Theo khoản 3 Điều 34 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, cơng chức có hành vi tham nhung sẽ bị xử lý kỷ luật. Các hình thức xử lý kỷ luật nhà nước đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng bao gồm:
- Khiển trách: áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Cảnh cáo: vi phạm ở mức độ nghiêm trọng pháp luật về phòng, chống tham nhũng; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Hạ bậc lương: áp dụng đối với cơng chức có hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Giáng chức: áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Cách chức: Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Buộc thôi việc: Áp dụng đối với công chức có vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo Khoản 3 Điều 79 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức (Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 – có hiệu lực ngày 01/07/2020) thì:
Cơng chức bị Tịa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; cơng chức
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thơi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức cũng có những quy định gần tương tự với quy định của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP. Đối với viên chức không giữ vị trí quản lý thì hình thức kỷ luật bao gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thơi việc. Đối với viên chức có vị trí quản lý thì hình thức kỷ luật bao gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.