Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
3.2. Thực trạng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.1. Chính sách huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính
3.2.1.1. Chính sách huy động về tài chính - tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Đây là kênh huy động vốn khá phổ biến của các DNNVV Việt Nam. Trước đây, việc cho tổ chức, cá nhân vay vốn của TCTD được thực hiện theo Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN và một số văn bản khác liên quan đến hoạt động cho vay. Tuy nhiên, để điều chỉnh khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng (khách hàng khơng phải là TCTD) phù hợp với quy định tại Luật Các TCTD năm 2010, Bộ Luật Dân sự năm 2015..., ngày 30/12/2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng để thay thế cho Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
Bảng 3.1. So sánh thời hạn của các loại hình cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
Loại cho vay
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
Tháng Ngày Năm Ngày
Ngắn hạn ≤ 12 ≤ 360 ≤ 1 ≤ 365 Trung hạn >12 và ≤ 60 >360 và ≤ 1.800 >1 và ≤ 5 >365 và ≤ 1.825 Dài hạn > 60 >1.800 > 5 > 1.825
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định TCTD xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện theo quy định, trong đó đáng chú ý là các điều kiện khách hàng là pháp nhân vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp; phải có phương án sử dụng vốn khả thi và có khả năng tài chính để trả nợ. Như vậy, các DNNVV đáp ứng các điều kiện trên sẽ được TCTD cho vay vốn vào những hoạt động sản xuất - kinh doanh mà pháp luật khơng cấm. Bên cạnh đó, các DNNVV được vay ngắn hạn tối đa 1 năm, trung hạn (trên 1 năm và tối đa 5 năm), dài hạn (trên 5 năm) theo lãi suất thỏa thuận, song không được vượt quá lãi suất trần do NHNN quy định.
Để triển khai chính sách cho vay, NHNN đã quy định các mức lãi suất cho vay cho từng giai đoạn đối với DNNVV theo hướng giảm dần trong giai đoạn 2011 - 2020. Cụ thể lãi suất cho vay đối với DNNVV từ chỗ được quy định thỏa thuận, đến 13% năm 2012 rồi giảm đến 5% năm 2020, tương ứng 2,6 lần. Đáng chú ý, các mức lãi suất cho vay đối với DNNVV đều nằm ở mức trung bình so với khung lãi suất trên thị trường, thậm chí cịn nằm ở mức sàn của khung lãi suất thực tế trên thị trường. (xem Phụ lục)
Với các mức lãi suất do NHNN quy định, q trình thực hiện chính sách cho vay của các TCTD đối với các doanh nghiệp (chủ yếu là DNNVV) cho thấy, tăng trưởng dư nợ tín dụng năm sau đã tăng so với năm trước. Giai đoạn 2011 - 2020, tín dụng cho vay đối với DNNVV tăng trưởng khá, đạt 798.543 tỷ đồng (năm 2011), tăng lên gần 1,8 triệu tỷ đồng (cuối năm 2020), tương ứng tăng 125,41% (trung bình tăng 12,54%/năm).
Biểu đồ 3.2. Tổng dư nợ tín dụng DNNVV, 2011 - 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000 798543830744870344923455919293 1202142 1124859 1300000 1508000 1800000
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo của NHNN
b. Huy động vốn tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên
Về cho vay đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn, ngày 12/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-
CP quy định chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; đến ngày 09/6/2015, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-
CP thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP cho phép các TCTD được cho vay khơng có tài sản bảo đảm đối với một số đối tượng khách hàng lên gấp 1,5 - 2 lần so với quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP; quy định chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp theo mơ hình liên kết chuỗi giá trị, mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, như quy định mức vay khơng có tài sản bảo đảm từ 70 - 80% giá trị phương án, dự án sản xuất - kinh doanh; quy định cơ chế xử lý khoản nợ khi khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn cịn được NSNN hỗ trợ theo quy định của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn. Theo đó DNNVV có dự án đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án; thời gain tối đa 5 - 7 năm, sau khi dự án hồn thành.
Bên cạnh đó, để triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, ngày 22/7/2015, NHNN đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn, theo đó quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn thấp hơn 1 - 2% so với lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường khác.
Kết quả thực hiện cho vay đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho thấy, đến cuối năm 2020, cả nước có khoảng 83 TCTD, mạng lưới hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia cho vay phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Tăng trưởng tín dụng bình qn đối với lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thôn giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 17,5%/năm, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (khoảng 14,77%); lãi suất cho vay cũng giảm mạnh trong giai đoạn 2011 - 2020, từ trên 20%/năm vào năm 2011 xuống 12%/năm vào năm
2013 và khoảng 5 - 8%/năm giai đoạn 2014 - 2020, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay thơng thường; góp phần khơi thơng nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ, theo Nghị định số
13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 về doanh nghiệp, các doanh nghiệp có tài sản dùng để thế chấp theo quy định của pháp luật hay doanh nghiệp có dự án khả thi được Quỹ đổi mới cơng nghệ quốc gia, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Quỹ phát triển của bộ, cơ quan ngang bộ, Trung ương cho vay với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh vay vốn tại các NHTM hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại NHTM thực hiện cho vay. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập từ năm 2013, hoạt động từ năm 2015 với vốn điều lệ 1 nghìn tỷ đồng. Quỹ đổi mới cơng nghệ quốc gia có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hồn thiện cơng nghệ quy định tại Thông tư số 06/2014/TTBKHCN ngày 25/4/2014. [15]. Quỹ phát triển quốc gia được thành lập từ năm 2003 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008. Vốn điều lệ khi thành lập là 200 tỷ đồng từ NSNN cho sự nghiệp khoa học. Hằng năm, Quỹ được cấp bổ sung từ nguồn NSNN ít nhất 200 tỷ đồng. Đối tượng được nhận tài trợ toàn phần, một phần hoặc cho vay khơng tính lãi suất, lãi suất thấp bao gồm các nghiên cứu cơ bản, các nhiệm vụ đột xuất mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn.
Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNHT thì được hỗ trợ lãi
suất khi đi vay theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT; Thông tư số 01/2016/TT-NHNN ngày 04/02/2016 về hướng dẫn chính sách cho vay phát triển CNHT. Theo đó các doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục ưu tiên phát triển được vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước; được vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mức lãi suất cho vay theo trần lãi suất cho vay theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ (cho vay tối đa 70% vốn đầu tư).
Giai đoạn 2012 - 2020, cho vay phát triển CNHT là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên của các TCTD. Trước ngày 18/11/2019, các TCTD cho vay với trần lãi suất 6,5% theo quy định tại Quyết định số 1425/QĐ-NHNN ngày 07/7/2017; từ ngày 18/11/2019 là 6% theo Quyết định số 2416/QĐ-NHNN và năm 2020 chỉ còn 5%... Sau khoảng 5 năm thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về cấp tín dụng của các TCTD đối với CNHT đã có kết quả tích cực, theo đó cho vay ngắn hạn theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP mặc dù còn thấp nhưng vẫn gấp 4,7 lần so với năm 2016.
3.2.1.2. Chính sách phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính - tín dụng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phân phối nguồn vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh được thực hiện theo các pháp luật chuyên ngành, tùy từng mục đích của DNNVV đầu tư vào lĩnh vực nào thì chịu sự điều chỉnh về pháp luật liên quan đến lĩnh vực đó. Tuy nhiên, xét theo các giai đoạn kinh doanh thì DNNVV có thể phân phối và sử dụng nguồn vốn vào quá trình sản xuất và vào hoạt động kinh doanh. Khi phân phối và sử dụng nguồn vốn vào sản xuất, kinh doanh thì DNNVV chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật Dân sự. Trong đó, Luật Doanh nghiệp quy định, doanh nghiệp được “Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn” (Điều 7)”, “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật khơng cấm”, “Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mơ và ngành, nghề kinh doanh”, “Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng”. Bên cạnh đó, Bộ Luật Dân sự quy định “Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thơng qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó” và “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản” (Điều 189), như vậy khi DNNVV thực hiện phân phối và sử dụng nguồn vốn phải tuân theo hợp đồng và quyền đại diện chủ doanh nghiệp (ký kết hợp đồng với đối tác đầu tư, kinh doanh), thơng qua đó, DNNVV được hưởng lợi từ quá trình đầu tư vốn (nếu có).
Bên cạnh đó, trong q trình phân phối và sử dụng nguồn vốn vào quá trình kinh doanh, DNNVV cịn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại
trong việc “nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Điều 3). Cũng theo Luật Thương mại thì DNNVV có quyền tự do thỏa thuận khơng trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.