Chương 4 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
4.2. Quan điểm, mục tiêu hồn thiện chính sách tài chính doanh nghiệp
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
4.2.1. Quan điểm
- Chính sách tài chính đối với DNNVV cần phải được ban hành đồng bộ, sớm đi vào thực tế
Thời gian qua, tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV còn rất chậm. Thời gian để xây dựng các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện kéo dài 2 - 3 năm ví dụ như Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia đến 2020, Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia gắn với công nghệ tiên tiến..., Quỹ phát triển DNNVV được thành lập sau hơn 3 năm xây dựng đề án, hiện nay DNNVV vẫn chưa tiếp cận được vốn của Quỹ. Việc tổ chức thực hiện một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ cịn gặp nhiều vướng mắc như chính sách ưu đãi thuế cho DNNVV, chính sách hỗ trợ DNNVV trong CNHT.
- Chính sách tài chính đối với DNNVV cần tạo điều kiện tốt nhất cho DNNVV phát triển sản xuất - kinh doanh
Nhiều DNNVV phản ánh rằng họ khơng biết hoặc khơng tiếp cận được với chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Một số cho rằng các chính sách và chương trình trợ giúp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thủ tục tham gia phức tạp và khơng có hướng dẫn cụ thể.
Các chính sách cần hướng đến việc giảm thiểu các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho DNNVV dễ tiếp cận và thực thi.
- Chú trọng đến việc huy động mọi nguồn lực trong xã hội, nhất là nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển sản xuất - kinh doanh
chưa dành nguồn lực tương ứng với nhu cầu thiết yếu để hỗ trợ DNNVV, bao gồm cả nguồn lực từ Nhà nước và các nguồn lực huy động khác trong nền kinh tế.
Sự quan tâm và đầu tư của các địa phương đối với công tác trợ giúp phát triển DNNVV còn thấp trong khi nguồn ngân sách Trung ương hạn chế. Hầu hết các địa phương chưa chủ động bố trí ngân sách để hỗ trợ cho DNNVV, nếu có thì cũng rất hạn chế so với nhu cầu hỗ trợ cao từ phía cộng đồng DNNVV (chỉ mới 19% được bố trí ngân sách riêng thực hiện cơng tác hỗ trợ cho doanh nghiệp).
- Chính sách tài chính đối với DNNVV cần bám sát các thông lệ quốc tế, đảm bảo với mặt bằng chung với các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam
Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, chính sách tài chính - tín dụng đối với DNNVV cần được xây dựng và hồn thiện cần bám sát các thơng lệ, do đó việc nghiên cứu ban hành hoặc sửa đổi các chính sách cần học tập kinh nghiệm các nước, nhất là các nước có trình độ tương đồng với Việt Nam.
- Hạn chế lồng ghép chính sách xã hội vào chính sách tài chính đối với DNNVV
Các chính sách trợ giúp DNNVV quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ- CP được lồng ghép vào các chương trình của ngành và lĩnh vực (một số chính sách trợ giúp tuy được quy định trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP nhưng chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Các TCTD, Luật Đấu thầu…). Bên cạnh đó, đối tượng hỗ trợ rộng theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP, không dành riêng cho DNNVV, các nội dung chưa thực sự phù hợp với đối tượng DNNVV, dẫn đến việc không thể đánh giá được kết
quả hỗ trợ cho DNNVV cũng như giảm cơ hội tham gia/hưởng lợi của các DNNVV.
4.2.2. Mục tiêu
- Tạo một hành lang pháp lý quy định những biện pháp ưu đãi cho DNNVV như ưu đãi về thuế suất thuế TNDN, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuê mặt nước, thuế xuất - nhập khẩu.
- Có cơ chế quy định và hướng dẫn về phân bổ nguồn lực hỗ trợ cho DNNVV ở cấp trung ương và địa phương, đẩy mạnh cơ chế thu hút các nguồn ngoài NSNN để hỗ trợ cho DNNVV.
- Cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính một cách đồng bộ cho DNVVV.
- Tạo một hành lang pháp lý quy định những biện pháp ưu đãi cho DNNVV như ưu đãi về thuế suất thuế TNDN, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuê mặt nước, thuế xuất - nhập khẩu.
- Có cơ chế quy định và hướng dẫn về phân bổ nguồn lực hỗ trợ cho DNNVV ở cấp trung ương và địa phương, đẩy mạnh cơ chế thu hút các nguồn ngoài NSNN để hỗ trợ cho DNNVV.