Yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 39 - 41)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng thực hiện vai trò của lực lượng công an

1.3.2. Yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 của nước ta ghi nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Hiến pháp năm 2013 là sự tiếp tục khẳng đường lối đúng đắn của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986. Với định hướng đúng đắn đó, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những nhân tố tích cực mà nền kinh tế thị trường mang đến cho

nước ta thì cũng có một số tác động tiêu cực. Sự coi trọng vật chất tầm thường và ma lực của đồng tiền đã làm tha hố bản lĩnh chính trị của nhiều cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong đó có cả những cán bộ cấp cao. Lực lượng công an nhân dân luôn ở trên tuyến đầu trong công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng. Rất nhiều vụ án tham nhũng lớn gây thiệt hại hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng đã được phát hiện, điều tra và xử lý. Những chiến cơng đó rất đáng tự hào. Nhưng kinh tế là một lĩnh vực phức tạp, đặc biệt trong thời đại ngày nay, các thủ đoạn làm ăn phi pháp ngày càng tinh vi thì cuộc đấu tranh càng khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, khơng hiếm những chiến sĩ cơng an nhân dân bị gục ngã trước những viên đạn bọc đường. Vì vậy, khi kinh tế càng phát triển thì tham nhũng càng có nguy cơ bùng phát nghiêm trọng nhưng được che giấu một cách tinh vi. Đó chính là những thách thức mà lực lượng công an nhân dân đã, đang và sẽ gặp phải trong công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

Tuy nhiên, một điều thuận lợi là lực lượng công an nhân dân là một lực lượng từ nhân dân, gắn bó với nhân dân và được nhân dân tin yêu. Hơn nữa, vai trị của lực lượng cơng an nhân dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận:

Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Vì vậy, trong hoạt động đấu tranh, xử lý hành vi tham nhũng, lực lượng công an nhân dân căn cứ theo các quy định của pháp luật, dựa vào quần chúng nhân dân, đấu tranh kiên quyết với tham nhũng. Trong một cuộc đấu tranh thầm lặng nhưng khốc liệt với tham nhũng, lực lượng cơng an nhân dân ln giành chiến thắng bởi vì: Về mặt chính trị lực lượng cơng an nhân giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự,

an tồn xã hội, đấu tranh phịng, chống tội phạm; sự gắn bó keo sơn giữa lực lượng cơng an nhân dân và quần chúng nhân dân là một văn hoá đặc trưng trong xã hội ta. Quần chúng nhân dân luôn ủng hộ và hỗ trợ lực lượng công an nhân trong phát hiện và điều tra hành vi tham nhũng.

Ngồi những thuận lợi trên, lực lượng cơng an nhân dân cũng ngày càng tinh nhuệ, chính quy và hiện đại hơn đáp ứng được những yêu cầu mới của tình hình mới.

Tuy nhiên, thực trạng “một người làm quan cả họ được nhờ” tạo ra thực trạng ở nhiều cơ quan, địa phương là cả họ “làm quan”, kéo bè, kéo cánh gây nhiều áp lực và khó khăn cho lực lượng đấu tranh với tham nhũng. Bên cạnh đó, thói quen cất giấu tài sản của nhiều người dân cũng gây khó khăn trong công tác thu hồi tài sản của nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)