Chương 4 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
4.4.1. Đối với Chính phủ
Một là, tiếp tục rà sốt, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, dần thu gọn chính sách hỗ trợ vào một số văn bản nhất định để tạo tạo điều kiện cho việc thực hiện, đồng thời cũng tránh cho việc dàn trải nguồn lực. Hướng tới ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV, trong đó quy định các nhóm vấn đề hỗ trợ DNNVV, đặc biệt có quy định vấn đề hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp khó khăn về vốn, nhất là đối với các doanh nghiệp thuộc diện được miễn, giảm và gia hạn về các chính sách nộp thuế, phí… ; khuyến khích các thành phần kinh tế ngồi nhà nước tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp.
Hai là, cần tập trung xây dựng có chế phối hợp giữa các cơ quan liên
quan để nâng cao tính thực thi một số chính sách hỗ trợ DNNVV như đã được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP để chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được đi vào cuộc sống.
Cùng với đó, cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thực hiện vai trị quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thì phải nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động thơng qua các kênh khác nhau như website, báo chí, bản tin....; cơng khai quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh, kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử kịp thời để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tích cực, đem lại hiệu quả cho bản thân các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Ba là, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan: Nghiêm túc thực hiện các Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thơng báo số 66/TB-VPCP ngày 27/4/2016 về tình hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, các luật về Thuế. Theo đó, tích cực triển khai các chế độ, chính sách kịp thời nhằm tạo hành lang cho các doanh nghiệp thực hiện thuận lợi.
Bốn là, Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do
kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; tiếp tục thực hiện chủ trương Chính phủ “kiến tạo”, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mơ, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an tồn và thân thiện; Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, khơng phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: Vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư, kinh doanh.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và
thanh tra, kiểm tra, giám sát; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.
Năm là, rà soát lại việc hỗ trợ cũng như chức năng, nhiệm vụ của các
Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, Quỹ Phát triển doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ quốc gia về việc làm, Quỹ đổi mới quốc gia… để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ theo hướng trọng tâm, trọng điểm cho DNNVV, cũng như đổi mới các hình thức hỗ trợ đa dạng hơn, phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi tạo ra các khó khăn cho DNNVV, đáp ứng nhu cầu của các DNNVV về vốn.