Bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngồi nước trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 137 - 142)

Chương 4 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

4.1. Bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngồi nước trong thời gian tớ

tới tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa

4.1.1. Bối cảnh trong nước

- Chính phủ đã và đang đẩy mạnh triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy

mạnh cơng tác cải cách hành chính tạo sự chuyển biến, nâng cao chất lượng phục vụ của Chính phủ, chính quyền các cấp đối với người dân và doanh nghiệp, tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ mọi rào cản, đảm bảo quyền tự do bình đẳng kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Việc cải thiện môi trường kinh doanh vẫn chưa được thực hiện đồng bộ, còn khoảng cách giữa các bộ, ngành, lĩnh vực. Tư duy trong cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh được đánh giá là chưa thống nhất, không

đồng đều giữa nhiều bộ, ngành, địa phương, dẫn đến tỷ lệ cắt giảm khá cao nhưng chỉ tập trung vào một số ngành.

- Các chính sách hỗ trợ DNNVV cũng đang được đẩy mạnh thực hiện ở khắp cửa nước. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, thơng tin, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn, công nghệ... nhằm tạo bước tiến quan trọng trong cơng tác hồn thiện chính sách hỗ trợ tích cực cho DNNVV phát triển mạnh mẽ hơn.

- Doanh nghiệp nơng nghiệp được xác định có vai trị là “trụ cột” trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

- Hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam hiện cịn chậm phát triển so với các nước, trong khi rủi ro về nợ xấu và thanh khoản vẫn tiềm ẩn trong hệ thống NHTM. Điều này tạo nên những hạn chế về giải ngân nguồn vốn cho vay đối với DNNVV, nhất là những DNNVV có tiềm lực thấp.

- Chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề thông qua tạo việc làm, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp, tham gia đầu tư vào các thị trường ngách, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

- Việt Nam cũng chú trọng việc tăng năng suất lao động cả nước, trong đó có khu vực DNNVV. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và khoảng cách chênh lệch này vẫn tiếp tục gia tăng. Số lượng lao động vẫn gia tăng nhưng mức độ đóng góp của lao động vào tăng trưởng kinh tế lại có xu hướng giảm dần. Đây là điểm bất hợp lý đối với một nước có nhiều tiềm năng về lao động như Việt Nam.

- Các chính sách hỗ trợ chưa phát huy được hiệu quả đối với khu vực KTTN, đặc biệt là khu vực DNNVVDNNVV đang trong bối cảnh thiếu khả năng quản lý; khó tiếp cận tài chính, tiếp cận về thị trường, về đổi mới công nghệ và nguồn nhân lực.

- Các quy định về pháp lý liên quan đến DNNVV không chỉ hỗ trợ DNNVV mà cịn tạo ra nhiều khó khăn và gánh nặng cho các DNNVV trong

việc huy động các nguồn lực tài chính, tín dụng để phục vụ snar xuất - kinh doanh.

- Khi mở cửa thị trường và tham gia các Hiệp định thương mại tự do, các DNNVV còn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp mạnh và tinh nhuệ trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cả cơ hội và thách thức cho các DNNVV. Hội nhập quốc tế giúp cánh cửa thị trường rộng mở cũng đồng nghĩa với tính cạnh tranh càng gay gắt hơn, điều này sẽ tới những khó khăn cho DNNVV, nhất là các DNNVV chưa có điều kiện chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập.

- Kinh tế số mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Nó tạo nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, đồng thời đem lại sự phát triển bình đẳng, bền vững cho các DNNVV. Tuy nhiên, các DNNVV lại đang rất chậm tham gia đổi mới trong sản xuất - kinh doanh, vì vậy DNNVV sẽ khó nắm bắt được cơ hội nếu khơng có những bước đi thích hợp về đổi với kỹ năng, cơng nghệ.

- Khối doanh nghiệp FDI có nhiều ưu đãi nhưng lại đóng góp khiêm tốn cho NSNN. Cơ chế giám sát đối với dòng vốn FDI chưa thật sự hiệu quả. DNNN sở hữu nhiều tài sản của Nhà nước nhưng chưa thể hiện tốt vai trò chủ đạo dẫn dắt các thành phần kinh tế phát triển. DNNVV chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn, trong khi doanh nghiệp vừa cần phải tăng mạnh về số lượng, song thực tế số lượng còn hạn chế.

- Trong thời gian tới, khu vực DNNVV được dự báo tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tiếp tục xuất hiện các doanh nghiệp vừa, từng bước phát triển và tạo lập năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp toàn cầu. Số lượng các doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, theo đó quy mơ trung bình của các doanh nghiệp đăng ký cũng sẽ tăng lên. Năng lực cạnh tranh tổng thể của DNNVV còn hạn chế, tuy nhiên với những lợi thế riêng của mình, khu vực này sẽ là động lực tạo sự năng động cho nền kinh tế.

- Các doanh nghiệp trong nước đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, làm cho quy mô sản xuất - kinh doanh bị thu hẹp. Trong khi đó, các doanh nghiệp đang phải đưa ra các mơ hình kinh doanh mới trong bối cảnh dịch bệnh.

4.1.2. Bối cảnh quốc tế

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển then chốt. Chúng ta có sự đan xen lợi ích rộng lớn chưa từng có với các đối tác, 27 đối tác chiến lược và toàn diện cùng 59 đối tác FTA. Đến cuối 2020, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết sắp có hiệu lực, hiện đang đàm phán 02 FTA. Việt Nam chủ trương hội nhập rất sâu và hiện nay Việt Nam không chỉ ở tầm mức hội nhập mà ở tầm mức liên kết với một vị thế mới, bắt kịp với xu thế mới. Cơ hội đón nhận các dịng vốn nước ngồi khi đầu tư có xu hướng dịch chuyển sang các thị trường sinh lời cao hơn, an toàn hơn trước bối cảnh kinh tế toàn cầu chậm lại, đang mở ra. Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, cùng với việc tham gia của nhiều FTA lớn và xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang.

Kinh tế toàn cầu cũng xuất hiện một số động lực tăng trưởng mới. Cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 sẽ tạo ra khoảng 3,7 nghìn tỷ USD vào năm 2025 nhờ các công nghệ IoT, robot và in 3D giúp cải thiện năng suất. Sự phát triển của chiến lược Made in China 2025 của Trung Quốc và xu hướng tăng cường ký kết FTA tại các nền kinh tế đang phát triển cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thơng qua việc tối ưu hóa nguồn lực, mở rộng lưu thơng vốn và hàng hóa, tăng cường vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và phát triển công nghệ.

Tuy nhiên, căng thẳng thương mại và thuế quan leo thang (nhất là quan hệ giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc) cùng với xung đột thương mại toàn cầu gia cùng, đi cùng với đó là chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng phát triển, thương mại quốc tế và các hoạt động sản xuất đang sụt giảm, trong khi căng thẳng thương mại ngày càng leo thang có thể tác động xấu đến tăng trưởng

kinh tế thế giới và làm gián đoạn chuỗi giá trị liên kết toàn cầu. Đáng chú ý, do hậu quả dai dẳng của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu, làm cho tăng trưởng GDP tồn cầu có thể đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2020 - 2023, với đầu tư tư nhân và tăng năng suất thấp hơn.

Căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ là ẩn số lớn nhất đối với ngoại thương của Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, còn Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba. Nếu tình hình căng thẳng thương mại giữa hai nước ngày càng leo thang có thể gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu Việt Nam.

Thu hút vốn đầu tư từ các đối tác của Việt Nam vẫn trên đà tăng, song có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng đang đặt ra vấn đề sản xuất - kinh doanh của khối FDI phải đảm bảo vệ được môi trường sinh thái, nên cũng đặt ra yêu cầu về xây dựng và hồn thiện chính sách ưu đãi đối với khối doanh nghiệp FDI trong thời gian tới nhằm bảo vệ môi trường.

Đáng chú ý, đại dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, sau đó đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới với hàng trăm triệu người bị nhiễm, hàng triệu ca tử vong do vi-rút corona (SARS-CoV-2). Không chỉ gia tăng nhanh, diễn biễn của dịch bệnh cũng rất phức tạp. Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đối với nhiều quốc gia về mọi mặt, nhất là về kinh tế - xã hội, trong đó có sản xuất - kinh doanh các các doanh nghiệp toàn cầu. Covid-19 đã phủ bóng đen lên kinh tế tồn cầu với tác động còn lớn hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cách đây một thập kỷ, thậm chí đây được xem là cuộc khủng hoảng lớn nhất sau 90 năm qua kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 - 1933.

Trong năm 2020, các chỉ số thể hiện sức khỏe kinh tế tại nhiều nước đều sụt giảm. Nhiều quốc gia có mức tăng trưởng âm kỷ lục, thậm chí xuống thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn,

cầu tiêu dùng suy giảm; sản xuất, đầu tư giảm mạnh. Nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh lan rộng dẫn đến suy thoái kinh tế và phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ cơng, khủng hoảng tài chính, gia tăng tỷ lệ người mất việc làm, nguy cơ bất ổn xã hội. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và tác động nghiêm trọng đến kinh tế thế giới, khiến cân đối ngân sách gặp khó khăn do nguồn thu ngân sách suy giảm trong khi phải tăng chi ngân sách để ứng phó dịch bệnh và kích thích kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w