- Thiết kế lại;
4.2.3. HTĐMQG của Nhật Bản
Sức mạnh của Nhật Bản trong đổi mới quy trình đã có hiệu quả cao ở thời đại gia công trƣớc đây, khi chất lƣợng và giá thành có một tầm quan trọng rất lớn. Nhƣng hệ thống đổi mới của Nhật đã nhanh chóng bộc lộ điểm yếu ở kỷ ngun thơng tin, khi sự khác biệt sản phẩm và đổi mới sản phẩm trở nên quan trọng hơn.
Trong Kỷ nguyên thông tin, sự cạnh tranh toàn cầu trở nên ngày càng khốc liệt. Hiệu quả vận hành mà các hãng Nhật Bản có đƣợc cho đến nay là cần thiết nhƣng chƣa đủ để duy trì địa vị của Nhật Bản hiện nay trên trƣờng quốc tế. Điều cần thiết ở đây không chỉ thuần tuý là giảm bớt giá thành nhờ hoàn thiện các sản phẩm hiện đại mà phải đƣa ra những chiến lƣợc khác biệt hoá. Chúng cũng giúp Nhật Bản cạnh tranh đƣợc trên cơ sở có thêm những giá trị chất lƣợng, phi giá cả.
Để tăng tối đa tốc độ sáng tạo ra những sản phẩm mới, Chính phủ Nhật Bản cần phải hiểu rõ hơn hoạt động của HTĐMQG và tập trung vào đẩy mạnh các hoạt động đổi mới ở các hãng tƣ nhân. Chính vì vậy, Bộ Thƣơng mại Quốc tế và Cơng nghiệp (MITI) đã đề xuất Mơ hình HTĐMQG mới của MITI, liên kết 3 bộ phận chủ yếu với nhau là “hoạt động công nghiệp” (sản xuất), “xã hội” (tiêu dùng) và “cơ sở” (kết cấu hạ tầng). Quan hệ giữa 3 bộ phận này không phải là tuyến tính. Bộ phận “hoạt động cơng nghiệp” đƣợc coi là động lực đổi mới, trong khi đó, sự tiếp nhận của “xã hội” đối với hàng hoá và dịch vụ sẽ đem lại đổi mới tiếp theo. Để tăng tối đa tốc độ đổi mới, những nhu cầu của bộ phận “xã hội” cần phải đƣợc phản hồi ngay cho “hoạt động công nghiệp”. Bộ phận “cơ sở” bao gồm con ngƣời, tri thức và kết cấu hạ tầng hỗ trợ các hoạt động công nghiệp. Sự lan toả các hoạt động nghiên cứu cơng nghiệp đƣợc tích luỹ lại, làm giàu thêm cho bộ phận “cơ sở”, đặc biệt là vốn tri thức. Đồng thời cũng có sự phản hồi lại từ bộ phận “cơ sở” cho bộ phận “xã hội”, ví dụ ở hình thức giáo dục.
Dựa trên mơ hình đổi mới này, Chính phủ có thể tăng đổi mới nhờ hai cách: a. Xây dựng và củng cố bộ phận “cơ sở”;
b. Tăng tính “phù hợp” và giảm chồng lấn giữa 3 bộ phận chủ yếu đã đề cập.
Củng cố và hoàn thiện HTĐMQG:
Trong quá trình xác định các nhân tố để duy trì sức cạnh tranh của Nhật Bản ở thế kỷ XXI, một trong những bƣớc mà các nhà làm chính sách Nhật Bản tiến hành là tìm cách phát huy những phƣơng thức đã rất thành công ở những thập kỷ trƣớc đây, đặc biệt là củng cố và hoàn thiện HTĐMQG.
- Thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ và khu vực cơng nghiệp Chính sách mới kêu gọi tăng cƣờng hơn nữa sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực cơng nghiệp- một phƣơng thức đã đƣợc nêu ra từ thập kỷ 1990. Ngồi ra, nó cũng nhấn mạnh vai trị của tổ hợp nghiên cứu và phát triển để hỗ trợ sự phát triển công nghệ ở những lĩnh vực then chốt nhƣ cơng nghệ nanơ, màn hình phẳng, vật liệu mới và pin nhiên liệu.
Nhƣng đáng chú ý là Nhật Bản đã nhận định rằng nƣớc Mỹ và các quốc gia khác đang ngày càng tăng cƣờng áp dụng và khuyến khích phƣơng thức hợp tác giữa Chính phủ và khu vực cơng nghiệp với vai trị là một công cụ nâng cao sức cạnh tranh.
Mặc dù chính sách mới này khơng thay đổi nhiều, nhƣng nó khác so với các chính sách đã ban hành trƣớc đây ở chỗ chú trọng hơn rất nhiều tới việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ hƣớng vào đổi mới và các công nghệ phục vụ ngành dịch vụ. Mặc dù các chính sách trƣớc đây có nhắc đến những lĩnh vực này, nhƣng phần lớn đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các ngành công nghiệp lớn và những cơng nghệ chế tạo mang tính truyền thống.
- Tạo ra các ngành công nghiệp mới
Việc chú trọng nhiều hơn tới doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đƣợc phản ánh ở việc kêu gọi đa dạng hố các nguồn vốn tài chính cơng nghiệp để vƣợt khỏi các khoản vay ngân hàng thông thƣờng mà trƣớc đây vẫn dựa vào bất động sản để làm đồ thế chấp. Chính sách mới tìm cách tăng tài trợ cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ mà đang gặp phải những trở ngại lớn ở việc tiếp cận với các khoản vay ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính-tiền tệ cuối thập kỷ 90. Theo đó, chính sách mới kêu gọi tăng cƣờng nguồn vốn mạo hiểm, thị trƣờng cổ phiếu điện tử, các thực tiễn kế toán tốt hơn và hỗ trợ các doanh nghiệp spin-off của các trƣờng đại học.
- Nâng cao kỹ năng kinh doanh
Liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, chính sách mới tìm cách nâng cao các kỹ năng cần thiết cho một xã hội mới, dựa vào tri thức, với công nghệ cao và định hƣớng dịch vụ nhiều hơn. Chính sách này kêu gọi tăng cƣờng việc giảng dạy các kỹ năng kinh doanh cần cho doanh nghiệp mới khởi sự và các kỹ năng cho các cán bộ có chức năng quản lý cơng nghệ, cũng nhƣ tiếp tục hỗ trợ cho công tác đào tạo các nhà khoa học và kỹ sƣ.
METI đã đề ra kế hoạch đẩy mạnh việc thành lập các mạng lƣới nguồn nhân lực nhằm bổ sung vào sự phát triển công nghệ ở các địa phƣơng. Cơ quan này cũng có các kế hoạch để quốc tế hoá hơn nữa các tổ chức nghiên cứu nhằm tăng cƣờng mối tƣơng tác với các nhà khoa học và kỹ sƣ nƣớc ngoài.
- Đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển
Phần lớn sự thành cơng của chính sách kinh tế và cơng nghiệp mới đều tuỳ thuộc vào khả năng của Nhật Bản trong việc tiếp tục khuyến khích tăng cƣờng đầu tƣ vào nghiên cứu và phát triển công nghiệp và chuyển giao các kết quả khoa học và công nghệ cho khu vực công nghiệp.
Xét ở phƣơng diện này, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển đang giữ ở mức ổn định sau sự gia tăng đáng kể trong 10 năm qua. Theo số liệu thống kê công bố tháng 3/2004, tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Nhật Bản trong tài khoá 2003 đã tăng 1% so với năm trƣớc, đạt 16.675,1 tỷ yên. Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển so với GDP đạt 3,35%, tăng 0,05% so với năm trƣớc.
Xét về các tổ chức đã thực hiện nghiên cứu và phát triển thì các cơng ty thực hiện 69,4%, các việc nghiên cứu-10,9% và các trƣờng đại học là 19,7%. Những tỷ lệ này có thay đổi chút ít so với năm trƣớc. Khu vực công nghiệp theo thƣờng lệ, vẫn đạt tỷ lệ cao nhất-78,9%, với các công ty chế tạo chiếm tỷ lệ áp đảo.
Trong năm tài khố 2004, tổng ngân sách khoa học và cơng nghệ là 3.626,1 tỷ yên, tăng 34,5 tỷ yên so với mức của năm tài khoá 2003. Lĩnh vực đƣợc nhận kinh phí nhiều nhất là nghiên cứu cơ bản (257.312 triệu). Ngồi ra, có 272.661 triệu yên dành cho quỹ nghiên cứu cạnh tranh
- Mối tƣơng tác giữa trƣờng đại học và các doanh nghiệp
Các nhà làm chính sách Nhật Bản tin rằng mối quan hệ tƣơng tác giữa các trƣờng đại học và doanh nghiệp vẫn cịn bất cập, xét ở khía cạnh tạo khả năng cho các doanh nghiệp Nhật Bản cạnh tranh thành công với các đối thủ ở Mỹ, châu Âu và châu Á (số lƣợng đang ngày càng tăng). Mặc dù mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các trƣờng đại học ở trong nƣớc đang gần gũi hơn, nhƣng nhiều doanh
nghiệp Nhật Bản vẫn cịn tìm đến các trƣờng đại học nƣớc ngồi trƣớc tiên để tiếp cận với những đột phá khoa học, chứ chƣa thật mặn mà với các trƣờng đại học trong nƣớc.
Những biện pháp đã đƣợc áp dụng trong năm 2003 để tăng cƣờng mối quan hệ tƣơng tác giữa trƣờng đại học và các doanh nghiệp Nhật Bản bao gồm: (1) tăng lƣợng kinh phí thích hợp cho các dự án nghiên cứu hợp tác với doanh nghiệp, (2) hỗ trợ các doanh nghiệp mạo hiểm đƣợc thành lập ở trƣờng đại học, (3) bãi bỏ quy định về thời gian làm việc đối với các giáo sƣ, (4) khuyến khích thành lập các cụm khu vực đối với tri thức khoa học và (5) duy trì việc tổ chức các cuộc hội nghị thƣợng đỉnh của khu vực với sự tham gia của các trƣờng đại học và doanh nghiệp.
Ví dụ về những dự án đi đầu trong việc đạt đƣợc mục tiêu này là Chƣơng trình Trung tâm Xuất sắc của thế kỷ XXI. Chƣơng trình này phân bổ các khoản kinh phí ƣu tiên để phát triển các trung tâm nghiên cứu và giáo dục thuộc đẳng cấp quốc tế ở các lĩnh vực khoa học và cơng nghệ đƣợc lựa chọn. Chƣơng trình này đã hỗ trợ 246 dự án ở 85 trƣờng đại học trong năm tài khoá 2003. Năm 2004, tổng kinh phí của Chƣơng trình đã tăng từ mức 363.383 triệu yên lên 367.270 triệu yên.
Một ví dụ nữa là Chƣơng trình Cụm cơng nghiệp của METI, với tổng kinh phí là 350 triệu yên để hỗ trợ cho các mạng lƣới hợp tác đa ngành của các doanh nghiệp, trƣờng đại học và các tổ chức khác ở 19 vùng, đƣợc xây dựng dựa trên các khả năng cạnh tranh cơng nghệ hiện có.
Nhật Bản có những tổ chức hoạt động trong nghiên cứu và phát triển và các chính sách đổi mới có từ lâu kết hợp với mơ hình phát triển kinh tế rất thành cơng. Nhận thấy hiệu quả tăng trƣởng của nền kinh tế thấp vào những năm 1990 Nhật Bản đã có những thay đổi về cấu trúc của HTĐMQG, sử dụng Mỹ như là mơ hình
cơ bản để bắt chước. Thách thức hiện nay mà Nhật Bản đang gặp phải là sử dụng
hiệu quả hệ thống khoa học và công nghệ nhƣ là yếu tố then chốt cho tăng trƣởng kinh tế bền vững, và đó trở thành một chính sách ƣu tiên. Trong vài năm qua, cải tổ chính sách khoa học và cơng nghệ đã diễn ra nhằm vào thƣơng mại hoá tri thức mới.
Các tổ chức cấu thành HTĐMQG của Nhật Bản:
Chính phủ: HTĐMQG của Nhật Bản đƣợc đặc trƣng bởi mức độ tập trung cao, tất cả các chính sách và biện pháp chính liên quan tới đổi mới đều xuất phát từ Chính phủ, mà cụ thể là 2 Bộ: Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp (METI) và Bộ Giáo dục, Văn hố, Thể thao, Khoa học và cơng nghệ (MEXT). Hai Bộ này điều phối khoa học và công nghệ, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan khoa học và
công nghệ, đánh giá việc thực hiện các chính sách cũng nhƣ thúc đẩy sự quan tâm vào những lĩnh vực chính đối với hệ thống khoa học và công nghệ Nhật Bản. Cơ quan Thúc đẩy Khoa học Nhật Bản (JPST) và Cơ quan khoa học và công nghệ Nhật Bản (JST) đều đƣợc MEXT cung cấp tài chính. JPST chú trọng tới các tiến trình từ thấp đến cao và đáp ứng các sáng kiến của cộng đồng khoa học (các dự án dựa trên đề xuất), cịn JST có vai trị thực hiện các chính sách ƣu tiên khoa học và cơng nghệ của Chính phủ.
Các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu: Nhật Bản có tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển hàng đầu trong các nƣớc OECD (3,09% GDP năm 2001). Các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu là những thành phần chính thực hiện nghiên cứu và phát triển. Các trƣờng đại học công đƣợc coi là những nơi chính thực hiện các hoạt động nghiên cứu. Sau cải cách quản lý năm 2001, phần lớn các viện nghiên cứu công đã chuyển thành các Viện Quản lý Độc lập (IAIS). Theo các quy định mới, các viện có nhiều tự do hơn trong việc ký kết hợp đồng lao động dựa trên nhu cầu, cũng nhƣ tự chủ nguồn tài chính. Nhƣng điều quan trọng nhất là khu vực tƣ nhân có thể tham gia hợp tác với các viện nghiên cứu cơng, nhƣ vậy kích thích sự tƣơng liên và hợp tác công – tƣ. Vấn đề dân số đã ảnh hƣởng lớn tới giáo dục đại học ở Nhật Bản. Số lƣợng tốt nghiệp cao đẳng trở lên giảm hàng năm theo cùng với sự giảm tỷ lệ sinh. Năm 1997, Uỷ ban Đại học Nhật Bản đã đƣa ra chính sách tăng số lƣợng ngƣời tốt nghiệp từ 150.000 năm 1997 lên 250.000 vào năm 2010 để bù đắp thiếu hụt nhân lực.
Có rất nhiều viện nghiên cứu, đặt dƣới sự bảo trợ của MEXT, METI và các Bộ khác. Dƣới METI là Viện Khoa học và công nghệ Tiên tiến Quốc gia (AIST), Tổ chức Phát triển Năng lƣợng mới (NEDO, cơ quan chính cấp tài chính cho nghiên cứu). AIST hiện là cơ quan nghiên cứu công lớn nhất của Nhật Bản, với tổng số nhân viên khoảng 5.700 ngƣời. Cả AIST và NEDO đều là IAIS và bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học và cơng nghệ.
Các tổ chức tài chính: Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho ngành cơng nghiệp là rất hạn chế. Tuy nhiên tại Nhật Bản, thị trƣờng tài chính đã phát triển và tạo thuận lợi cho đầu tƣ tài chính vào đổi mới khu vực tƣ nhân. Chỉ khoảng 14% nghiên cứu và phát triển đƣợc thực hiện trong ngành công nghiệp là đƣợc hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Tài chính cho đổi mới doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phần của cơ chế tài chính chung phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số cơ quan khác. Nhiều tập đồn tài chính Nhật Bản cung cấp các vốn dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu phát triển kinh doanh với lãi xuất thấp.
rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp vẫn liên kết tốt chƣa tốt với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu cơng. Do vậy các chính sách hiện nay của Nhật Bản ƣu tiên cho vấn đề này. Chính phủ rất coi trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong HTĐMQG. Nhật Bản cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, nhƣ cấp vốn, các nhà nghiên cứu trong các doanh nghiệp.