Giải pháp hồn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 144 - 160)

Chương 4 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

4.3. Giải pháp hồn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp

nhỏ và vừa tại Việt Nam

4.3.1. Chính sách huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tàichính - tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chính - tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

4.3.1.1. Chính sách huy động về tài chính - tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

a. Huy động vốn tín dụng thơng thường thơng qua TCTD

Để giúp DNNVV tiếp cận được nguồn vốn từ các TCTD thì NHNN cần quy định rõ ràng, cụ thể thế nào là lãi suất thị trường (cụ thể hóa Khoản 1, Điều 13, Thơng tư số 39/2016/TT-NHNN), để các NHTM có thể vận dụng chính xác hơn, tránh việc áp lãi suất khơng mang tính thị trường thành tính thị

trường trong việc cho vay đối với DNNVV, nhất là đối với doanh nghiệp siêu nhỏ (loại hình doanh nghiệp yếu thế).

Do doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng tăng lên, giai đoạn 2011 - 2020, tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân trên 40%, cao hơn kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, Nhà nước cần sớm chỉnh sửa khung chính sách (Bộ Luật Dân sự, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng với đầy đủ tư cách pháp nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự, trong đó có giao dịch dân sự trong việc vay vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, cần phải quy định cụ thể về điều kiện vay vốn của tổ chức, theo đó cần cụ thể hóa nội dụng thế nào là “Có phương án sử dụng vốn khả thi; có khả năng tài chính để trả nợ…” trong Thơng tư số 39/2016/TT- NHNN. Bởi nếu không quy định cụ thể vấn đề này thì có thể dẫn đến sự tiếp tay cho “sự vận dụng thiếu khách quan” khi thực hiện chính sách vay vốn đối với DNNVV, làm cho DNNVV bị thiệt thòi trong việc tiếp cận vốn ngân hàng, đặc biệt là đối với DNNVV có quy mơ nhỏ, tiềm lực tài chính yếu.

Về tài sản đảm bảo, đối với DNNVV khơng đảm bảo các tiêu chí về tài sản đảm bảo trong việc vay vốn ngân hàng thì có thể tìm kiếm các kênh huy động vốn khác như thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển DNNVV… để gia tăng nguồn vốn cho sản xuất - kinh doanh.

Về lãi suất cho vay của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực, trong khi dư địa để giảm lãi suất vẫn cịn, do đó cần thực hiện lộ trình giảm lãi suất cho vay đối với DNNVV đảm bảo DNNVV tiết giảm thêm chi phí vay vốn, đồng thời đảm bảo mức ngang bằng với chi phí vay vốn để thu hút đầu tư.

Để tạo điều kiện cho DNNVV thỏa thuận được với TCTD khi đi vay vốn theo Điều 8, Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, thì cần hướng dẫn cụ thể về mức lãi suất thỏa thuận hợp lý tại Điều 1, Thông tư số 12/2010/TT- NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN về hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Việc quy định lãi suất thỏa thuận hợp lý có thể căn cứ vào khung “trần” và “sàn”, trong đó nên quy định khoảng cách “trần” và “sàn” của khung lãi suất theo hướng thu hẹp, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho DNNVV khi thỏa thuận lãi suất khi đi vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.

Đồng thời, phải quy định các tiêu chí để xác định giá trị của dự án, phương án sản xuất - kinh doanh để TCTD có căn cứ duyệt vay cho doanh nghiệp trong trường hợp khơng có tài sản bảo đảm (tối đa bằng 70 - 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất - kinh doanh) theo Điều 14, Điều 15, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.

Thực hiện việc rà sốt các tiêu chí các dự án sản xuất ứng dụng cơng nghệ cao để cấp giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp đủ điều kiện, đồng thời đẩy mạnh việc khuyến khích DNNVV nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao để được hưởng các ưu đãi của chính sách.

Chỉnh sửa lại quy định doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn chỉnh được phép dùng hợp đồng thuê đất nông nghiệp (không cần sổ đỏ/sổ hồng) để vay ngân hàng để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV rễ huy động được nguồn vốn. Bên cạnh đó, cần nới rộng quy định về hạn điền trong Luật Đất đai 2013 để DNNVV có điều kiện tích tụ được ruộng đất để phục vụ sản xuất nơng nghiệp theo cánh đồng lớn.

Đối với loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp thường khơng có nhiều tài sản đảm bảo khi đi vay vốn của các TCTD, Nhà nước cần quy định cơ chế vay riêng cho các loại hình doanh nghiệp này như chấp nhận tài sản trong

hình thành, giảm điều kiện cho vay trong các quỹ bảo lãnh…, để doanh nghiệp này được vay vốn khi khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất trong thời gian tới; xác định doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là đối tượng khách hàng quan trọng trong chính sách tín dụng của các ngân hàng.

Thực tế các doanh nghiệp của Việt Nam cịn nhỏ về quy mơ, doanh số và thị trường, cho nên thường khơng có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư đổi mới cơng nghệ. Do đó, tài trợ từ Nhà nước có vai trị quan trọng, vừa là cú huých, vừa là điểm xuất phát cho q trình đổi mới cơng nghệ để tăng năng suất, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, do đó việc tài trợ, hỗ trợ của các quỹ cho các DNNVV trong việc phát triển sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ là cần thiết. Trước mắt, cần rà sốt, đánh giá lại những khó khăn trong việc giải ngân của các quỹ (Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia) để tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn của DNNVV. Bên cạnh đó, cần có chế tài quy định các Quỹ phải cung cấp thông tin định kỳ cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp này rễ tiếp cận thơng tin về điều kiện cho vay.

4.3.1.2. Chính sách phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính - tín dụng

Do việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính - tín dụng của các DNNVV trong thời gian qua (2010 - 2017) có sự chênh lệch lớn, do đó Nhà nước và doanh nghiệp cần có cơ chế phối hợp để tăng cường đào tạo về quản trị, nhất là quản trị tài chính, quản trị chiến lược quản trị sự thay đổi…để các chủ doanh nghiệp được trang bị thêm kiến thức, giúp nâng cao khả năng điều hành kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận cho DNNVV.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần quy định đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ quản trị doanh nghiệp vì trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp lo ngại tốn chi phí nên khơng tự đào tạo kỹ năng, dẫn đến việc nhận

diện sự thay đổi của mơi trường cịn chậm, thiếu kỹ năng đối phó khi khó khăn xảy ra. Nên quy định chủ doanh nghiệp cần thực hiện đào tạo kiến thức, kỹ năng khoảng 1 - 2 lần/năm.

4.3.2. Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa nhỏ và vừa

4.3.2.1. Chính sách hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP để các doanh nghiệp có cơ sở được thụ hưởng ngay các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Nghiên cứu sửa đổi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng mức cho vay tối đa, khơng có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình; mở rộng đối tượng hưởng chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp cơng nghệ cao; cho phép tài sản hình thành từ vốn vay của các dự án, phương án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực làm tài sản bảo đảm…

Để giúp DNNVV đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần quy định rõ ràng, cụ thể cơ quan nào xác nhận các tiêu chí của dự án (ứng dụng cơng nghệ sinh học, vi sinh…) của DNNVV, tạo thuận lợi cho DNNVV có đủ điều kiện khi đi vay vốn ngân hàng khi ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch vào sản xuất - kinh doanh.

Không những vậy, DNNVV cần thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hạch toán để minh bạch trong số liệu khi đi vay vốn TCTD, đồng thời các NHNN cần quy định các TCTD phải cung cấp thông tin biểu mẫu cho các DNNVV để xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh trong việc thẩm định nguồn vốn vay.

Đáng chú ý, vấn đề NSNN ở Trung ương địa phương cịn hạn hẹp, mặc dù Chính phủ đã có chủ trương, chính sách để các địa phương bố trí nguồn

lực cho phát triển nông nghiệp nông thôn ở các địa phương, nhưng thực tế hỗ trợ của các địa phương còn hạn hẹp, do đó các địa phương cần huy động nguồn lực ngoài ngân sách để bổ sung nguồn hỗ trợ lãi suất theo các chính sách hỗ trợ lãi suất.

Do quy mô sử dụng đất nông nghiệp cho canh tác dưới 5 ha chiếm tỷ lệ đến 97%, trong khi việc canh canh tác theo cánh đồng lớn cần phải có diện tích lớn để triển khai cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới hóa trong nơng nghiệp, do đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi DNNVV khi tích tụ ruộng đất, chẳng hạn DNNVV tích tụ ruộng đất trong sản xuất nơng nghiệp được Nhà nước miễn, giảm hoặc giãn thuế trong một thời gian cụ thể, nhằm tạo sức hút đối với các DNNVV.

b. Chính sách hỗ trợ tài chính để đào tạo nguồn nhân lực của DNNVV Doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp so với khu vực và thế giới do năng lực tự chủ tài chính thấp, quản trị không hiệu quả, thâm dụng vốn cao nhưng không gắn với đầu tư đổi mới công nghệ. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực DNNVV, nhất là nhân lực quản trị DNNVV phải được đặt lên hàng đầu. Việc nâng cao nhân lực quản trị sẽ giúp DNNVV có tầm nhìn, có kế hoạch trong việc phát triển sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó, khi quản trị tốt thì việc chun mơn hóa phải tốt, tức là phải coi trọng đào tạo kỹ năng nghề cho lao động, nhất là lao động có kỹ năng trong DNNVV để họ có thể đảm nhiệm, làm chủ được công nghệ, giúp cho năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Muốn vậy, nguồn tài chính giành cho cơng tác đào tạo nguồn nhân lực phải được coi như là huyết mạch của công tác này.

Trong thời gian tới, do thực tế chi phí thuê giảng viên có chất lượng là khá cao (khoảng 3 - 5 triệu đồng/ngày), trong khi định mức định mức kinh phí thuê giảng viên thực hiện theo quy định tại Thơng tư số 139/2010/TT-BTC lại thấp, do đó cần phải sửa đổi định mức trong Nghị định này theo hướng đảm bảo với thực tế, điều này cũng giúp giảm chi chí cho học viên trong từng khóa học.

Bên cạnh đó, đối với những địa phương khó khăn (do Trung ương hỗ trợ NSNN trên 50%), thì ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ thêm cho ngân sách địa phương để bổ sung nguồn cho địa phương triển khai công tác đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho lao động của DNNVV.

Sửa đổi Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 theo hướng quy định rõ các nguồn hỗ trợ đào tạo cho DNVVV; quy định hình thức thuyết trình để đánh giá kết quả học tập, đồng thời quy định việc cấp chứng chỉ cho học viên có nhu cầu.

Các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cần cụ thể hóa Điều 5, Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ các hoạt động về đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, đào tạo trực tuyến, đào tạo trên phương tiện thông tin đại chúng cho DNNVV.

c. Chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu và xúc tiến thương mại của DNNVV

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã được thực hiện theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Q trình thực hiện cho thấy những bất cập cần phải sửa đổi, cụ thể:

Bộ Cơng Thương cần trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia gồm các nội dung: Bổ sung các nội dung mới về xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương được quy định tại Điều 15, Nghị định số 28/2018/NĐ-CP, rà soát bổ sung các hoạt động diễn ra trên thực tiễn nhưng chưa được quy định trong Chương trình hiện nay, rà sốt lại các hoạt động không khả thi, không phù hợp trong giai đoạn mới, điều chỉnh các quy định mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với Nghị định số 28/2010/NĐ-CP và thực tiễn triển khai hoạt động xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi Điều 12 như sau: “Mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng cho các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 9 Quy chế này.

Nội dung hỗ trợ cụ thể cho từng hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương.

Mức hỗ trợ 100% áp dụng cho các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 7 Điều 10 và các khoản Điều 11 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Mức hỗ trợ 70% áp dụng cho các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Mức hỗ trợ 50% áp dụng cho các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 10 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

d. Chính sách hỗ trợ tài chính đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNHT

Để DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNHT có điều kiện tiếp cận được quỹ đất để sản xuất, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, Nhà nước cần cụ quy định trong Luật Đất đai quyền ưu đãi đất đai cho DNNVV, trong đó ưu đãi trong thời gian đủ lớn để doanh nghiệp nơng nghiệp có thể thuận lợi trong việc tiếp cận có tiếp cận đất sản xuất nơng nghiệp với diện tích đủ lớn để tiến hành cơ giới hóa trong sản xuất. Nhà nước cũng cần đơn giản thủ tục cấp đất, chuyển nhượng đất trong sản xuất nơng nghiệp hơn vì theo phản ánh của các doanh nghiệp thì thủ tục thuê, mở rộng mặt bằng sản xuất vẫn cịn phức tạp. Do đó, Nhà nước cần thực hiện đơn giản giản hóa và thống nhất, cơng khai thông tin về thủ thủ tục thuê, cấp để tạo điều kiện cho DNNVV.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần thay thế “Điều 12 - chính sách ưu đãi đối với dự án sản xuất hoặc tham gia các công đoạn sản xuất sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển CNHT theo hướng như sau:

Một là, chính sách ưu đãi thuế: Thuế TNDN, được áp dụng ưu đãi thuế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 144 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w