- Thiết kế lại;
4.1.4. Vai trò của HTĐMQG với kinh tế tri thức
Trong nền kinh tế dựa vào tri thức, yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển là tạo ra, quảng bá và sử dụng tri thức. Trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa hệ thống khoa học và công nghệ, nhằm tăng cƣờng khả năng làm chủ các tri thức mới của thời đại, khả năng sáng tạo và
biến tri thức thành giá trị.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tăng cƣờng năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, chú trọng đặc biệt năng lực nghiên cứu cơ bản, cơ sở để tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới. Đồng thời, cần đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và quản lý khoa học và công nghệ, phát triển mạnh thị trƣờng khoa học và công nghệ, thiết lập HTĐMQG hữu hiệu.
Đổi mới là sự áp dụng những giải pháp mới có hiệu quả hơn trong tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh và trong mọi hoạt động. Nguồn gốc của đổi mới là cơng tác nghiên cứu, sáng tạo. Đó là sự áp dụng trong bất kỳ tổ chức nào những ý tƣởng mới đối với tổ chức đó, hoặc trong sản phẩm, q trình, dịch vụ, hoặc trong hệ thống quản lý và tiếp thị mà tổ chức đó đang vận hành. Theo OECD (1997) thì đổi mới là q trình sáng tạo, thơng qua đó tri thức tạo ra giá trị kinh tế gia tăng; nói cách khác, giá trị kinh tế gia tăng tạo ra đƣợc thông qua quá trình biến đổi tri thức thành sản phẩm mới, quy trình mới. Đổi mới chính là sử dụng tri thức cho phát triển: không biến đổi tri thức thành sản phẩm mới, quy trình mới thì khơng có đổi mới, khơng có sự phát triển. Do đó việc xây dựng HTĐMQG là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của các quốc gia.
HTĐMQG bao gồm các thiết chế, các hệ thống tổ chức ở tầm quốc gia nhằm gắn bó chặt chẽ khoa học, đào tạo với sản xuất, thúc đẩy việc tạo ra và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu sáng tạo để đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế.