3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về vai trò
3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý đố
đối với hành vi tham nhũng thuộc thẩm quyền của Cơng an
Điều 2 Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các hành vi tham nhũng bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản cơng vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Khơng thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đã tội phạm hoá các hành vi: Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Tội giả mạo trong công tác. Tuy nhiên, không phải hành vi tham nhũng nào cũng có thể cấu thành một trong các tội phạm trên mà phải thoả mãn các yếu tố cấu thành của một trong các tội trên. Các tội phạm trên đều lượng hố yếu tố hậu quả. Ví dụ, đối với tội tham ơ tài
sản thì tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc ít hơn 2.000.000 nhưng phải thuộc trường hợp: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm. Như vậy nếu một người có chức vụ, quyền hạn có hành vi tham ơ tài sản có giá trị thấp hơn 2.000.000 và khơng thuộc các trường hợp nêu trên thì xử lý như thế nào? Đương nhiên, người có hành vi này có thể sẽ bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, bên cạnh xử lý kỷ luật thì cần có hình thức chế tài có tính chuyển tiếp liền mạch với chế tài hình sự, đó là chế tài hành chính. Khoản 2 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: “Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.” Đây là một điểm tiến bộ của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 khi có quy định tạo cơ sở pháp lý cho xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi tham nhũng. Điểm (d) Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.” Như vậy, muốn xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi tham nhũng thì phải có quy định của pháp luật về các hành vi tham nhũng là vi phạm hành chính và các biện pháp chế tài tương ứng (phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung khác). Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, cho đến nay, Chính phủ chưa ban hành Nghị định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi tham nhũng. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi tham nhũng. Đây là một khoảng trống pháp lý. Vì vậy, trong thời gian gần nhất, Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định chi tiết về cách hành vi tham nhũng thuộc 12 nhóm hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Nghị định cùng cần quy định cụ thể các biện pháp chế tài và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giữa các cơ quan.
Về mặt truyền thống, lực lượng công an nhân là lực lượng xung kích, tích cực trong cơng tác phịng, chống tội phạm và vi phạm hành chính. Vì vậy, bên cạnh lực lượng nịng cốt là cơ quan thanh tra thì lực lượng công an vẫn cần tiếp tục là lực lượng quan trọng trong công tác xử lý vi phạm hành chính về tham nhũng.