Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 87 - 91)

Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

3.1. Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

3.1. Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ViệtNam Nam

3.1.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động

Để gia tăng số lượng DNNVV theo đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển DNNVV trong các giai đoạn cụ thể. Theo đó, ngày 07/9/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1231/QĐ- TTg kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015, trong đó đặt ra mục tiêu: Số DNNVV thành lập mới giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến đạt 350 nghìn doanh nghiệp; tính đến ngày 31/12/2015, cả nước có 600 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; DNNVV tạo thêm khoảng 3,5 - 4 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011 - 2015… Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 16/5/2016 đưa ra mục tiêu về phát triển DNNVV đến năm 2020. Cụ thể: Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mơ lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% GDP và 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hằng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh các kế hoạch của Chính phủ, các chính sách đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng ngày càng được hoàn thiện, tạo nền tảng pháp lý quan trọng để cho các doanh nghiệp hình thành và phát triển.

Biểu đồ 3.1. Tổng số DNNVV, 2011 - 2020

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 216941 338916365181393915 433453 495010517900 691168733576 809098

Nguồn: Số liệu từ báo cáo năm 2011 - 2020 của Tổng cục Thống kê

Theo số liệu công bố hằng năm của Tổng cục Thống kê và tính tốn của tác giả, giai đoạn 2011 - 2020, số lượng DNNVV tăng nhanh nhất, chiếm khoảng 97,4% tổng số doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có khoảng 809.098 DNNVV, tăng 73,19% (tương đương gần 600 nghìn doanh nghiệp) so với thời điểm ngày 01/01/2011. Do năng lực vốn hạn chế, nên phần lớn các doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Tuy nhiên, xu hướng này cũng phù hợp với các nước khu vực và trên thế giới là phần lớn các doanh nghiệp trong nền kinh tế chủ yếu là DNNVV.

Mặc dù DNNVV tăng trưởng khá nhanh, song so sánh với kế hoạch đưa ra thì vẫn chưa đạt, cụ thể đến năm 2010, cả nước mới có 278.360 doanh nghiệp, chỉ đạt 85% so với yêu cầu tại Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm giai đoạn 2006 - 2010; năm 2015 cả nước có 433.453 doanh nghiệp, đạt 72,24% so với yêu cầu trong Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 về kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015.

Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP, đến năm 2020, cả nước phải có 1 triệu DNNVV, trên cơ sở DNNVV hoạt động đến năm 2015, thì mỗi năm phải có 98.428 doanh nghiệp, trong khi đó năm 2016 cả nước chỉ có thêm 61.557 doanh nghiệp (đạt 62,54% kế hoạch), năm 2017 có 12.850 doanh nghiệp (đạt 11,34% kế hoạch)… Với thực tiễn số lượng DNNVV như vậy, thì mục tiêu cả nước có 1 triệu doanh hoạt động đến năm 2020 đã không khả thi, dẫn tới việc lập và triển khai kế hoạch cịn chưa sát thực tế, đồng thời cho thấy mơi trường hoạt động và chính sách có nhiều vấn đề đặt ra.

3.1.2. Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2011, tổng số là 316.941 doanh nghiệp, chiếm 97,6%; trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 66,8%; doanh nghiệp nhỏ chiếm 28,8%; doanh nghiệp vừa chiếm 2,1%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, tổng số DNNVV là 809.098, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm khoảng 75%, doanh nghiệp nhỏ chiếm khoảng 22%, còn lại là doanh nghiệp vừa chiếm khoảng 3,6%, cho thấy bộ phận doanh nghiệp nhỏ có xu hướng giảm, cịn doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp vừa tăng lên. Điều này cho thấy, tiềm DNNVV ngày càng có tiềm lực mỏng bởi sự gia tăng của doanh nghiệp siêu nhỏ là bộ phận có tiềm lực tài rất yếu.

3.1.3. Lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Tổng cục Thống kê và tính tốn của tác giả, giai đoạn 2012 - 2019, số lượng DNNVV tăng nhanh, song số lao động của doanh nghiệp này lại tăng thấp hơn so với doanh nghiệp lớn. Giai đoạn 2011 - 2020, số DNNVV tăng bình quân khoảng 9%/năm, song số lượng lao động của DNNVV tăng chậm hơn so với doanh nghiệp lớn (số lao động hiện đang làm việc trong doanh nghiệp lớn tăng khoảng 34%, trong khi đó đối với DNNVV chỉ tăng khoảng 23% so với thời điểm 01/01/2012; bình quân giai đoạn 2011 - 2020, doanh nghiệp lớn có số lao động tăng khoảng 6% và DNNVV chỉ tăng khoảng 5%.

Đáng chú ý, tại các DNNVV, tổng số lao động thì lao động làm việc trong ngành cơng nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 54%, ngành thương mại và

dịch vụ chiếm khoảng 44%, cịn lại là ngành nơng nghiệp chỉ khoảng 2%. Bên cạnh đó, số lượng lao động trong hai ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ tăng khá nhanh qua các năm, trong khi lao động trong ngành nông nghiệp lại ổn định. Điều này cho thấy xu hướng dịch chuyển lao động bất cân xứng, do Việt Nam vẫn là nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (chiếm hơn 70% tỷ trọng trong cơ cấu ngành kinh tế cả nước).

3.1.4. Số lượng đăng ký thành lập mới

Giai đoạn 2011 - 2015, số lượng DNNVV thành lập mới đạt 15.150 doanh nghiệp/năm, với số vốn đăng ký trung bình là 6,9 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2016 - 2020, bình quân hằng năm cả nước có khoảng 12.415 DNNVV thành lập mới, với số vốn đăng ký là 1,31 triệu tỷ đồng, trong đó tốc độ tăng số DNNVV thành lập mới khoảng 47,67%, với số vốn đăng ký tăng gần 24%. Cũng trong gia đoạn này, khu vực dịch vụ có số DNNVV bình quân thành lập mới nhiều nhất với khoảng 87.687 DNNVV, tăng khoảng 50,86% so với các năm 2014 - 2015; khu vực cơng nghiệp - xây dựng có khoảng 32.863 DNNVV, tăng khoảng 42,6%; khu vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản có khoảng 1.864 DNNVV, tăng 7,7%.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016 - 2020, DNNVV thành lập mới có tốc độ tăng so với giai đoạn 2014 - 2015 của một số địa phương có nhiều doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam như Bình Dương tăng khoảng 80,16%; Đà Nẵng tăng 69,52%; Hà Nội tăng 46,51%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 44,67%; Hải Phịng tăng 38,78%; Đồng Nai tăng 36,75%, phản ánh những thành phố năng động ngày càng thu hút nhiều DNNVV hoạt động.

3.1.5. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Giai đoạn 2011 - 2020, tình hình doanh nghiệp DNNVV quay trở lại hoạt động có xu hướng tăng đều qua các năm, tuy nhiên năm 2017 lại giảm, cho thấy tín hiệu khả quan về khung khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện theo hướng cải cách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017, các Nghị quyết về cải thiện mơi trường kinh doanh hằng năm của Chính phủ… đã phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp quay trở lại

hoạt động tăng cũng lý giải cho những giải pháp quyết liệt của Chính phủ đã giúp doanh nghiệp có được niềm tin vào sản xuất - kinh doanh, góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Đáng chú ý, số lượng DNNVV quay trở lại hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, đây là những doanh nghiệp hạn chế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu và quản trị doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp có quy mơ nhỏ ngày càng tự tin vào môi trường kinh doanh của Chính phủ, điều này giúp tạo tiền đề để gia tăng quy mơ đóng góp cho nền kinh tế vì giá trị đóng góp của khối doanh nghiệp này là khá cao trong những năm gần tới.

3.1.6. Đóng góp của DNNVV cho ngân sách nhà nước

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khơng ngừng đóng góp cho NSNN hằng năm. Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động, nhưng giai đoạn 2011 - 2020, khối DNNVV vẫn đóng góp khoảng 31% tổng thu NSNN, khoảng 35% tổng đầu tư toàn vốn xã hội và chiếm 25% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu tồn quốc, đóng góp gần 50% vào tăng trưởng kinh tế hằng năm. Khẳng định vai trò to lớn của DNNVV đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu châu Á, DNNVV nước ta tham gia thương mại quốc tế với tỷ lệ còn thấp so với các nước trong khu vực ASEAN (chỉ khoảng 21%, trong khi tại Malaysia là 46%...), cho thấy độ mở về hội nhập của DNNVV còn rất lớn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w