Nâng cao ý thức pháp luật của toàn thể cán bộ, công chức, các cơ

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 100 - 103)

3.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao vai trò của lực lượng Công

3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật của toàn thể cán bộ, công chức, các cơ

cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng

Mặc dù là lực lượng nòng cốt trong phát hiện, xử lý tham nhũng, nhưng nếu chỉ mình lực lượng cơng an nhân dân căng mình trong cuộc chiến với tham nhũng thì cuộc chiến đó sẽ thất bại. Muốn chiến thắng, bên cạnh lực lượng cơng an nhân dân, cần phải có sự hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan, ban

ngành khác. Vì vậy, cần phải nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực của tồn thể cán bộ, cơng chức của tỉnh theo những đề xuất sau:

Thứ nhất, cán bộ, công chức phải có trách nhiệm hợp tác, cung cấp thông tin, sẵn sàng là người làm chứng để cung cấp thông tin, chứng cứ trong quá trình điều tra, xử lý hành vi tham nhũng. Cần coi mỗi cán bộ, công chức là một chiến sĩ ở tuyến 2 sẵn sàng hỗ trợ các chiến sĩ ở tuyến 1. Các nguồn tin của các cán bộ, công chức trong nội bộ các cơ quan, đơn vị rất quan trọng. Bởi vì họ là những người bên trong tổ chức và hơn ai hết họ là người nắm được rõ ràng nhất tình hình thực tế trong cơ quan, đơn vị. Để cán bộ, cơng chức tích cực tham gia phát hiện, xử lý tham nhũng, ngoài các quy định về xử lý đối với người có hành vi che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm thì Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có các chương trình tơn vinh, khen thưởng và khuyến khích những người dám dũng cảm đương đấu với tham nhũng.

Thứ hai, đối với cán bộ, cơng chức có trình độ chun môn cao được trưng cầu để tham gia giám định, định giá tài sản hoặc đưa ra ý kiến chuyên mơn thì những người này cần phải coi đây là nhiệm vụ phải hoàn thành theo đúng yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, cần hoàn thiện và tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng công

an nhân dân với Uỷ ban kiểm tra, cơ quan thanh tra và các cơ quan tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. Sự phối hợp không quá nặng về hình thức mà phải bảo đảm về chất. Cần thường xuyên tổ chức các buổi giao ban, giao lưu giữa các cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trên với lực lượng phát hiện, xử lý tham nhũng của công an nhân dân để nâng cao hiểu biết cũng như hiệu quả phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng.

Phịng, chống tham nhũng khơng chỉ là nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân mà còn là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Cuộc chiến phịng, chống tham nhũng sẽ không thể đạt hiệu quả cao nếu thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa lực lượng công an nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Sự phối hợp này cần được tăng cường như sau:

Một là, cần sự có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh tra và lực lượng cơng an nhân dân. Trong q trình tham tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, thanh tra cần tiến hành các thủ tục như kiến nghị khởi tố để lực lượng cơng an nhân dân có thể kịp thời tham gia ngay từ ban đầu. Trong quá trình điều tra, cơ quan thanh tra cần cung cấp đầy đủ thông tin để lực lượng cơng an có đủ thơng tin và chứng cứ tiến hành khởi tố, điều tra, thiết lập và củng cố hồ sơ, chứng cứ và đề nghị truy tố tội phạm. Bên cạnh đó, qua cơng tác nghiệp vụ, nếu phát hiện dấu hiệu tham nhũng nhưng chưa có dấu hiệu tội phạm thì lực lượng cơng an cũng cần thông tin sớm để cơ quan thanh tra kịp thời thanh tra, phát hiện sai phạm nhằm hạn chế những vi phạm nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho tài sản của nhà nước. Giữa hai cơ quan cần có sự trao đổi thường xuyên về nghiệp vụ cũng như cập nhật kiến thức, kỹ năng để nâng cao năng lực phát hiện và xử lý tham nhũng. Cán bộ của hai cơ quan cũng cần thường xuyên liên lạc, trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến các tình hình tham nhũng, các thủ đoạn mới của các đối tượng để từ đó có phương án phối hiệu quả cũng như tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp kịp thời để phịng, chống tham nhũng.

Hai là, bên cạnh sự phối với cơ quan thanh tra, lực lượng công an nhân dân cũng phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành (quản lý thị trường, thuế,…). Trước hết, lực lượng cơng an nhân dân cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thanh tra trực thuộc các sở. Tiếp đến, là lực lượng cơng an nhân cũng cần có các chương trình phối hợp chuyên đề với từng cơ quan chuyên môn cấp sở và cấp huyện để nắm chắc tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các cơ quan này và từ đó phát hiện ra bất thường. Để sự phối hợp hiệu quả, lãnh đạo cơng an tỉnh cần

ký chương trình hợp tác với lãnh đạo các sở, ban ngành để đưa ra những nguyên tắc và quy tắc phối hợp cụ thể. Theo đó, các cơ quan cần thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin cho lực lượng công an nhân dân. Ngược lại, lực lượng công an nhân dân cần thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn phòng chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo các cơ quan về các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Trong phạm vi có thể, lực lượng công an nhân dân cũng đưa ra cảnh báo về những hiện tượng không lành mạnh trong công tác quản lý nhà nước để lãnh đạo các cơ quan có giải pháp chấn chỉnh nhằm ngăn ngừa mầm mống của tham nhũng.

Ba là, lực lượng công an nhân dân cũng không thể bỏ qua các cơ sở. Sự gắn bó chặt chẽ trong cơng tác với chính quyền cấp cơ sở cũng sẽ góp phần giúp lực lượng công an nhân dân nắm được tình hình để từ đó nâng cao hiệu quả phịng, chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)