Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 45 - 47)

2.1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam tham nhũng ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng tương đối đầy đủ, có thể kể một số văn bản như sau:

Trước hết, Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định khá toàn diện và đầy đủ về các hành vi tham nhũng, phòng và chống tham nhũng. Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong cơng tác phịng, chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng quy định về một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng như: giáo dục; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 92 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tiếp theo, Bộ luật hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) có nhiều quy định về các tội phạm tham nhũng: tội tham ô tài sản (Điều 353); tội nhận hối lộ (Điều 354); tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

(Điều 356); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357); tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi (Điều 358); tội giả mạo trong công tác (Điều 359).

Các văn bản luật trên và các văn bản hướng dẫn thi hành là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định tính chất, mức độ của vi phạm cũng như chế tài tương thích. Bên cạnh đó cịn có các văn bản quy định về trình tự, thủ tục tiến hành xử lý hành vi tham nhũng.

Đối với việc xử lý kỷ luật cơng chức có hành vi tham nhũng, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/05/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức có quy định về thời hiệu, trình tự, thủ tục xử lý công chức vi phạm kỷ luật và đây là căn cứ để tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật đối với cơng chức có hành vi tham nhũng.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo quy định của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Việc bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện theo các quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cho đến nay, mặc dù Luật phịng chống tham nhũng năm 2018 có đề cập đến việc xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng nhưng chưa có Nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi tham nhũng.

Việc xử lý hình sự đối với người có hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ví dụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tồ án nhân dân tối cao, Bộ cơng an, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-

VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 13/12/2017 quy định về những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giảm định tư pháp trong giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để trưng cầu giám định trong các vụ án về tham nhũng.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)