Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 109 - 118)

Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

3.3. Đánh giá thực trạng vận hành chính sách tài chính đối với doanh

3.3.1. Kết quả đạt được

3.3.1.1. Chính sách huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính - tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

a. Chính sách huy động về tài chính - tín dụng đối với DNNVV

Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng cho DNNVV có xu hướng tăng lên

Việc tăng trưởng tín dụng ngày càng lớn, từ 798,5 nghìn tỷ đồng (cuối năm 2011) lên khoảng 1.800 nghìn tỷ đồng (cuối năm 2020) đối với DNNVV đã góp phần giúp cho sản xuất - kinh doanh được thuận lợi, tạo điều kiện cho DNNVV có nhiều đóng góp cho đất nước, giúp mở rộng quy mô vốn của doanh DNNVV.

Thứ hai, lãi suất cho vay ở mức thấp, thúc đẩy DNNVV phát triển

Để triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/5/2017 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, về mặt bằng lãi suất huy động và cho vay được NHNN về cơ bản ổn định, lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6 - 9%/năm với ngắn hạn, khoảng 9 - 11%/năm với trung và dài hạn. Mức lãi suất này trong vài năm gần đây được đánh giá là khá thấp, giúp DNNVV giảm chi phí đầu vào trong sản xuất - kinh doanh.

- Huy động vốn tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên

+ Về tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn

Phân tích thực trạng cho thấy, dư nợ tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn đến cuối năm 2020 đạt khoảng 2,2 triệu tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với cuối năm 2016, chiếm tỷ trọng hơn 24% tổng dư nợ tín dụng với sự tham gia của gần 85 TCTD và hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân, phản ánh nguồn vốn này đã tạo đột phá trong việc khơi thơng dịng vốn tín dụng chảy về nơng thơn, góp phần đẩy nhanh q trình cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam; thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển và có những bước tiến vượt bậc.

+ Về tín dụng cung cấp cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ

Một là, thơng qua chính sách tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiện các

nhiệm vụ thông qua Quỹ phát triển quốc gia và Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, đã giúp DNNVV phát triển được sản phẩm hàng hóa có hàm lượng cao, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế của DNNVV.

Hai là, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTC-BKHCN đã hướng

dẫn và quy định khá cụ thể về nội dung chi của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Đối với nhiệm vụ, doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện theo nhu cầu; đồng thời doanh nghiệp cũng được tự xây dựng và ban hành định mức

chi cho các nhiệm vụ của mình. Việc đánh giá xét chọn, thẩm định nội dung và kinh phí của các nhiệm vụ được thực hiện theo Quy chế hoạt động của doanh nghiệp. Việc quy định rõ đã tạo cho doanh nghiệp có căn cứ để thực hiện.

b. Chính sách phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính - tín dụng Trên thực tế, với hành lang pháp lý của Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự, DNNVV đã thực hiện phân phối và sử dụng nguồn vốn đảm bảo các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh về giao kết hợp đồng và sản xuất, doanh những hàng hóa và dịch vụ mà pháp luật khơng cấm kinh doanh.

Kết quả phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính - tín dụng của DNNVV theo các chính sách cho thấy, số lượng DNNVV đang hoạt động của kết quả sản xuất - kinh doanh ngày càng tăng lên. Theo Tổng cục Thống kê và ước tính của tác giả, so với bình qn giai đoạn 2011 - 2015, bình quân giai đoạn 2016 - 2010 thì mỗi năm khu vực doanh nghiệp quy mơ lớn tạo ra trên 900 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng khoảng 85%; khu vực doanh nghiệp quy mơ vừa tạo ra trên 31 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 95%; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ tạo ra gần 1 nghìn tỷ đồng (bình quân giai đoạn 2011 - 2015 khu vực này mỗi năm lỗ 3,95 nghìn tỷ đồng).

Đối với các doanh nghiệp có kết quả sản xuất - kinh doanh thì nguồn vốn của các DNNVV này cũng không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và ước tính của tác giả, nguồn vốn của DNNVV bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 80%, trong đó doanh nghiệp vừa tăng khoảng 87%, doanh nghiệp nhỏ tăng khoảng 50%, doanh nghiệp siêu nhỏ tăng mạnh nhất khoảng 110%. Điều này cho thấy các DNNVV ngày càng tăng cường quy mô nguồn vốn kinh doanh, nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ, giúp DNNV tăng khả năng mở rộng sản xuất - kinh doanh.

3.3.1.2. Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Chính sách hỗ trợ tài chính đối với DNNVV

- Chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn

+ Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Một là, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính

hành đã tạo động lực cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và NHNN (2019), năm 2018 có 2,2 nghìn doanh nghiệp đầu tư mới vào nông nghiệp, nông thôn, nâng tổng số doanh nghiệp đầu tư vào vào nông nghiệp, nông thôn là 9.235 doanh nghiệp và đến cuối năm 2020 đạt trên 12 nghìn doanh nghiệp… Đây là con số đáng ghi nhận bước đầu bởi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn luôn tiềm ẩn rủi ro, thách thức và lợi nhuận không cao so với các ngành khác.

Hai là, việc doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

đã giúp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo ra một số phương thức sản xuất mới, có hiệu quả cao; giúp DNNVV được hưởng nhiều chính sách khuyến khích tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, giúp tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao; tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu mà cịn góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, xây dựng nơng thơn mới, thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Ba là, việc trợ giúp các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp,

nông thôn, giúp DNNVV tiếp cận được nguồn vốn, ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành với mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.

Bốn là, chính sách cho vay giảm tổn thất nơng nghiệp cũng thúc đẩy

DNNVV tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp với nông dân sản xuất trên cánh đồng lớn; thúc đẩy các doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy nơng nghiệp trong nước đầu tư chiều sâu, giúp cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng máy móc thiết bị sản xuất có hiệu quả.

- Chính sách hỗ trợ tài chính để đào tạo nguồn nhân lực của DNNVV

Thứ nhất, với sự ra đời của Thông tư số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC,

các đơn vị tổ chức đã chuyển dịch dần từ các khóa đào tạo mang tính phổ cập sang bước đầu triển khai các khóa chuyên sâu cho các đối tượng đào tạo nhằm góp phần hình thành hoặc thúc đẩy các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, CNHT trong các lĩnh vực ưu tiên đào tạo.

Thứ hai, việc quy định nhiều nguồn vốn hỗ trợ trong công tác đào tạo

nguồn nhân lực, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, DNNVV đóng góp một phần kinh phí, đã giúp DNNVV chủ động hơn trong cơng tác đào tạo

nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, quy định hỗ trợ đào tạo theo Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH đã tạo căn cứ quan trọng cho các địa phương có căn cứ để hỗ trợ cho các DNNVV đào tạo nghề cho lao động, góp phần phát triển kỹ năng nghề, nâng cao đời sống cho người lao động, nhờ đó mà nâng cao giá trị kinh tế của địa phương và vùng, miền trong cả nước.

Thứ ba, Quỹ quốc gia về việc làm đã có cơ hội tiếp cận các nguồn tín

dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh của DNNVV. Quỹ đã giúp tạo ra việc làm cho 552 nghìn lao động nữ, 40 nghìn lao động là người khuyết tật và 77 nghìn lao động là người dân tộc thiểu số).

- Chính sách hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu và xúc tiến thương mại của

DNNVV

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã hỗ trợ tích cực doanh nghiệp phát triển thị trường nội địa, tiếp cận người tiêu dùng trong nước, quảng bá tới người dân những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý. Đặc biệt, doanh nghiệp có điều kiện tạo lập kênh phân phối, hệ thống bán lẻ ở vùng phương cịn khó khăn, góp phần tích cực giúp các doanh nghiệp nông thôn, miền núi, biên giới, các địa thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã tiếp cận người tiêu dùng trong nước. Theo Ban Chỉ đạo cuộc vận động, các đợt bán hàng Việt về nông thôn tăng lên cả về số lượng và quy mô theo từng địa bàn. Điều này cho thấy sự chủ động, tích cực, sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia chương trình. [80].

Hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần tạo nên sự thành cơng của xuất khẩu trong thời gian qua với việc xuất khẩu của Việt Nam mở rộng sang nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA.

- Chính sách hỗ trợ tài chính đất đai đối với DNNVV

+ Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Việc quy định miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Điều 13, Nghị định 13/2019/NĐ-

CP làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước miễn, giảm tiền thuê đất, thuê

mặt nước cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. + Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNHT

Triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê

mặt nước (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014). Theo đó, mức tỷ lệ % giá đất tính thu tiền thuê đất theo mức chung đã giảm từ 1,5% (theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP), góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ DNNVV CNHT.

+ Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP được Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ thông qua miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai; doanh nghiệp có dự án nơng nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) được Nhà nước giao đất hoặc được chuyển mục đích đất để làm nhà ở cho người lao động theo Điều 55, Luật Đất đai năm 2013 được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi, theo đó đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tích tụ được đất đai, tích cực đầu tư dự án nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp đầu tư và người nông dân. Thu nhập bình qn đầu người/năm ở nơng thơn đã tăng 2,78 lần, từ 12,8 triệu đồng (năm 2010) lên 35,88 triệu đồng/người (năm 2018).

+ Đối với DNNVV bị ảnh hưởng do dịch Covid-19

Việc gia hạn tiền thuê đất cho các DNNVV theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP đạt khoảng 75% số NSNN ước giảm khi ban hành chính sách đã góp phần tạo thêm nguồn thu cho DNNVV, điều này cũng đồng nghĩa với việc NSNN cho vay với lãi suất 0%, giúp các DNNVV khơng phát sinh lãi, tức DNNVV có thêm dịng tiền để ổn định sản xuất - kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

b. Hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV

- Hỗ trợ thơng qua Quỹ phát triển DNNVV

Nhờ dịng vốn giải ngân từ Quỹ với lãi suất thấp (mức 2,16%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 4%/năm đối với cho vay trung, dài hạn), nhiều dự

án, phương án sản xuất - kinh doanh của DNNVV được cấp vốn, góp phần

khơng nhỏ cho việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp. - Hỗ trợ thơng qua Quỹ bảo lãnh tín dụng

Với việc ban hành các quy định pháp lý về bảo lãnh tín dụng đã giúp cho hoạt động bảo lãnh tín dụng của các ngân hàng có căn cứ để thực hiện bảo lãnh cho DNNVV về vốn tín dụng, đồng thời DNNVV có cơ sở để làm hồ sơ xin cấp vốn được thuận lợi.

Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ra đời đã bỏ điều kiện về tài sản thế chấp và tập trung vào phương án đầu tư, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay dễ hơn trước. Đáng chú ý, DNNVV phá sản sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét xóa nợ gốc theo quy định tại Thơng tư số 57/2019/TT-BTC ngày 26/8/2019 về hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Việc quy định xóa nợ gốc trong những trường hợp rủi do khách quan đã và đang giúp cho DNNVV yên tâm đầu tư, đồng thời trợ giúp được DNNVV bị thiệt hại khi gặp phải rủi ro.

3.3.1.3. Chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

a. Chính sách thuế TNDN đối với DNNVV

- Thuế TNDN phổ thơng đối với DNNVV

Một là, chính sách thuế TNDN đã góp phần thực hiện các định hướng

phát triển của Đảng và Nhà nước. Thuế TNDN đã điều tiết được hầu hết các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo nguồn thu lớn, tập trung và ngày càng ổn định cho NSNN; góp phần xóa bỏ việc đối xử phân biệt giữa các thành phần kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp, nhờ đó góp phần kiến tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Hai là, việc giảm thuế suất thuế TNDN giúp cho DNNVV có thêm

nguồn vốn để thực hiện đầu tư trở lại, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với các DNNVV, lực lượng quan trọng của nền kinh tế. [70].

Ba là, việc bổ sung nguyên tắc về thu thuế TNDN đối với trường hợp

doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi, đã giúp khuyến khích hợp lý đầu tư ra nước ngồi chuyển và thu nhập về Việt Nam.

- Miễn, giảm, giãn thuế TNDN đối với DNNVV hoạt động trong các

lĩnh vực cụ thể

Một là, kết quả thực hiện chính sách thuế TNDN đối với DNNVV cho

thấy, các giải pháp hỗ trợ DNNVV miễn, giảm thuế 2011 - 2013 theo Nghị quyết số 08/2011/QH13, Nghị quyết số 29/2012/QH13, Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP và Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP, Nghị định số

41/2020/NĐ-CP đã hỗ trợ cho DNNVV được hưởng ưu đãi tiết kiệm được chi phí sản xuất - kinh doanh, giúp quay vịng nhanh sản xuất - kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 109 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w