HTĐMQG của Đức

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khoa học và công nghệ thế giới vào những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 66 - 68)

- Thiết kế lại;

4.2.5. HTĐMQG của Đức

HTĐMQG của Đức có năng lực cao. Ngành cơng nghiệp truyền thống nƣớc này rất mạnh với những công nghệ nhƣ chế tạo xe hơi, điện máy, cơ khí và hoá chất. Nhƣng Đức cũng rất mạnh trong những ngành phi công nghệ cao nhƣ nhựa, dệt và luyện kim và một số ngành dịch vụ (phần mềm kinh doanh, các dịch vụ kỹ thuật), nơi mà năng lực đổi mới của các công ty cũng nhƣ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển luôn cao hơn hẳn mức trung bình của các nƣớc OECD. Trong tất cả các lĩnh vực công nghệ trên, luôn tồn tại một sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp, luôn đi đầu trong những xu thế quốc tế, hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao hiện diện trong suốt dây chuyền, từ nhà cung ứng đến ngƣời tiêu dùng. Cơ sở khoa học của nƣớc này rất thuận lợi cho đổi mới công nghiệp. Phần lớn chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển và đổi mới trong các lĩnh vực trên đều nằm trong xu hƣớng tăng của thế giới và trong các doanh nghiệp lớn. Khoảng 80% tổng chi nghiên cứu và phát triển là của các doanh nghiệp, sử dụng hơn 10.000 nhân viên. Phần lớn trong số đó là các cơng ty đa quốc gia tại Đức. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển và đổi mới trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất sôi động.

HTĐMQG của Đức dựa trên nền khoa học và sản xuất lớn, bao gồm nhiều loại cơ quan giáo dục bậc cao và số lƣợng lớn các tổ chức nghiên cứu công. Một điểm mạnh đặc trƣng trong HTĐMQG Đức là sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nghiên cứu công, nhất là các cơ sở giáo dục bậc cao. Sự hợp tác đƣợc mở rộng không chỉ ở sự phát triển cơng nghệ mới mà cịn ở nhiều hoạt động khác

nhƣ đào tạo, tƣ vấn và tuyển dụng. Các trƣờng đại học nhận đƣợc khoảng 12% tổng ngân sách cho nghiên cứu của họ từ khu vực doanh nghiệp (tỷ lệ này là cao nhất trong các nƣớc OECD). Các viện nghiên cứu Max Planck là cơ sở cho nghiên cứu cơ bản. HTĐMQG của Đức cịn có đội ngũ nhân lực trình độ cao.

HTĐMQG của Đức bao gồm các thành phần sau:

Nghị viện liên bang và 16 cơ quan nghị viện các Bang đảm bảo việc làm luật và chính sách cho các hoạt động đổi mới. Lĩnh vực chính sách liên quan đến đổi mới do Nghị viện liên bang phụ trách nhƣ chính sách cạnh tranh, quy chế thị trƣờng tài chính, quy chế lao động, hệ thống cơng trình cơng cộng, giáo dục, thúc đẩy nghiên cứu, thuế… ở cấp liên bang, chính sách đổi mới do các Bộ đảm nhiệm (Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang - BMBF và Bộ Kinh tế và Lao động liên bang - BMWA). Sự phối hợp cấp liên bang đƣợc thực hiện theo nhiều cơ chế với các uỷ ban, nhƣ Uỷ ban Hỗn hợp về Kế hoạch Giáo dục và Thúc đẩy Nghiên cứu. Hội đồng Liên bang là cơ quan tƣ vấn độc lập và thực hiện điều phối trong các chính sách nghiên cứu khoa học.

Vai trị chính của các cơ quan Chính phủ trong đổi mới là cấp tài chính cho nghiên cứu và đổi mới. Các cơ quan nghiên cứu công chủ yếu nhận đƣợc tài chính của Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu tƣ nhận đƣợc một phần nhỏ hỗ trợ. 3,6 % tổng chi nghiên cứu và phát triển của khu vực doanh nghiệp ở Đức đƣợc hỗ trợ bởi Chính phủ.

Thành phần thực hiện quan trọng nhất trong hoạt động đổi mới là khu vực doanh nghiệp. 70% tổng chi nghiên cứu và phát triển ở Đức năm 2003 là của khu vực doanh nghiệp, trong đó 87% là của các cơng ty lớn, chủ yếu trong các ngành chế tạo ô tơ, điện tử, cơ khí, hố chất và dƣợc. Nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc hỗ trợ bởi mạng lƣới các cơ quan nghiên cứu công nghiệp (Hiệp hội các Viện nghiên cứu Công nghiệp, AiF).

Khu vực nghiên cứu công bao gồm các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, cao đẳng kỹ thuật, các viện nghiên cứu đặc biệt (các Viện Fraunhofe, Viện Max Planck, các trung tâm nghiên cứu Helmholtz), các phịng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển của Chính phủ, các cơ quan thực hiện nghiên cứu và phát triển ở cấp liên bang. Các dự án có thể đƣợc cấp tài chính bởi các quỹ của cơng và tƣ, quan trọng nhất là Quỹ Nghiên cứu Đức (DFG). Đức có hàng trăm quỹ tƣ nhân cấp tài chính cho nghiên cứu khoa học. Ngồi ra cịn có các chƣơng trình cơng nghệ liên bang và các cơ quan quốc tế cũng là một nguồn cung cấp tài chính cho nghiên cứu ở Đức.

HTĐMQG Đức có thể đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Khu vực doanh nghiệp mạnh với hàm lƣợng nghiên cứu và phát triển cao hơn mức trung bình của các nƣớc phát triển khác và nguồn lực mạnh cho phát triển đổi mới và công nghệ mới;

Các ngành công nghiệp với định hƣớng đổi mới cao;

Ngành sản xuất ô tô ngự trị, chiếm 1/4 nguồn lực nghiên cứu và phát triển và đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy đổi mới ở nhiều khu vực khác. HTĐMQG năng lực cao nhƣng chƣa đủ độ linh hoạt;

Nghiên cứu và phát triển trong ngành dịch vụ cịn khá yếu;

Khu vực nghiên cứu cơng mạnh và đa dạng, liên kết tốt với ngành công nghiệp;

Giáo dục bậc cao cho lực lƣơng lao động, kể cả các chuyên gia trình độ cao.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khoa học và công nghệ thế giới vào những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)