Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 118 - 137)

Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

3.3. Đánh giá thực trạng vận hành chính sách tài chính đối với doanh

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.3.2.1. Chính sách huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính - tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

a. Chính sách huy động về tài chính - tín dụng đối với DNNVV

- Huy động vốn tín dụng thơng thường thơng qua TCTD

Thứ nhất, TCTD chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho DNNVV

Mặc dù giai đoạn 2011 - 2020, tín dụng cho vay đối với DNVV tăng trưởng trung bình 11,44%/năm, song mức tăng này được đánh giá là thấp so với mức tăng trưởng dư nợ tín dụng bình qn chung cả nước cho thấy, DNNVV là đối tượng nhận được ít khoản vay hơn các đối tượng khác từ các TCTD, dẫn đến tình trạng thiếu vốn cho sản xuất - kinh doanh. Khảo sát của tác giả cho thấy, có 56,5% DNNVV được khảo sát phản ánh gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng DNNVV hạn chế trong việc tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng là do: thủ tục cho vay phức tạp (theo khảo sát của tác giả, có 58% tổng số DNNVV được khảo sát khẳng định điều này), năng lực tài chính của DNNVV hạn chế (71%), DNNVV khơng có tài sản đảm bảo (66,5%) để đảm bảo điều kiện vay… Không những thế, trong khoản 1, Điều 13, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay: “TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp NHNN có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này”. Với quy định này, cho doanh nghiệp rễ nhận phải lãi suất của ngân hàng ở mức cao vì tính thị trường khơng được quy định rõ, chẳng hạn bình quân lãi suất huy động cho vay của bao nhiêu tổ chức tín dụng được coi là thị trường, hay cung - cầu với số lượng bao nhiêu khách hàng chào lãi suất hay ngân hàng đưa ra lãi suất cho khách hàng vay được gọi là thị trường... Những nội dung này đều rất khó hiểu và chỉ có ngân hàng mới hiểu được và định đoạt lãi suất cho vay được, dẫn đến DNNVV bị rơi vào thế bị động trong việc xét hồ sơ vay vốn của các TCTD.

Đáng chú ý, mặc dù Khoản 1, Điều 13, Thông tư số 39/2016/TT- NHNN đã quy định lãi suất theo cung - cầu thị trường, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước lại quy định “TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ…” (Khoản 2, Điều

13). Điều này phản ánh tính thị trường chịu sự chi phối của Nhà nước, cho thấy sự bất cập của vấn đề.

Về điều kiện vay vốn, Khoản 1, Điều 7, Thông tư số 39/2016/TT- NHNN quy định “Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong khối DNNVV có doanh nghiệp tư nhân lại khơng có tư cách pháp nhân, theo đó khơng thuộc đối tượng được vay, làm cho doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh điều kiện vay vốn quy định là pháp nhân, cịn có các điều kiện mà DNNVV vay vốn TCTD phải đáp ứng đó là DNNVV phải có: “Có phương án sử dụng vốn khả thi; có khả năng tài chính để trả nợ…”. Các điều kiện này cũng chưa được định lượng trong Thông tư số 39/2016/TT-NHNN thế nào là phương án sử dụng vốn khả thi, thế nào được gọi là người đi vay có khả năng tài chính để trả nợ (có khả năng tài chính chiếm bao % của khoản nợ gọi là có khả năng tài chính để trả nợ, tài chính này từ nguồn nào…), dẫn đến DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng vì rễ bị các TCTD loại bởi các tiêu chí quy định trong văn bản còn rất chung chung.

Thứ tư, lãi suất cho vay còn cao so với các nước trong khu vực

Mặc dù NHNN đã giảm lãi suất cho vay trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020, tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Singapore thì lãi suất ho vay của Việt Nam vẫn cịn khá cao, ảnh hưởng đến chi phí vốn của doanh nghiệp, nhất là DNNVV. Phản ánh của 50% tổng số doanh nghiệp khảo sát cho rằng, lãi suất cho vay đối với DNNVV trong thời gian qua là cao.

Biểu đồ 3.3. Lãi suất cho vay của Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực

20060 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Việt Nam Malaysia Philippines Thái lan Singapore Trung Quốc

Nguồn: WB Thứ năm, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng dẫn đến giảm hiệu quả trong

sản xuất - kinh doanh của DNNVV

Việc khó tiếp cận nguồn vốn dẫn đến DNNVV thường có quy mơ nhỏ về vốn và gặp một số khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như hạn chế về khả năng mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường; hạn chế khả năng tiếp cận thông tin; hạn chế về khả năng tiếp cận đất đai, các nguồn vốn. Những hạn dẫn tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh của DNNVV chưa cao, lợi nhuận thấp. Đáng chú ý, trong gần 10 năm, bình quân giai đoạn 2016 - 2018, doanh thu thuần, lợi nhuận bình quân trước thuế của DNNVV chỉ bằng 165,6% và 180,8% so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015. (Phụ lục 2).

- Huy động vốn tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên

+ Tín dụng đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Theo quy định tại Điều 8, 10 và 11 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, việc xác định mức cho vay, lãi suất cho vay cho đến thời hạn vay đều dựa vào sự thỏa thuận giữa khách hàng và TCTD (trừ trường hợp được quy định tại khoản 2, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP). Về cơ bản, quy định này đúng với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, phù hợp với nhu cầu thực tế đặt ra nhưng trên thực tế quy định phương thức về lãi suất thỏa thuận vẫn cịn gặp một số khó khăn. Bởi vì theo quy định tại Điều 1, Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN về hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa

thuận, TCTD được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận, nhưng NHNN lại chưa hướng dẫn về mức lãi suất thỏa thuận hợp lý [74], gây khó khăn cho việc DNNVV khi đi vay, đồng thời các TCTD vận dụng tùy tiện khi cho khách hàng vay.

Theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngân hàng sẽ xem xét và cho vay khơng có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70 - 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất - kinh doanh. Nghĩa là các doanh nghiệp này khi vay vốn thì khơng cần phải có tài sản bảo đảm và mức vốn được vay sẽ căn cứ vào giá trị của dự án, phương án sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, lại chưa có căn cứ rõ ràng để xác định giá trị của dự án, phương án sản xuất - kinh doanh, dẫn đến các TCTD sẽ xác định các khoản vay này mang tính chủ quan.

+ Tín dụng đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Mặc dù nhiều NHTM đã triển khai chương trình dành cho DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhưng cơ chế cho vay truyền thống buộc doanh nghiệp đi vay phải có tài sản vật chất hoặc dịng tiền ổn định; trong khi DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường khơng có tài sản thế chấp và hồ sơ tài chính yếu, nên rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia là nguồn lực chủ yếu trong thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với hoạt động khoa học cơng nghệ và đổi mới sáng tạo, nhưng chính sách tín dụng của Quỹ lại chưa được triển khai trong thực tế. Trong khi chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa thực sự hấp dẫn, thủ tục xin xét duyệt hỗ trợ còn rườm rà, mất thời gian, dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và các nguồn hỗ trợ khác.

Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia trùng lặp với nhiệm vụ chi của NSNN đang thực hiện và Quỹ hoạt động như là một đơn vị sự nghiệp, 90% các hoạt động hỗ trợ, tài trợ của quỹ là khơng hồn lại; nguồn vốn của Quỹ chủ yếu là nguồn NSNN. Còn với Quỹ đổi mới cơng nghệ quốc gia, đến nay quỹ chưa có khả năng tài chính độc lập, hằng năm vẫn sử dụng một phần kinh phí được NSNN cấp bổ sung vốn điều lệ để chi hoạt động thường xuyên. Thực tế về việc thành lập và sử dụng tiền từ Quỹ phát triển khoa học cơng nghệ cịn có tâm lý “lo ngại”. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, khả năng tài chính chưa tốt nên chưa thành lập quỹ; doanh nghiệp chưa chủ động trích sử dụng quỹ, do chưa hiểu rõ thủ tục thanh quyết tốn tài chính.

Khi doanh nghiệp trích lập quỹ, lẽ ra tiền đầu tư là của doanh nghiệp thì phải do doanh nghiệp quyết định việc sử dụng; thế nhưng, lúc sử dụng lại phải tuân theo những thủ tục kiểm soát chi chặt chẽ. Trong khi theo quy định, sau 5 năm, nếu khơng sử dụng hết 70% quỹ thì doanh nghiệp phải quay trở lại đóng thuế cho khoản kinh phí đã trích lập.

b. Chính sách phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính - tín dụng Như đã phân tích, mặc dù Việt Nam đã ban hành pháp luật để tạo hành lang cho DNNVV phân phối và sử dụng nguồn vốn, tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn của nhiều DNNVV vẫn chưa được hiệu quả. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV thông qua Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA), ROE, ROS cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2018, Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) đạt khoảng 2,9 - 7,8% (tập trung vào giá trị bình quân khoảng 4 - 5%), tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp; nhưng đến năm 2018 giảm xuống cịn 3,6%. Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn ROA thu được càng cao. Tuy nhiên, việc ROA giảm cũng cho thấy, đồng tài sản trong việc tạo ra các đồng lợi nhuận ròng đã bị giảm xuống, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của DNNVV ngày càng kém hiệu quả, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ (ROA khoảng 3,9 - 5,1% trong giai đoạn 2010 - 2018).

Về hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE), ROE của DNNVV trong giai đoạn 2010 - 2018 đạt khoảng 4,7 - 15%, thấp hơn doanh nghiệp lớn (12 - 14,6%), ROE có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2011, giảm từ năm 2012 - 2018. Năm 2018, doanh nghiệp quy mô lớn ROE đạt cao nhất (13,1%); doanh nghiệp quy mô vừa đạt 3,4%; doanh nghiệp quy mô nhỏ chỉ đạt -0,8% và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ đạt -2,0%, cho thấy khối doanh nghiệp vừa có khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tốt doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, điều này cũng tương tự đối với cả giai đoạn 2010 - 2018.

Đối với hệ số sinh lợi trên doanh thu (ROS), giai đoạn 2010 - 2018, ROS của DNNVV tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp, đạt khoảng 3,7 - 12,2%, tuy nhiên, xu hướng này giảm dần theo các năm, đáng chú ý, năm 2018, doanh nghiệp quy mơ lớn có ROS đạt 5,4%; doanh nghiệp quy mơ vừa đạt 1,2%; doanh nghiệp quy nhỏ đạt -0,4% và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ là -6,4%. Điều này cho thấy, một đồng doanh thu của DNNVV ngày càng tạo ra các đồng lợi nhuận theo hướng giảm dần, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn doanh thu kém hiệu quả.

Bảng 3.3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của DNNVV đang hoạt động có kết quả sản xuất - kinh doanh

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Loại hình doanh nghiệp Bình qn giai đoạn 2011 - 2015 Năm 2017 Năm 2018 Bình quân giai đoạn 2016 - 2018

Doanh nghiệp siêu

nhỏ 50 49,6 56,9 54,2

Doanh nghiệp nhỏ 39,6 37,6 40,3 37,4

Doanh nghiệp vừa 36,1 30,1 31,1 31,1

Doanh nghiệp lớn 27,2 24,6 27,5 26,2

Cả nước 31,5 28,4 32,4 30,5

Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2016 - 2018, nguồn vốn chủ sở hữu của các DNNVV để thực hiện hoạt động sản xuất - kinh doanh đạt 30,5% tổng số vốn của DNNVV, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2010 - 2015 (khoảng 39 - 40%), phản ánh năng lực tài chính của DNNVV ngày càng giảm xuống, nghĩa là tình trạng “vốn mỏng” gia tăng; theo đó DNNVV ngày càng dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, dẫn đến DNNVV phải trả chi phí vốn ngày càng cao.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, nguồn của DNNVV mặc dù tăng 1,771 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, nhưng đáng chú ý là khối doanh nghiệp lớn tăng mạnh nhất (1,7954 lần), trong khi doanh nghiệp nhỏ tăng thấp nhất (1,487 lần), cho thấy khối doanh nghiệp lớn có ưu thế hơn về vốn so với các khối doanh nghiệp còn lại của nền kinh tế. (Phụ lục 3)

Việc phân phối và sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả cũng được 66% tổng số doanh nghiệp khảo sát đồng tình. Nguyên nhân của việc phân phối và sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả của DNNVV là do chính sách của Nhà nước thay đổi ảnh hưởng đến doanh nghiệp (60,5% DNNVV phản ánh), năng lực kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả (57,5%), doanh nghiệp chậm thích ứng với mơi trường kinh doanh, các yếu tố khác (28,5%).

3.3.2.2. Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Chính sách hỗ trợ tài chính đối với DNNVV

- Chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn

Thứ nhất, DNNVV đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thấp

Theo mục tiêu đặt ra đến năm 2030 là thu hút 80 - 100 nghìn doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp có hoạt động đầu tư vào nơng nghiệp, trong đó phấn đấu có khoảng 3 - 4 nghìn doanh nghiệp đầu tư với quy mơ lớn, 6 - 8 nghìn doanh nghiệp đầu tư với quy mơ vừa. Thế nhưng, số doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi mới đạt gần 5 nghìn, số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản chiếm 1%, đây là con số quá nhỏ so với mục tiêu đề ra [81]. Doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa chưa thể đầu tư lớn vào nông nghiệp do chưa tham gia được vào các chuỗi giá trị của những tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Số liệu thống kê cho thấy, tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và tồn cầu Việt Nam hiện mới có khoảng 21%, trong khi Thái Lan là 36%, Malaysia là 45%.

Thứ hai, số lượng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

và số lượng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận cịn hạn chế (hiện nay chỉ có 3 khu, 1 vùng và 32 doanh nghiệp). Thiếu các tiêu chí xác định dự án nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, nơng nghiệp sạch, gây khó khăn cho NHTM trong việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách để cho vay. [68].

Thứ ba, DNNVV khó tích tụ ruộng đất để sản xuất

Nghị định số 57/2018/NĐ-CP chỉ đưa ra một số cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong tích tụ đất đai, song đối với DNNVV, khó khăn lớn nhất hiện nay trong tích tụ ruộng đất là vấn đề cơ chế để tích tụ, chứ khơng phải tiền thuê. Hiện nhiều nơi chỉ cho doanh nghiệp thuê đất 5 năm, tối đa 5 ha, trong khi doanh nghiệp thường cần tới hàng chục ha, thời hạn lên tới 20 - 30 năm,

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 118 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w