật. Các văn bản hướng dẫn ngày một hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hải quan và phù hợp với các cam kết quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)