Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
3.2. Thực trạng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.2. Chính sách hỗ trợ tài chín h tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và
nhỏ và vừa
3.2.2.1. Chính sách hỗ trợ tài chính đối với DNNVV
a. Chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Kể từ ngày 10/02/2014, hỗ trợ tài chính cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP. Trong quá trình thực hiện Nghị định này cho thấy nhiều bất cập, do đó ngày 17/4/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn (thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP). Theo đó, các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được NSNN hỗ trợ kinh phí để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng...
Thống kê của NHNN cho thấy, đến cuối năm 2020, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nơng nghiệp sạch đạt trên 27.000 nghìn tỷ đồng; kỳ hạn dài chiếm khoảng 55% dư nợ, lãi suất ngắn hạn khoảng 5,3 - 6,5%/năm trong khi trung dài hạn khoảng 8,5 - 10%/năm.
Bên cạnh đó, năm 2011 - 2013, để thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư cơ giới hóa đồng ruộng, các địa phương, nhất là ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã chủ động thúc đẩy hoạt động cho vay theo Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 và Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày
02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nơng sản, thủy sản. Đến năm 2013, Chính phủ cịn hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư số 89/2014/TT-BTC, Thơng tư số 82/2019/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nơng nghiệp: Các doanh nghiệp được NSNN hỗ trợ lãi suất vay vốn 100% trong hai năm đầu và 50% trong năm thứ ba để mua các máy móc thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nơng nghiệp. [67].
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), giai đoạn 2011 - 2020, các NHTM đã cho vay trên 12 nghìn tỷ đồng đối với hơn 37.800 khách hàng là các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân; doanh số cho vay đạt 10.150 tỷ đồng; với hơn 28.400 khách hàng vay vốn. Dư nợ cho vay đến cuối năm 2020 (thời điểm kết thúc chương trình cho vay theo Quyết định số 63/QĐ- TTg) là 2.350 tỷ đồng với 8.800 khách hàng còn dư nợ.
b. Chính sách hỗ trợ tài chính để đào tạo nguồn nhân lực của DNNVV Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của DNNVV trong việc quản trị, khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp mới, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo đó, kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV của các bộ, ngành và địa phương phải được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm của các bộ, ngành và địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư liên tịch số
04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV, Thông tư số 49/2019/TT-BTC ngày
08/8/2019 về sử dụng kinh phí ngân sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
(thay thế Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC). Trong đó, mức hỗ trợ từ NSNN trong tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh tối đa là 100%, quản trị doanh nghiệp cơ bản tối đa là 70% và quản trị doanh nghiệp chuyên sâu là 50%. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực DNNVV gồm hỗ trợ một phần từ NSNN (ngân sách
trung ương, ngân sách địa phương), đóng góp và hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ cũng ban hành chính sách nâng cao kỹ năng, kỹ xảo nghề cho người lao động gồm: Luật Việc làm 38/2013/QH13 quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm. DNNVV được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ đào tạo việc làm cho người lao động theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định Ngân hàng Chính sách xã hội cho DNNVV (cơ sở sản xuất - kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số) vay tối đa 50 triệu đồng/01 người lao động được tạo việc làm thì khơng cần tài sản đảm bảo, cịn q mức này thì DNNVV phải có đảm bảo tiền vay (mức vay tối đa cho 1 dự án tối đa là 1 tỷ đồng).
Nghị định số 74/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, theo đó cơ sở sản xuất - kinh doanh được vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án (Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định mức vay 1 dự án tối đa là 1 tỷ đồng). Bên cạnh đó, thời hạn vay vốn cũng được tăng từ khơng quá 60 tháng lên tối đa 120 tháng. Nghị định số 74/2019/NĐ-CP quy định đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên thì cơ sở sản xuất - kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Đáng chú ý, để triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV về hỗ trợ đào tạo lao động cho DNNVV, ngày 26/12/2018, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong DNNVV. Theo Thông tư này, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động (đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với lao động) đang làm việc trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Ngày 03/5/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ban hành Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV. Trong đó mức hỗ trợ từ NSNN tối thiểu 50% tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh DNNVV có trụ sở
tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 100% học phí đối với học viên khó khăn.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến hết tháng 5/2019, tổng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, doanh số cho vay giải quyết việc làm từ năm 2015 đến tháng 5/2019 đạt 24.459 tỷ đồng, với gần 800 nghìn lượt khách hàng được vay vốn, góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 885 nghìn lao động.
c. Chính sách hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu và xúc tiến thương mại của DNNVV
Về nội dung này, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm phát triển xuất khẩu; thị trường trong nước; thương mại miền núi, biên giới và hải đảo, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ. Để cụ thể hóa Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ NSNN để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Quá trình thực hiện Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg đã nổi lên những bất cập, do đó ngày 26/02/2019, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg. Theo đó, mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng đối với các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại; 100% áp dụng đối với các nội dung chương trình xúc tiến thương mại miền núi, biên giới, hải đảo và một số nội dung chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước.
Sau gần 10 năm triển khai Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg, đến nay, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã trở thành kênh phát triển thị trường hiệu quả. Thơng qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại đã hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận, mở rộng thị trường tại các thị trường trọng điểm, thị trường mới, nhiều tiềm năng.[59]. Giai đoạn 2010 - 2020, Bộ Công Thương đã phê duyệt 2.265
đề án xúc tiến thương mại nội địa với kinh phí khoảng 540 tỷ đồng. Các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước tập trung vào việc tổ chức hội chợ hàng Việt; phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và đào tạo tập huấn kỹ năng kinh doanh và tổ chức mạng lưới bán lẻ. Các sản phẩm tham gia phiên chợ hàng Việt rất đa dạng, phong phú, chủ yếu là lương thực, thực phẩm thiết yếu, giầy dép, quần áo và hàng tiêu dùng truyền thống.
3.2.2.2. Chính sách hỗ trợ tài chính đất đai đối với DNNVV
a. Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn Để khuyến khích DNNVV đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ngày 17/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn. Các chính sách tài chính đất đai ưu đãi cho DNNVV gồm có: (1) Miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với doanh nghiệp có dự án nơng nghiệp; (2) Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thực hiện hỗ trợ tập trung đất đai cho các DNNVV theo hướng hỗ trợ kinh phí tương đương với 20% tiền thuê đất cho 5 năm đầu tiên kể từ khi dự án nơng nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư hồn thành đi vào hoạt động. Nhà nước cũng khuyến khích, mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ha cho các doanh nghiệp nhận vốn góp từ các hộ gia đình bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án nơng nghiệp tạo vùng nguyên liệu (không quá 10 tỷ đồng/dự án) và không phải chuyển sang thuê đất đối với diện tích đất nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, các DNNVV bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải ngừng sản xuất - kinh doanh từ 15 ngày trở lên thì được giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng trả tiền thuê đất hàng năm theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai. Sở khoa học và cơng nghệ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất theo quy định tại Điều 60, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ khi xác định diện tích đất được miễn, giảm cho mục đích khoa học và cơng nghệ. Thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất và quản lý thuế.
Bên cạnh đó, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ cũng quy định: (i) Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai; (ii) Sở khoa học và cơng nghệ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP khi xác định diện tích đất được miễn, giảm cho mục đích khoa học và công nghệ.
c. Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNHT
Để phát triển các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực CNHT, khoản 2, Điều 12, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 quy định, DNNVV sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai. Theo đó, các dự án có tính chất đặc biệt hoặc quy mơ lớn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cần hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ quy định tại tiết trên thì Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của ủy ban nhân dân tỉnh (nơi có đất) theo quy định của pháp luật về đất đai.
d. Đối với DNNVV bị ảnh hưởng do dịch Covid-19
Để hỗ trợ đối tượng là DNNVV bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, ngày 08/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định, hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hằng năm. Thời gian gia hạn là 5 tháng kể từ ngày
31/5/ 201 0 .
Đến ngày 22/9/2020, cơ quan thuế đã tiếp nhận 184.887 giấy đề nghị gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất, trong đó 128.619 doanh nghiệp có giấy đề nghị, chiếm khoảng 30% tổng số doanh nghiệp. Tổng số tiền thuê đất được gia hạn là 3.393 tỷ đồng, đạt 75,4% so với số tiền ước giảm ban đầu (4.500 tỷ đồng).
3.2.2.3. Hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Hỗ trợ thông qua Quỹ phát triển DNNVV
Nhằm trợ giúp phát triển DNNVV theo Nghị định số 56/2009/NĐ-
số 601/QĐ-TTg đã được thành lập ngày 17/4/2013. Từ tháng 9/2014, Quỹ đã hình thành bộ máy tổ chức và đi vào hoạt động ổn định. Tiếp đó, ngày 12/8/2015, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 119/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ, theo đó lãi suất cho vay của Quỹ khơng vượt quá 90% lãi suất cho vay thương mại, áp dụng từ ngày 01/10/2015.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển DNNVV, tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, sửa đổi và bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Quỹ phát triển DNNVV để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Nhờ đó, Quỹ phát triển DNNVV đã được bổ sung chức năng và nhiệm vụ về cho vay, đầu tư, tài trợ để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, DNNVV tham gia chuỗi giá trị bền vững, hình thành cụm liên kết ngành (Điều 20, Luật Hỗ trợ DNNVV). Trên cơ sở đó, ngày 10/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV (Thay