Các nguyên nhân của một số hạn chế trong thực hiện vai trò của

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 76 - 86)

2.3. Thực trạng tham những và thực tiễn thực hiện vai trò của lực

2.3.3. Các nguyên nhân của một số hạn chế trong thực hiện vai trò của

của lực lượng cơng an nhân dân trong phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2.3.3.1. Nguyên nhân về pháp luật

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của lực lượng cơng an nhân dân trong phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương có một số vướng mắc của các quy định của pháp luật.

Trước hết, hiện nay chưa có cơ chế phối hợp cung cấp thông tin và tham vấn giữa cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật nhà nước đối với cán bộ, công chức với các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Vì vậy, trên thực tế, lực lượng công an nhân dân chưa có cơ sở pháp lý để cung cấp thơng tin, chứng cứ cho cơ quan thẩm quyền xử lý kỷ luật nhà nước đối với cán bộ, công chức để có căn cứ xử lý kỷ luật cán bộ, cơng chức. Về mặt lý luận và thực tế, tham gia vào công tác xử lý kỷ luật cán bộ, công chức không phải là nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân.

Bản thân cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật nhà nước đối với cán bộ, công chức sẽ phải tự lập Hội đồng kỷ luật và tự tiến hành thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, nếu như hồ sơ vụ án hình sự về tội phạm tham nhũng đã hồn thiện, đã có thể được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kỷ luật cán

bộ, cơng chức thì việc quy định cho phép cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có cơ quan điều tra của lực lượng cơng an nhân dân cung cấp những thông tin được phép cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Nếu được như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian.

Trong công tác điều tra các tội phạm về tham nhũng, thực tiễn cho thấy có rất nhiều quy định của pháp luật gây khó khăn cho hoạt động điều tra:

Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố chưa hợp lý. Khoản 1, 2 Điều 147 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a)Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2.Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Các vụ án tham nhũng thường rất phức tạp, để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra phải thu thập, xác minh chứng cứ trong một thời gian. Với thời gian như quy định hiện hành, cơ quan điều tra rất khó xác

minh được đầy đủ thông tin, tài liệu để quyết định khởi tố hay khơng khởi tố vụ án hình sự.

Thời hạn điều tra quá ngắn, không phù hợp với các vụ án tham nhũng: Các vụ án tham nhũng thường rất phức tạp, đã diễn ra từ lâu trước khi bị phát hiện. Vì vậy, các hồ sơ, tài liệu khơng cịn đầy đủ, tài sản đã được các đối tượng cất giấu, tẩu tán, chuyển hố, … Trong khi đó, ngun tắc suy đốn vơ tội và quyền im lặng dành cho bị can, bị cáo quyền không trả lời câu hỏi của cơ quan và người tiến hành tố tụng. Ngược lại, cơ quan tiến hành tố tụng phải tìm đầy đủ chứng cứ, tài liệu một cách chi tiết, tỉ mỉ thì mới đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự các đối tượng. Vì vậy, cơng tác điều tra khơng khác gì “mị kim đáy biển”, các điều tra viên phải lần mị từng manh mối, ngóc ngách mới tìm ra được chứng cứ. Bên cạnh đó, các vụ án tham nhũng liên quan đến rất nhiều khía cạnh, yếu tố, lĩnh vực, cần phải được điều tra kỹ lưỡng tỉ mỉ. Trong khi đó thời hạn điều tra rất ngắn. Khoản 1, 2 và 3 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự khơng q 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, khơng q 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3.Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần khơng q 04 tháng.

Như vậy, với thời gian như trên, cơ quan điều tra khơng thể hồn thành đúng tiến độ điều tra trong các vụ án tham nhũng phức tạp. Trên thực tế, rất nhiều vụ án, đã quá thời hạn điều tra mà cơ quan điều tra chưa thể thu nhập đầy đủ chứng cứ. Như một nhóm tác giả đã nhận định quá trình xác minh, điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ gặp nhiều khó khăn, phải gia hạn điều tra nhiều lần mới có đủ thời gian cần thiết để kết luận điều tra vụ án [9, tr.45].

Vấn đề thu hồi tài sản cũng gặp khơng ít vướng mắc. Trước hết, trên thực tế, các vụ án tham nhũng thường xảy ra từ rất lâu trước khi bị phát hiện. Vì vậy, cơng tác tìm kiếm, thu hồi tài sản là rất phức tạp và khó khăn. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ công an, công an Hải Dương đã nỗ lực trong công tác hỗ trợ thu hồi tài sản tham nhũng và đã được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản vẫn gặp khơng ít khó khăn do quy định của pháp luật. Các quy định của pháp luật hiện hành thực sự trói tay cơ quan điều tra. Về nguyên tắc, cơ quan điều tra khơng có thẩm quyền thu hồi tài sản tham nhũng, cơ quan điều tra chỉ có thẩm quyền kê biên tài sản, phong toả tài khoản của bị can. Nhưng việc kê biên tài sản, phong toả tài khoản có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm công tác thu hồi tài sản cũng như buộc bồi thường thiệt hại sau này. Tuy nhiên, các trường hợp được kê biên tài sản rất hẹp. Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy

định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại. Hơn nữa, Khoản 3 Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu chưa xét xử thì khó có thể xác định được mức bồi thường, tài sản bị tịch thu. Trong khi đó, việc kê biên tài sản dường như không phải là nghĩa vụ của cơ quan điều tra. Với những quy định không rõ ràng như vậy, trong nhiều trường hợp, cơ quan điều tra khơng tiến hành kê biên tài sản. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ qua thời gian vàng.

Tương tự như vậy, việc chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại cũng trói tay cơ quan điều tra.

Nếu như ngay tại giai đoạn điều tra, cơ quan điều ái ngại, không muốn kê biên, phong toả tài khoản thì sau này việc kê biên, phong toả tài khoản của bị can hoặc của người khác có liên quan sẽ càng khó khăn hơn và dẫn đến việc thu hồi tài sản vơ cùng khó.

Cơng tác giám định, định giá tài sản vẫn gặp nhiều vướng mắc: Các vụ án tham nhũng đòi hỏi công tác giám định chuyên môn về kinh tế, đầu tư và tài chính. Đây là những lĩnh vực rất khó địi hỏi phải có sự tham gia giám định của các chuyên gia. Thực tiễn cho thấy, nhiều vụ án tham nhũng khơng thể khởi tố được vì khơng có kết quả giám định làm căn cứ để ra quyết định khởi tố. Vì sao khơng thể có kết quả giám định? Bởi vì, hiện nay khơng có cơ quan, tổ chức chuyên trách về công tác giám định kinh tế, đầu tư và tài chính. Thơng thường các cán bộ tham gia giám định là những người làm việc trong các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, do hiện nay chưa có cơ chế bắt buộc họ phải tham gia giám định. Trong khi đó việc tham gia giám định mất nhiều thời gian, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người có chức sắc, địa vị trong xã hội. Hơn nữa, mặc dù dựa trên các số liệu khách quan, cơ sở và phương pháp

khoa học, nhưng kết quả giám định vẫn mang tính chủ quan và rất nhạy cảm. Giám định viên chịu rất nhiều áp lực. Bởi vì kết quả giám định quyết định số phận của những con người cụ thể.

Khoản 1, 2, 3 Điều 6 Luật giám định tư pháp năm 2012 cấm các hành vi sau đối với giám định viên tư pháp: 1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà khơng có lý do chính đáng; 2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật; 3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp. Như vậy, khơng có quy định nào cấm giám định viên tư pháp từ chối tham gia giám định, trong khi đó các quy định cịn lại rất nhạy cảm. Giám định viên lĩnh kinh tế, đầu tư, tài chính rất có nguy cơ thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản 1, 2, 3 Điều 6 Luật giám định tư pháp năm 2012. Vì vậy, nhiều người từ chối hoặc né tránh tham gia giám định.

Hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Cơng an và Bộ Tư pháp đã có Thơng tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP ngày 13/12/2017 quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế. Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 01/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP quy định:

Người đứng đầu tổ chức được trưng cầu giám định phải lập kế hoạch thực hiện giám định, lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, quyết định hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể và trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu liên quan, tổ chức được trưng cầu giám định phải có văn bản gửi cho cơ quan, người trưng cầu giám định danh sách những người được phân công thực hiện giám định, đầu mối liên hệ và hình thức giám định.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu liên quan, cá nhân được trưng cầu giám định phải lập kế hoạch thực hiện giám định bằng văn bản, gửi cho cơ quan, người trưng cầu giám định và thực hiện đầy đủ yêu cầu của cơ quan, người trưng cầu giám định. Tuy nhiên, trên thực tế việc bắt buộc các chuyên gia, công chức chuyên môn của các cơ quan quản lý chuyên ngành tham gia giám định là rất khó khăn. Khi được trưng cầu giám định, những người này thường lấy lý do công việc ở cơ quan, tổ chức bận, không sắp xếp được thời gian. Cũng có người lấy lý do cơng tác khơng tham gia được. Bởi vì, hiện nay chưa có một chế tài cụ thể nào để xử lý nếu họ từ chối tham gia giám định. Hiện nay mới có quy định xử lý hành vi từ chối kết luận giám định.

Giám định kinh tế, đầu tư và tài chính rất phức tạp và khơng xác định được thời gian hoàn thành. Bởi vì việc giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực, vấn đề khác nhau đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian, cơng sức để phân tích, đánh giá, trao đổi mới có được kết luận. Trong khi đó, giám định viên kinh tế, đầu tư và tài chính là kiêm nhiệm. Cơng việc chính của họ là ở cơ quan, tổ chức nơi họ đang làm việc. Vì vậy, nhiệm vụ chính của họ cũng phải hồn thành cơng việc của cơ quan, tổ chức của họ trước. Việc giám định được coi là việc phụ và xếp thứ tự ưu tiên sau công việc tại cơ quan, tổ chức của họ. Vì những lý do trên mà, hoạt động trưng cầu giám định luôn bị trì hỗn. Luật giám định tư pháp năm 2012 khơng có quy định nào về thời hạn giám định. Vì vậy, khơng có cơ sở pháp lý để buộc người tham gia giám định phải hoàn thành giám định đúng thời hạn.

Quan hệ giữa cơ quan, người trưng cầu giám định với cơ quan, người giám định là quan hệ phối hợp mà không phải là quan hệ mệnh lệnh – phục tùng. Vì vậy, rất khó để cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có cơ quan điều

tra ép tiến độ với người giám định. Vì lẽ đó, hiệu quả của công tác giám định vẫn không cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân khác

Thứ nhất, nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên, trước hết là do

người đứng đầu của một số cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng; chưa thực sự coi công tác chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Năng lực, sức chiến đấu của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị cịn hạn chế, tính gương mẫu, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu còn yếu nên chưa đủ sức đấu tranh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng ngay trong nội bộ đơn vị, địa phương mình.

Thứ hai, các vụ án tham nhũng là những vụ án phức tạp. Đối tượng phạm

tội tham nhũng chủ yếu là người có chức vụ, quyền hạn, có hiểu biết pháp luật, có trình độ cao, có mối quan hệ xã hội rộng. Vì vậy, hành vi phạm tội hết sức tinh vi và có kế hoạch kỹ lưỡng. Hầu như, trong các vụ án tham nhũng đã được khởi tố, điều tra và xử lý, các đối tượng phạm tội đều huỷ tài liệu, xoá dấu vết, tẩu tán tài sản, … để đối phó với cơ quan điều tra. Vì vậy, lượng công an nhân dân phải mất rất nhiều thời gian để thu thập, xác minh chứng cứ.

Thứ ba, lực lượng trực tiếp tham gia xử lý người có hành vi tham

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)