Thực trạng tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 68)

2.3. Thực trạng tham những và thực tiễn thực hiện vai trò của lực

2.3.1. Thực trạng tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Từ năm 2015 cho đến nay, kinh tế Hải Dương phát triển mạnh mẽ. Hải Dương có vị trí rất thuận lợi:

Hải Dương có vị trí quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ. Đây là nơi có lợi thế vơ cùng lớn trong việc giao lưu, trao đổi thương mại với Thủ đơ Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng n [53].

Theo thơng tin của Báo Dân trí:

Trong 6 tháng đầu năm 2019, nền kinh tế của tỉnh liên tục đạt tăng trưởng khá và ổn định. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước

đạt 7,2%. Ngành công nghiệp, xây dựng tăng 10,1%, đóng góp 5,8 điểm % vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP). Tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung vẫn tăng trưởng ổn định; ngành xây dựng tăng trưởng khá. Ngành dịch vụ tăng 6,5% đóng góp 2,0 điểm % vào tăng trưởng GRDP. Doanh thu các ngành dịch vụ như vận tải, kho bãi (+7,1%), thương mại bán lẻ (+6,6%), dịch vụ tiêu dùng (+7,8%) vẫn tăng ổn định [54].

Bên cạnh những điểm sáng rất đáng tự hào về kinh tế, tình hình tham nhũng tại tỉnh Hải Dương vẫn rất nhức nhối và khó xử lý. Các hành vi tham nhũng phổ biến: Thu tiền bán đất để ngoài sổ sách chiếm đoạt; đưa và nhận hối lộ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tham ô tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản … Có thể thấy rằng từ năm 2015 cho đến nay, tình hình tham nhũng diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, cấp và ngành.

Qua phát hiện xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng cho thấy tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, lĩnh vực tham nhũng ngày càng rộng, tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng ngày càng rõ nét hơn, mức độ tham nhũng lớn, một số vụ án tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát một số lượng lớn tài sản của Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm.

Cho đến nay, tham nhũng vẫn xảy ra chủ yếu ở khu vực công, các hành vi tham nhũng trong đó hối lộ, nhận hối lộ trong cung cấp dịch vụ hành chính cơng, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức là những hành vi phổ biến. Bên cạnh đó, tiềm ẩn tham nhũng trong quá trình cổ phần doanh nghiệp nhà nước, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản, hạ tầng viễn thông, hạ tầng kỹ thuật mà các tài sản trong các lĩnh vực này rất khó định giá.

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng cho thấy các vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý vẫn còn khiêm tốn:

Năm Khởi tố Thiệt hại (đồng) Tài sản thu hồi (đồng)

2011 01 vụ (01 bị can) 20.632.000 16.620.000 2012 03 vụ (02 bị can) 12.028.000.000 3.162.500.000 2013 01 vụ (01 bị can) 13.386.500 7.400.000

2014 Không Không Không

2015 Không Không Không

2016 02 vụ (02 bị can) Không Không

2017 Không Không Không

2018 Không Không Không

(Nguồn: học viên tổng hợp từ thực tiễn khởi tố, điều tra các vụ án tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương)

2.3.2.Thực hiện vai trò của lực lượng cơng an nhân dân trong phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2.3.2.1. Tham gia của lực lượng công an vào kiểm tra, thanh tra, phát hiện vi phạm

Thực tiễn cho thấy, trên địa bàn tỉnh Hải Dương, lực lượng công an nhân dân hầu như không tham gia quá sâu vào việc xử lý kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Bởi lẽ, lực lượng cơng an nhân dân khơng có cơ sở pháp lý để tham gia. Hơn nữa việc xử lý kỷ luật người có hành vi tham nhũng thuộc thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, cơng chức, người có chức vụ, quyền hạn mà không phải của lực lượng công an nhân dân.

Tuy nhiên, lực lượng công an nhân dân mà nòng cốt là các cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng cảnh sát kinh tế - công an tỉnh Hải Dương và Đội cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế, ma túy, môi trường của cơng an cấp huyện cũng

đã tích cực tham gia các Đồn rà sốt các cuộc thanh tra kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập, đã tập trung đi sâu rà soát kỹ các cuộc thanh tra trên các lĩnh vực: quản lý và sử dụng ngân sách, trái phiếu Chính phủ, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng đất đai... Trong quá trình tham gia các cuộc thanh tra, lực lượng công an nhân dân đã trao đổi thông tin, thảo luận với các cơ quan, ban ngành về các biện pháp ngăn ngừa và xử lý hành vi tham nhũng. Đặc biệt, lực lượng công an nhân dân tham mưu cho lãnh đạo công an tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng.

Nói tóm lại, sự tham gia của lực lượng công an nhân dân trong cơng tác phịng ngừa, kiểm tra, thanh tra, phát hiện tham nhũng chủ yếu ở cơng tác tham gia các đồn thanh tra, kiểm tra, trao đổi thông tin và giải pháp xử lý đối với người có hành vi tham nhũng và người đứng đầu đơn vị để xảy ra tình trạng tham nhũng.

2.3.2.2. Vai trị của lực lượng cơng an nhân dân trong phát hiện, xử lý tham nhũng

Trước hết, lực lượng công an nhân dân đã xác định đúng về nhiệm vụ phịng, chống tham nhũng. Theo đó, phịng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ công tác đặc biệt quan trọng. Vì vậy, lực cơng an nhân dân tỉnh Hải Dương đã tổ chức lên kế hoạch, chương trình hành động, tập huấn kỹ càng để bảo đảm các đội nghiệp vụ hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Lực lượng công an nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương luôn bám sát và triển khai hiệu quả công tác phịng, chống tham nhũng. Lực lượng cơng an nhân dân đã triển khai rất hiệu quả công tác sưu tra theo hệ thống, loại đối tượng và sưu tra theo địa bàn, lĩnh vực trọng điểm để tìm ra quy luật hoạt động

của từng hệ thống, loại đối tượng, mối liên hệ giữa các đối tượng hình thành tổ chức, đường dây hoạt động tội phạm. Lực lượng công an nhân dân tỉnh và huyện luôn luôn dựa vào nhân dân để nắm chắc tình hình, phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm. Trong ứng xử với nhân dân, lực lượng công an nhân dân luôn tôn trọng, chân thành và được nhân dân tin tưởng và cung cấp nhiều thông tin có giá trị trong cơng tác phát hiện, điều tra và xử lý tham nhũng.

Những kết quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của lực lượng công an nhân dân tỉnh Hải Dương và các huyện được thể hiện ở những con số sau đây:

Từ ngày 15/5/2011 đến ngày 15/2/2019, đơn vị đã phát hiện, khởi tố điều tra 7 vụ, 6 bị can. Tài sản thiệt hại: 12.208.018.500 đồng; Tài sản thu hồi: 3.331.020.000 đồng.

Từ ngày 16/11/2018 đến ngày 15/11/2019, lực lượng công an nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã phát hiện 05 vụ và đã khởi tố với 07 bị can.

Từ ngày 16/11/2014 đến 15/11/2017, đã đưa vào diện sưu tra 25 đối tượng, xác lập 06 hiềm nghi, 07 chuyên án về tội phạm kinh tế; tuyển chọn, xây dựng các cơ sở trong quần chúng nhân dân nhằm phục vụ nắm tình hình, phát hiện, điều tra tội phạm kinh tế, tham nhũng.

Từ ngày 16/11/2018 đến ngày 15/11/2019 Cơ quan điều tra hai cấp Công an tỉnh Hải Dương tiếp nhận 05 đơn thư tố cáo về tham nhũng của công dân tăng 500% so với cùng kì năm 2018. Nội dung đơn tố cáo như sau:

Vụ thứ nhất: Từ năm 2017 đến năm 2018 với chức vụ phó trưởng Cơng an xã L, huyện G, tỉnh HD, ông NDQ đã làm, cấp 07 tờ khai căn cước công dân, 02 đơn xin xác nhận dân sự với thông tin giả cho 07 công dân không phải là người địa phương mang hộ khẩu thường trú tại xã H, huyện G, tỉnh HD để được cấp căn cước công dân và hộ chiếu xuất cảnh đi nước ngoài. Ngày 04/12/2018 phòng An ninh điều tra - Công an tỉnh Hải Dương đã ra

quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với NDQ về tội Giả mạo trong công tác điều 359 Bộ Luật hình sự. Hiện vụ án đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Vụ thứ 2: Tháng 5/2013, chị VTH, trú quán phường CH, thị xã C, tỉnh

D và chồng là LDT, có nhu cầu vay tiền để kinh doanh buôn bán và quen biết từ trước với LVC, là cán bộ Ngân hàng N chi nhánh PL, HD2 nên đã nhờ anh LVC làm thủ tục để vay 500 triệu đồng với hình thức rút rần của Ngân hàng N chi nhánh PL, HD 2 tài sản thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ chị H là bà HTQ. Sau đó C đã hướng dẫn vợ chồng H kí khống vào tờ giấy A4 chưa ghi nội dung. Ngày 28/5/2013 C có đến nhà và đưa cho vợ chồng chị H 400 triệu đồng. Đến ngày 14/01/2014 chị H và bà Q đã mang 200 triệu đồng trả cho Ngân hàng và trực tiếp C nhận tiền tại Ngân hàng có giấy biện nhận và đóng dấu đã thu tiền và đưa cho chị H. Đến tháng 6/2014 cán bộ Ngân hàng thông báo yêu cầu trả lãi và gốc đã vay lúc đó chị H mới biết đã vay là 500 triệu đồng và chưa trả tiền gốc và tiền lãi. Chị H có gọi cho C thì được biết khi Ngân hàng giải ngân 500 triệu đồng thì C tự ý giữ lại 100 triệu đồng và khi chị H mang trả 200 triệu đồng thì C giữ lại chi tiêu cá nhân không nộp trả Ngân hàng.

Ngày 30/01/2019 Công an thị xã C, tỉnh HD đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với LVC về hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo điều 355 Bộ Luật hình sự. Hiện vụ án đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Vụ thứ 3: Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2018, ông NHA, trú tại thôn L, xã P, huyện K, tỉnh HD là Chủ tịch UBND xã P, huyện K, tỉnh HD đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lập khống hồ sơ xây dựng của Công ty TNHH thương mại và đầu tư xây dựng L, Công ty cổ phần xây dựng và thương mại M và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kiểm định T để thanh quyết tốn cơng trình cải tạo trạm y tế xã P chiếm đoạt số tiền 98.606.000 đồng

từ ngân sách của UBND xã P. Ngày 9/5/2019, Phòng Cảnh sát kinh tế đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tham ơ tài sản” xảy ra tại UBND xã P, huyện K, tỉnh HD. Ngày 16/7/2019 Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế) – Công an tỉnh HD đã ra quyết định khởi tố bị can đối với NHA phạm tội Tham ô tài sản theo khoản 1 điều 353 Bộ luật hình sự. Hiện vụ án đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Vụ thứ 4: Trong khoảng tháng 8,9 năm 2018 NVT, ở xã H, huyện N, tỉnh HD là tổ trưởng kho, PVT, ở xã Q, huyện N, tỉnh H là nhân viên kho của Công ty TNHH S lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi được Cơng ty giao quản lý việc xuất, nhập hàng hóa đã cấu kết với PVD, ở phường T, thành phố HD, tỉnh HD là lái xe của công ty cổ phần XD & SX nhựa P (do Công ty TNHH S ký hợp đồng vận chuyển) chiếm đoạt 1.268 thùng nhựa (chuyên dùng để đựng linh kiện điện tử) với tổng giá trị là: 408.662.165 đồng. Ngày 08/5/2019 Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC02)- Công an tỉnh HD đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với NVT, PVT, PVD phạm tội Tham ô tài sản theo điều 353 Bộ Luật hình sự. Hiện vụ án đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Vụ thứ 5: Năm 2017 khi đó BTD là trưởng thơn T tiến hành sửa chữa

loa truyền thanh của thôn, anh BTD đã thuê anh HVN, HKTT: khu dân cư T, phường T, TP CL, tỉnh HD sửa chữa loa truyền thanh. Sau khi sửa chữa xong số tiền thực tế anh D trả tiền cho anh N là 5.000.000 đồng, anh D bảo anh N ký vào giấy đề nghị thanh toán theo mẫu chưa ghi nội dung thanh tốn. Sau đó anh D nhờ con gái là cháu BTT ghi nội dung chi lắp đặt, mua thiết bị của anh N hết 41.000.000 đồng tăng so với thực tế là 36.000.000 đồng. Đến ngày 6/10/2017 anh D đã sử dụng giấy đề nghị thanh toán trên để thanh toán tiền với bà NTT, phó thơn, thủ quỹ thơn T. Hình thức thanh toán là đối trừ với số tiền mà bà T thu của người dân và đưa cho anh D trước đó để phục vụ cơng tác của thơn. Việc đối trừ được ghi vào sổ do bà T quản lý. Anh D đã chiếm đoạt số tiền 36.000.000 đồng để chi tiêu vào mục đích cá nhân.

Ngày 26 tháng 9 năm 2019 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Chí Linh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với BTD về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại như sau:

Thứ nhất, hiện nay lực lượng công an nhân dân hai cấp của tỉnh Hải Dương vẫn chưa xác lập được chuyên án đấu tranh với tội phạm tham nhũng. Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện chủ yếu qua công tác xác minh, giải quyết đơn thư tố giác tội phạm, việc phát hiện qua hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cơng an cịn hạn chế.

Thứ hai, số vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý vẫn còn rất khiêm tốn so với thực tế. Con số này cho thấy cơng tác đấu tranh xử lý hình sự đối với tội phạm tham nhũng còn chưa hiệu quả, chưa góp phần làm giảm tình trạng tham nhũng vẫn đang rất nhức nhối ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, hiện nay công tác điều tra tội phạm tham nhũng vẫn cịn kéo dài, cơng tác giám định chưa thực sự hiệu quả, làm mất nhiều thời gian. Công tác giám định được coi là khâu yếu nhất trong công tác điều tra tội phạm tham nhũng. Vì vậy, mặc dù lực lượng cơng an nhân dân ln nỗ lực để hồn thành điều tra theo đúng thời hạn do pháp luật quy định. Tuy nhiên, do sự phức tạp của các vụ án tham nhũng mà thời gian điều tra thường kéo dài hơn so với kế hoạch.

2.3.2.3. Thực hiện vai trò của lực lượng công an nhân dân thông qua hoạt động trong xử lý dân sự đối với hành vi tham nhũng

Lực lượng công an nhân dân tỉnh Hải Dương không tham gia vào công việc xử lý dân sự đối với hành vi tham nhũng. Việc xử lý dân sự đối với người có hành vi tham nhũng là thẩm quyền của Toà án nhân dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, lực lượng công an nhân dân đã sử dụng hiệu quả thẩm quyền của mình trong việc thu hồi tài sản tham nhũng. Từ ngày 15/5/2011 đến

ngày 15/2/2019, lực lượng công an nhân dân đã thu hồi được 3.331.020.000 đồng so với tổng thiệt hại là 12.208.018.500 đồng. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng thực tế thu hồi tài sản tham nhũng rất khó khăn do trong q trình phạm tội các đối tượng đã cất giấu, tẩu tán tài sản, hợp thức hóa hoặc chi tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)