- Thiết kế lại;
4.2.2. HTĐMQG của Canađa
So với Mỹ, Canađa có HTĐMQG tập trung đƣợc quản lý bởi Chính phủ liên bang, các phịng thí nghiệm quốc gia, trƣờng đại học, ngành công nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau để phát triển năng lực đổi mới trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và viễn thông, công nghệ vật liệu. Khu vực tƣ nhân và các tổ chức phi lợi nhuận là những nhân tố quan trọng giúp phát triển HTĐMQG của Canađa. Hiệp hội Quản lý Đổi mới Canađa (IMAC), với các thành viên từ các ngành nghiên cứu và phát triển công nghiệp và công nghệ cao, các trƣờng đại học của Canađa, đảm bảo việc mở rộng thƣơng mại hóa đổi mới. IMAC đƣợc tạo ra để làm cầu nối giữa nghiên cứu của trƣờng đại học với phát triển và thƣơng mại hóa trong cơng nghiệp. Chính phủ có nhiều chƣơng trình nhằm thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu của trƣờng đại học ở khu vực tƣ nhân, thông qua các trung tâm cấp vùng của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (NRC). Bên cạnh đó, các chƣơng trình cấp tỉnh cũng đƣợc tạo ra để thúc đẩy đổi mới vùng.
chính quyền tỉnh và bang. HTĐMQG của Canađa giống với mơ hình HTĐMQG của các nƣớc trong Liên minh châu Âu (EU), ở chỗ có nhiều sự điều phối giữa các viện trong Chính phủ liên bang và ở các cấp bang. HTĐMQG của Canađa cũng giống với mơ hình HTĐMQG của Mỹ ở chỗ có nhiều liên kết trong các trƣờng đại học, ngành cơng nghiệp và Chính phủ. Tuy nhiên, các liên kết này không mạnh nhƣ ở Mỹ. HTĐMQG của Canađa có đầu ra về nhân lực khoa học và cơng nghệ, doanh nghiệp đổi mới, patent ít hơn Mỹ. Canađa cũng chi tiêu mạnh cho nghiên cứu và phát triển, nhƣng tỷ lệ so với GDP thấp hơn Mỹ và nhiều nƣớc EU. Ngoài ra, Canađa cũng khơng có hệ thống tài chính cho đổi mới mạnh nhƣ ở Mỹ, mặc dù tốt hơn so với nhiều nƣớc EU.
Ở Canađa, các chiến lƣợc, chính sách, ngân sách cho đổi mới đƣợc lập ở cấp quốc gia và đƣợc thực hiện ở các chính quyền bang. Các chính sách đổi mới khơng có ảnh hƣởng nhƣ nhau giữa các bang.
Hệ thống tài chính cho nghiên cứu ở Canađa tập trung hơn so với ở Mỹ. Hệ thống của Canađa đƣợc điều phối bởi Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia. Mục tiêu của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia là nâng cao vị thế của Canađa về khoa học và công nghệ trên thế giới, nhất là đƣa Canađa trở thành nƣớc thực hiện nghiên cứu và phát triển hàng đầu thế giới vào năm 2010. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia có 40 trung tâm nghiên cứu và cơng nghệ quốc gia, có nhiệm vụ phổ biến thơng tin khoa học và công nghệ tới công chúng, làm việc với khu vực tƣ nhân về các tiêu chuẩn khoa học và cơng nghệ, cấp kinh phí cho các nỗ lực nghiên cứu và phát triển. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhƣ sinh học, khoa học môi trƣờng, công nghệ nanô, năng lƣợng…
Canađa đã xác định việc xây dựng đối tác công - tƣ là nhân tố quan trọng trong Chiến lƣợc đổi mới của mình. Tại Canađa, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia có vai trị dẫn đầu các nỗ lực liên kết các phịng thí nghiệm vùng với ngành cơng nghiệp. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia tài trợ cho các hội nghị đƣợc tổ chức nhằm xác định những gì là cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và cơng nghệ cho cấp vùng và thiết lập các mạng lƣới vùng và quốc gia.
Văn phịng Đối tác Cơng - Tƣ là một sáng kiến nhằm tăng nhận thức về đối tác công - tƣ, bằng cách cung cấp thông tin và tƣ vấn cho các trung tâm tri thức và thẩm định các vấn đề đối tác công - tƣ. Đối tác Công nghệ Canađa (TPC) là một cơ quan đặc biệt của ngành công nghiệp nhằm cung cấp tài chính cho nghiên cứu và phát triển chiến lƣợc và các dự án tạo ra nhiều lợi ích về mơi trƣờng, kinh tế và xã hội.
trình Hỗ trợ Nghiên cứu Công nghiệp Canađa (IRAP), nhằm phát triển đổi mới trong các doanh nghiệp nghiệp nhỏ và vừa. IRAP có khả năng đánh giá ảnh hƣởng của các chƣơng trình. Hội đồng các Nhà tƣ vấn khoa học và công nghệ (CSTA), với các thành viên đến từ khu vực công nghiệp, hàn lâm và các tổ chức phi lợi nhuận, nhằm đánh giá các cơ quan khoa học và cơng nghệ của Chính phủ. Hội đồng Nghiên cứu Cơng trình và Khoa học Tự nhiên (NSERC) phụ trách cấp vốn của Chính phủ cho các chƣơng trình khoa học lớn nhất của Canađa; Quỹ phục vụ Đổi mới Canađa (CFI) theo sát sự phát triển đổi mới nói chung và cơng bố các "bài học thành cơng" trên website của mình. Một "cổng đổi mới" trực tiếp cung cấp cho công chúng "bản đồ đổi mới của Canađa", với nhiều địa chỉ và các bản báo cáo về đổi mới.