Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
3.2. Thực trạng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.3. Chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
3.2.3.1. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Thuế TNDN phổ thông đối với DNNVV
Chính sách thuế TNDN được áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng được Chính phủ quy định trong từng thời kỳ cụ thể, tương ứng với những biến động về mơi trường kinh doanh, khó khăn của doanh nghiệp cũng như sự kỳ vọng của Chính phủ về chính sách. Luật Thuế TNDN đã đặt ra lộ trình mà Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 đưa ra. Từ ngày 01/01/2009, thuế suất thuế TNDN đối với DNNVV giảm từ 28% xuống 25%. Đến ngày 01/01/2014, mức thuế này được giảm từ mức 25% xuống 22%, riêng DNNVV được áp dụng mức 20% ngay từ 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20%.
b. Miễn, giảm, giãn thuế TNDN đối với DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể
Bên cạnh các chính sách thuế TNDN trên, Chính phủ cịn có chính sách hỗ trợ thuế TNDN đối với các đội tượng trong các thời kỳ. Kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, nền kinh tế Việt Nam gặp khơng ít thách thức, khó khăn, trong đó có DNNVV. Theo đó, Nhà nước đã ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhằm hỗ trợ sản xuất - kinh doanh như Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 06/8/2011, Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012, Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP ngày
10/5/2012 và Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP ngày 07/01/2013. Trong đó đã hỗ trợ miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí cho DNNVV như: Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2011 đối với: DNNVV và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử, xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 29/NQ-CP); giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2011 đối với: DNNVV và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử, xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 08/2011/QH13). Năm 2012, đối với DNNVV và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử; xây dựng cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp theo Nghị quyết số 29/2012/QH13.
Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP cũng gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế TNDN phải nộp quý I và 3 tháng thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế TNDN phải nộp quý II, III/2013 cho các đối tượng sau: Doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm khơng q 20 tỷ đồng). Số thuế TNDN được gia hạn khơng bao gồm số thuế tính trên phần thu nhập từ các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, xổ số, trị chơi có thưởng, thu nhập từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 300 lao động) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, thủy sản, lâm sản, da giầy, dệt may, linh kiện điện tử; xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở được gia hạn nộp thuế đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư - kinh doanh nhà ở, không phân biệt quy mô doanh nghiệp và số lao động sử dụng.
Kết quả thực hiện chính sách thuế TNDN đối với DNNVV cho thấy, các giải pháp hỗ trợ DNNVV miễn, giảm thuế giai đoạn 2011 - 2013 theo Nghị quyết số 08/2011/QH13, Nghị quyết số 29/2012/QH13, Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP và Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP đã giảm thuế cho 197.719 DNNVV với tổng số tiền là 1.827 tỷ đồng; miễn 1,4 tỷ đồng từ thuế TNDN cho tổ chức, doanh nghiệp, giúp ổn định sản xuất - kinh doanh [71].
Đến năm 2014, các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, có quy mơ vốn đầu tư lớn và sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới phù hợp với quy
định của Luật Công nghệ cao; dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển cũng được giảm 30% số thuế TNDN. Miễn thuế 3 năm đối với thu nhập từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; miễn thuế 5 năm đối với thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam...
Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp cũng quy định doanh nghiệp sẽ được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Tuy nhiên, để được ưu đãi trên, năm tài chính của doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. [27]
Lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cũng được dành sự quan tâm đặc biệt, để thúc đẩy hoạt động đầu tư của xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kể từ năm 2009, doanh nghiệp thực hiện hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo tiêu chuẩn xã hội hóa được hưởng thuế suất ưu đãi về thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập từ hoạt động này; được miễn thuế tối đa 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm tiếp theo nếu thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Cuối năm 2019, dịch Covid-19 diễn ra và đầu năm 2020 ảnh hưởng đến tình hình sản xuất - kinh doanh của DNNVV, do đó để hỗ trợ cho DNNVV, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2019/NĐ-CP ngày 08/4/2020 gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN cịn phải nộp theo quyết tốn của kỳ tính thuế năm 2019 và số thuế TNDN tạm nộp quý I, II của kỳ tính thuế năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế TNDN thuộc đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định này. Thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Theo số liệu của Tổng cục Thuế, tính đến ngày 22/9/2020, tổng số tiền thuế TNDN được gia hạn là 30.563 tỷ đồng, gấp 2,75 lần số ước giảm ban đầu của Bộ Tài chính (11.100 tỷ đồng).
3.2.3.1. Chính sách thuế giá trị gia tăng
a. Thuế GTGT phổ thông đối với DNNVV
Thuế GTGT đối với doanh nghiệp, trong đó có DNNVV được áp dụng theo Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013,
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT, Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT). Trên cơ sở các quy định trên, việc quy định thuế suất thuế GTGT đối với từng hàng hóa cụ thể để sản xuất và xuất khẩu có những mức thuế suất khác nhau. Tuy nhiên, các mức thuế suất này nằm trong các mức 0%, không chịu thuế, 5% và 10%.
b. Miễn, giảm, giãn thuế GTGT đối với DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể
Cũng như thuế TNDN, Chính phủ cũng đưa ra các chính sách giãn, giảm, miễn thuế GTGT cho các DNNVV gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh sau khủng hoảng tài chính tồn cầu. Cụ thể: Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường quy định gia hạn 6 tháng thuế GTGT đối với DNNVV kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, chứng khốn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB và doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đồn kinh tế, tổng cơng ty; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử, xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội.
Nghị quyết số 13/NQ-CP cũng quy định giảm 50% số thuế GTGT đầu ra từ ngày 01/7/2013 - 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội của doanh nghiệp. Giảm 30% số thuế GTGT đầu ra từ ngày 01/7/2013 - 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho th mua) nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Kết quả miễn, giảm, giãn, gia hạn thuế GTGT đã miễn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013 để lại cho doanh nghiệp tiền đầu tư ước khoảng 16 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Giải pháp gia hạn thuế GTGT hỗ trợ vốn khoảng 12.300 tỷ đồng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ DNNVV do bị tác động của dịch Covid-19, ngày 08/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, trong đó hỗ trợ DNNVV như: Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng
3 - 6/2020 (đối với trường hợp kê khai thuế GTGT theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, II/2020 (đối với trường hợp kê khai thuế GTGT theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2 Nghị định này. Thời gian gia hạn 5 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Theo Tổng cục Thuế, tổng hợp số tiền thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân của hộ và cá nhân kinh doanh được gia hạn tính đến ngày 22/9/2020 là 827,8 tỷ đồng, chỉ đạt 1,34% so với số ước giảm thu NSNN ban đầu của Bộ Tài chính (ước giảm ban đầu khoảng 61.600 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, ngày 19/6/2020, Quốc hội cịn thơng quan Nghị quyết giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020, theo đó giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020. Việc thực hiện chính sách này sẽ giảm thu NSNN năm 2020 khoảng 23 nghìn tỷ đồng.